Bơm hơi lốp xe ô tô bao nhiêu kg là đủ? Lưu ý khi bơm lốp xe ô tô
Tìm hiểu về áp suất lốp xe và những tiêu chuẩn bơm lốp của một số dòng xe ô tô. Hướng dẫn cách đọc thông số và cách bơm hơi lốp xe ô tô đúng cách.
Lốp xe ô tô là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đường và chịu sức nặng của toàn bộ xe. Do đó, việc bơm lốp xe quá mềm hoặc quá cứng sẽ gây ảnh hưởng đến xe và có thể gây nên tai nạn.
Sau đây, Vietmap sẽ giới thiệu đến bạn đọc tiêu chuẩn bơm lốp xe của một số dòng xe ô tô và cách bơm lốp xe đúng cách.
Mục lục bài viết
I. Những trường hợp khi bơm lốp xe ô tô
1. Lốp xe quá căng
Nhiều người nghĩ rằng bơm lốp xe càng căng thì sẽ càng tốt. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, vì lốp xe được bơm quá căng sẽ gây ra những hậu quả như:
-
Giảm ma sát giữa lốp và mặt đường nên dễ làm mất độ ổn định khi cua xe. Đặc biệt, lốp xe quá căng sẽ làm xe dễ bị trượt ngang trong những trường hợp cần phanh gấp.
-
Dễ gây nổ lốp xe trong thời tiết nắng nóng. Vì nhiệt độ tăng cao trong những ngày nắng nóng sẽ khiến áp suất lốp xe tăng lên vượt ngưỡng cho phép nên dễ gây nổ lốp.
-
Phần giữa của lốp xe nhanh mòn hơn dẫn đến mất an toàn và giảm tuổi thọ của xe. Vì lốp xe quá căng sẽ khiến bề mặt tiếp xúc giữa lốp xe và mặt đường không đều nhau. Cụ thể là phần giữa lốp xe sẽ tiếp xúc chủ yếu với mặt đường, còn phần hai bên lốp xe sẽ hầu như không chạm mặt đường.
2. Lốp xe quá mềm
Lốp xe mềm tạo cảm giác êm hơn khi chạy xe nhưng đồng thời nó cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm sau:
-
Lốp non hơi khiến phần giữa ít tiếp xúc với mặt đường mà thay vào đó, phần hai bên lốp xe sẽ chạm đường nhiều hơn. Điều này khiến hai bên lốp xe bị mòn nhiều hơn.
-
Lốp xe quá mềm khiến lốp bị xẹp gây nứt ở hai bên lốp làm giảm tuổi thọ của lốp xe.
-
Tăng độ ma sát giữa mặt đường và lốp xe gây tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn.
-
Bề mặt lốp xe không tiếp xúc toàn bộ với mặt đường khiến quãng đường phanh dài hơn và gây nguy hiểm trong những trường hợp cần phanh gấp.
-
Xe dễ bị đảo và say xe. Nếu lốp xe trước mềm sẽ khiến tài xế khó kiểm soát hơn khi vào những khúc cua có những tình huống nguy hiểm.
3. Lốp xe được bơm đủ hơi
Để tránh những tình trạng nguy hiểm nêu trên, các tài xế nên cố gắng kiểm tra và bơm lốp xe sao cho vừa đủ hơi để quá trình sử dụng xe được tốt nhất. Lốp xe khi được bơm vừa đủ hơi sẽ có những ưu điểm sau:
-
Bề mặt lốp xe được tiếp xúc đồng đều với mặt đường nên giúp kéo dài tuổi thọ cho lốp xe.
-
Khi di chuyển, xe không bị sốc, không bị chòng chành gây cảm giác khó chịu.
-
Đảm bảo tính an toàn khi thắng gấp hay khi vào những khúc cua,…
-
Hạn chế tình trạng nhiệt độ lốp xe tăng cao gây nổ lốp.
Xem thêm:
- Top 8 kỹ năng lái xe ô tô cực chuẩn dành cho tài xế
- Kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn mà bạn nên biết
II. Tiêu chuẩn bơm lốp của một số dòng xe ô tô
Để đảm tính an toàn cho lốp xe, bạn nên bơm lốp xe ô tô theo đúng khuyến nghị từ nhà sản xuất. Thông thường, những thông số về áp suất khuyến nghị này sẽ được dán ở thành cửa dưới ghế lái, trên lốp xe hoặc trên nắp bình xăng.
Hiện nay, hai đơn vị đo áp suất lốp xe hơi phổ biến là Psi và Bar. Trong đó, Psi (1 kg/cm2 = 14.2 Psi) được sử dụng nhiều hơn cả. Áp suất trung bình của một chiếc lốp xe ô tô thường khoảng 30Psi. Còn Bar là đơn vị được tính theo áp suất khí quyển dựa trên mực nước biển. Áp suất của lốp xe thường có chỉ số 2.1 Bar, xấp xỉ 30Psi.
Dưới đây là bảng đo áp suất tiêu chuẩn lốp xe ô tô của một số dòng xe mà bạn có thể tham khảo để bơm lốp xe vừa đủ hơi:
Mẫu xe
kg/cm2
Bar
Kpa
Kia Morning
2.2
2.2
221
Toyota Innova
2.3
2.3
228
Mazda CX-5
2.5
2.5
250
Kia Carens
2.2
2.2
221
Ngoài việc nắm rõ tiêu chuẩn bơm lốp xe, bạn còn cần phải thực hiện bơm lốp xe đúng cách. Việc bơm xe cần có đồng hồ theo dõi và cần đặt lồng hơi ở những nơi chắc chắn, thoáng mát.
Trong trường hợp không có đồng hồ theo dõi, bạn cần thực hiện theo 2 bước sau:
-
Bước 1: Bạn bơm lốp cho tới khi đạt được áp suất 1.5kgf/cm2 rồi quan sát những thay đổi của lốp xe. Nếu lốp có hiện tượng bị rách hoặc biến dạng bạn nên đưa xe đến các gara để sửa chữa.
-
Bước 2: Nếu lốp xe không có thay đổi bất thường, bạn tiếp tục bơm cho đến khi đạt mức khuyến nghị của nhà sản xuất.
III. Hướng dẫn cách đọc những thông số khi bơm lốp xe ô tô
Bên trên lốp xe thường được ghi các thông số bơm lốp ô tô để bạn có thể nhận biết được mức bơm lốp an toàn cho xe.
Ví dụ: nếu trên lốp xe ghi số P185/75R14 82S, bạn đọc các thông số như sau:
-
Chữ cái đầu thể hiện cho loại xe sử dụng lốp. Chữ P đại diện cho loại xe chở khách như xe 5 chỗ hoặc xe 7 chỗ. Chữ T là lốp thay thế, chữ LT đại diện cho lốp xe tải nhẹ.
-
185 đại diện cho chiều rộng lốp xe hay còn được hiểu là bề mặt tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Chỉ số này được đo bằng đơn vị mm.
-
75 đại diện cho tỷ lệ độ dày của thành lốp và độ rộng của bề mặt lốp. Con số 75 có thể hiện là bề dày lốp bằng 75% so với chiều rộng lốp.
-
R thể hiện rằng lốp xe này có cấu trúc Radial. Ngoài ra, còn có các ký hiệu khác như: B, D, E đại diện cho các loại cấu trúc khác của lốp xe.
-
14 đại diện cho đường kính lazang và được đo bằng đơn vị inch.
-
82S là số hiệu tải trọng và tốc độ tối đa cho phép. Chạy vượt ngưỡng này có thể gây ra tình trạng nổ lốp xe.
-
760 kPs (110Psi) là áp suất lốp tiêu chuẩn của xe.
IV. 4 điều bạn cần lưu ý khi bơm lốp xe ô tô
1. Kiểm tra áp suất lốp xe
Việc này đảm bảo áp suất luôn ở mức tiêu chuẩn giúp đảm bảo lưu thông an toàn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Các nhà sản xuất khuyến cáo bạn nên kiểm tra lốp xe ô tô 1 lần/tháng.
Nếu bạn là người thường xuyên thực hiện những chuyến đi đường dài, bạn nên kiểm tra áp suất lốp xe thường xuyên hơn.
2. Sử dụng đồng hồ đo áp suất lốp xe đúng chuẩn
Áp suất lốp bị đo sai lệch có thể dẫn đến nhiều tình huống nguy hiểm. Vì vậy bạn nên lựa chọn mua đồng hồ đo áp suất lốp xe đúng tiêu chuẩn.
Nhiều người thường dùng tay để cảm nhận độ mềm, cứng của lốp xe; tuy nhiên, bạn chỉ có thể cảm nhận được độ mềm của lốp xe khi nó đã thực sự quá mềm so với mức quy định.
Cách tốt nhất là sử dụng đồng hồ kiểm tra áp suất chính xác hoặc bạn cũng có thể đến các gara uy tín để kiểm tra tình trạng lốp xe của mình.
3. Không nên bơm lốp xe quá non hoặc quá cứng
Việc lốp xe quá non hoặc quá cứng sẽ dẫn đến nhiều tình trạng nguy hiểm như nổ lốp xe, khó kiểm soát trong những khúc cua,… Ngoài ra, nó còn khiến xe tiêu hao nhiều nhiên liệu và làm giảm tuổi thọ của lốp xe.
4. Bơm lốp xe bao lâu một lần thì hợp lý?
Bạn nên bơm lốp xe khoảng 4 tháng/lần đối với lốp mới và khoảng 2 tháng/lần đối với lốp cũ. Với tần suất này, bạn có thể tránh được tình trạng lốp xe bị non.
V. Kinh nghiệm dành cho các tài xế xe hơi
1. Kiểm tra áp suất lốp xe hơi một cách thường xuyên
Để đảm bảo áp suất lốp xe luôn ở mức ổn định, bạn nên kiểm tra định kỳ lốp xe từ 1 – 2 tuần/lần. Bạn có thể kiểm tra tình trạng lốp xe bằng cách quan sát bên ngoài lốp hoặc sử dụng đồng hồ đo áp suất để đo chính xác hơn.
2. Lắp cảm biến áp suất lốp
Đây là thiết bị giúp theo dõi sự thay đổi của áp suất lốp một cách chính xác, từ đó giúp bạn nhận biết được tình trạng về nhiệt độ và áp suất của lốp xe để xử lý kịp thời. Hiện tại, hệ thống cảm biến áp suất lốp mang đến nhiều lợi ích như:
-
Phát hiện và cảnh báo khi áp suất lốp xe giảm.
-
Phát tín hiệu nhanh nhạy và thông báo ngay trên màn hình hiển thị.
-
Tiết kiệm nhiên liệu và tăng tuổi thọ cho lốp xe hơi.
-
Đảm bảo tính an toàn cho hành trình.
3. Sử dụng bơm lốp cầm tay
Trong quá trình di chuyển, bạn có thể gặp phải trường hợp lốp xe hơi non. Vì vậy, bạn nên trang bị cho mình bơm lốp xe cầm tay để có thể xử lý kịp thời khi xe bị hết hơi, đặc biệt đối với những chuyến đi đường dài.
Trên đây là những thông tin về các tiêu chuẩn bơm lốp xe của một số dòng xe ô tô cũng như một số lưu ý khi bơm lốp xe. VIEMAP hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn sử dụng xe bền và an toàn hơn khi tham gia giao thông.