Bỏ túi kinh nghiệm đi lễ chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương từ A đến Z
Một vài chia sẻ kinh nghiệm đi lễ Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương mà MIA.vn chia sẻ ở bài viết dưới đây hi vọng có thể giúp bạn có một chuyến đi trọn vẹn và ý nghĩa. Cùng chúng mình khám phá về ngôi chùa nổi tiếng này khi đến du lịch Bình Dương nhé.
Mục lục bài viết
1Thời điểm thích hợp để đến chùa bà Thiên Hậu Bình Dương
Mỗi năm, chùa bà Thiên Hậu tổ chức Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu rước kiệu vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Người dân địa phương xem đây là lễ hội lớn nhất ở Bình Dương, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách trong tỉnh cũng như từ các tỉnh thành khác đến hành hương. Lễ cúng vía bà Thiên Hậu được tiến hành lúc nửa đêm 14 đến sáng 15 tháng Giêng.
Vào ngày 15, lễ rước kiệu được tổ chức theo lối cổ truyền xung quanh trung tâm thành phố Thủ Dầu Một cùng đội múa lân. Các khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ khắp nơi đổ về, mọi người làm lễ cúng, lễ cầu phúc, cầu tài lộc cho một năm mới bình an, may mắn.
Tuy nhiên, ngoài 2 ngày lễ lớn nhất trong năm, các bạn mới có thể đến thăm và hành hương tại chùa bà Thiên Hậu bất cứ lúc nào bạn muốn.
2 Kinh nghiệm đi lễ chùa bà Thiên Hậu Bình Dương chi tiết
Chùa bà Thiên Hậu Thánh Mẫu nổi tiếng ở Bình Dương bởi sự thiêng liêng và được nhiều người từ khắp nơi đến để thắp nhang chiêm bái. Đa số khách thập phương đến đây để xin tài lộc, may mắn. Kinh nghiệm đi lễ chùa bà Thiên Hậu Bình Dương chia sẻ một vài lưu ý để việc cầu xin được tốt đẹp hơn.
Việc xin keo khi đi bất cứ chùa nào cũng đều rất quan trọng. Khi đến chùa chùa Bà Thiên Hậu, các bạn sẽ xin keo ở dưới bàn giữa ngay chánh điện nơi đặt tượng bà. Mọi người nên khấn nguyện việc cần xin keo rồi thảy kéo trong 2 lần, nếu như được âm, dương thì chúc mừng bạn đã được bà chứng lời cầu nguyện. Tuy nhiên, nếu thảy hết 3 lần vẫn không được thì bạn hãy đợi dịp khác cầu xin.
Bạn chỉ nên xin keo 1 lần, vì theo nguyên tắc cúng bái, nếu như cố gắng xin cho được thì điều này không được bà Thiện Hậu chấp nhận. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu bạn chiếm quá nhiều thời gian để xin keo sẽ khiến cho những người khác đợi đợi mất thời gian. Điều này vô tình gây khó chịu cho người khác, ùn tắt đường lối.
Khi đi cúng bà Thiên Hậu Thánh Mẫu, bạn có thể thỉnh được lộc quả và lộc vàng. Riêng lộc vàng chỉ có tháng Giêng mới được thỉnh, vì lộc đầu năm cầu xin sự cát tường thịnh vượng. Ngày bình thường nếu bạn muốn thỉnh lộc hoa quả có thể liên hệ người trực ở đây, vì nếu bạn tự tiện thỉnh lộc này sẽ vô tình gây khó chịu đối với một số người mang hoa đến cúng, vì họ có ý định mang về nhà chứ không để lại chánh điện. Do đó khi đi thỉnh lộc ở chùa, bạn cần nắm rõ các lưu ý này không phải gặp những rắc rối không đáng có.
Xem thêm: Kinh nghiệm khám phá chùa Châu Thới cho hội đam mê du lịch
Theo kinh nghiệm đi lễ chùa bà Thiên Hậu Bình Dương, việc cúng dường là tùy hỷ, tùy theo điều kiện tài chính của gia chủ. Không bắt buộc phải cúng bao nhiêu vì đi chùa dâng lễ là xuất phát từ tâm niệm thiên của mỗi người, nên đây chỉ là một hình thức nhỏ, không quá quan trọng. Số tiền cúng dường tại chùa sẽ góp phần vào một phần kinh phí vào việc tu bổ cho chùa hay ban phúc lợi cho người dân kém may mắn. Đây là một việc tốt lành mang lại nhiều phúc đức cho gia chủ. Một lưu ý nhỏ khi cúng dường tại chùa, mọi người nên để tiền vào trong thùng công đức được đặt trên chánh điện và hãy nhét số tiền rớt hẳn xuống thùng để phòng một số trường hợp kẻ gian làm điều xấu.
Bất cứ ai khi đến lễ chùa bà Thiên Hậu đều phải lưu ý cách ăn mặc. Theo kinh nghiệm đi lễ chùa bà Thiên Hậu Bình Dương cho biết, các bạn chỉ nên mặc những trang phục giản dị, không màu mè và hở hang.
Đối với các bạn nam có thể mặc quần dài và áo có tay, tránh mặc quần sọc, quần đùi, áo ba lỗ, sát nách. Còn đối với các bạn gái, khi đi dâng lễ ở chùa bà Thiên Hậu, các bạn nên lựa chọn trang phục kín đáo, chẳng hạn như quần dài và áo có tay, màu sắc trang nhã, nhẹ nhàng, tránh mặt váy ngắn, quần sọc, áo dây hay áo thun.
Nếu bạn mặc đồ không phù hợp khi đi chùa bà Thiên Hậu sẽ tạo điều kiện cho một số kẻ gian lợi dụng chốn đông người mà hành sự vô văn hóa. Điều này vừa gây ra sự hỗn loạn tại chùa mà cũng vừa làm mất tinh thần văn hóa chốn tâm linh. Vì vậy, để thể hiện mình là một người có văn minh, lịch sự, đến chùa với một tấm lòng lương thiện, thể hiện vẻ đẹp văn hóa tín ngưỡng của chính mình, các bạn nên chọn một trang phục kín đáo thể hiện sự tôn trọng khi tham gia lễ chùa tại đây.
Bên cạnh đó, với trang phục đang mặc, bạn có thể đến thăm một số ngôi chùa nổi tiếng khách ở Bình Dương như: chùa Tây Tạng, chùa Hội Khánh, miếu Bà Đình Nhâm…
Khi đến chùa bà Thiên Hậu Bình Dương tất nhiên không thể thiếu nghi lễ thắp nhang. Thắp nén nhang cho bà Thiên Hậu Thánh Mẫu để cầu mong mọi sự hanh thông và gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi thắp nhang tại chùa bà Thiên Hậu, chúng ta nên tự giác có ý thức không chen lấn xếp hàng trật tự để thắp một nén nhang tỏ lòng thành kính. Trong quá trình thắp nhang, bạn nên hạn chế nói to, cười đùa to tiếng, gây gổ trong lúc thắp nhang, không nhất thiết phải xô đẩy, tìm mọi cách để được cắm nhang.
Một số người thậm chí ôm cả cái lư nhang trên chánh điện chờ đợi hết tàn nhang mới rời đi, không cho người khác cơ hội thắp nhang. Đây là cách ứng xử kém văn hóa, các bạn không nên có những hành động chiếm hữu thánh thần không đúng như vậy.
3Một vài hình ảnh khi đi lễ chùa bà Thiên Hậu Bình Dương
Với những kinh nghiệm đi lễ chùa bà Thiên Hậu Bình Dương mà cẩm nang du lịch chia sẻ, các bạn nên có những biểu hiện đúng với quy tắc ứng xử của một Phật tử. Đặc biệt, đối với những bạn đang có ý định đến chùa bà Thiên Hậu sắp tới cần nắm rõ những kinh nghiệm này có một ngày hành hương trọn vẹn, ý nghĩa.