CÁC DẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

CÁC DẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

Các dạng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi tác động đến sự thích nghi và phát triển của nhân viên khi làm việc trong tổ chức/công ty. Mỗi dạng văn hóa doanh nghiệp khác nhau có những ưu điểm khác nhau và tạo ra một sự hài lòng nhất định từ phía khách hàng. Vậy, hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này để luôn là người lãnh đạo hiểu biết và đưa ra những lựa chọn chính xác.

Xem thêm:

1. Văn hoá doanh nghiệp là gì và vai trò của VHDN

1.1 Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là gì? Là toàn bộ các giá trị, niềm tin, hình thức, suy nghĩ, lời nói, thói quen được xây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, truyền thống, tập quán ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và chi phối nếp suy nghĩ, tình cảm của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi

1.2 Lợi ích của văn hoá doanh nghiệp

  • Giúp tạo môi trường làm việc cho nhân viên
  • Giúp doanh nghiệp định hình được tính cách
  • Giữ chân và thu hút nhân sự
  • Tạo dựng lòng tin cho khách hàng và đối tác

Xem thêm:

2. Các dạng văn hoá doanh nghiệp

Cùng xem 5 cách phân loại các dạng của văn hoá doanh nghiệp như thế nào nhé

Nắm được các dạng văn hóa doanh nghiệp giúp lãnh đạo vận hành bộ máy hợp lý hơn

2.1 Phân theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ

Văn hóa doanh nghiệp phân loại theo định hướng về con người và nhiệm vụ, tập trung vào nhân viên và mục tiêu bao gồm các dạng sau:

2.1.1 Văn hoá gia đình

Người Nhật đã xây dựng doanh nghiệp có tổ chức như một gia đình truyền thống

Văn hóa doanh nghiệp dạng gia đình hướng đến phát triển doanh nghiệp theo chủ trương quyền lực phân cấp theo thứ bậc từ trên xuống dưới. Người có kinh nghiệm, người lớn tuổi, người nắm vị trí cấp cao sẽ có quyền quyết định lớn hơn và đóng vai trò cốt lõi trong doanh nghiệp.

Kết quả là sự hình thành văn hóa hướng quyền lực, trong đó người lãnh đạo đóng vai trò như “người cha” biết nên làm gì và biết điều gì tốt cho “con cái”.

Nhiều tập đoàn theo mô hình văn hóa gia đình như ở Ai Cập, Italia, Singapore, Bắc Triều Tiên, Tây Ban Nha và điển hình là Nhật Bản. Người Nhật xây dựng doanh nghiệp như một gia đình truyền thống. Những nhân viên của các công ty Nhật Bản thường làm việc theo kiểu gắn bó trọn đời. Họ chỉ làm ở một công ty và coi đó là gia đình thứ hai bởi sự dẫn dắt chuẩn mực của lãnh đạo, chế độ đãi ngộ và sự quan tâm tận tình như những người thân trong gia đình.

2.1.2 Văn hoá Eiffel là một trong các dạng văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tháp Eiffel không coi trọng phong cách cá nhân mà ở vai trò tập thể

Văn hóa doanh nghiệp Eiffel định hướng theo nguyên tắc, chú trọng đặc biệt vào thứ tự cấp bậc và nhiệm vụ. Hình dạng tháp nói lên vai trò của mỗi bộ phận, mỗi nấc thang trên tháp tương ứng với chức vụ khác nhau trong một doanh nghiệp đảm nhiệm vai trò công việc riêng.

Theo loại hình văn hóa này, công việc được định hướng rõ ràng, nhân viên biết rõ mình cần làm gì, mọi thứ sẽ được sắp xếp từ trên xuống. Tất cả quyền hành đều xuất phát ở năng lực tập thể. Nếu 1 cá nhân không đủ năng lực, sẽ có người khác thay thế ngay lập tức.

2.1.3 Văn hoá theo kiểu tên lửa được định hướng

Nhân viên SpaceX hiểu rằng việc họ đang làm có ý nghĩa và công việc tạo ra lịch sử

Khi một doanh nghiệp có văn hóa hoạt động theo dạng này nghĩa là mỗi nhân viên trong dự án đã nhận nhiệm vụ phải làm việc để hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

Trong các dạng văn hoá doanh nghiệp thì văn hoá này được mọi nhiệm vụ đều tập trung vào một mục tiêu, giữ vững ý định đầu tiên và hoàn thành nó xuất sắc. Các kết quả công việc, mức độ hoàn thành sẽ được trả thu nhập tương xứng. Dạng văn hóa doanh nghiệp này phù hợp với các công ty có nhân viên được điều phối dự án liên tục.

SpaceX là công ty đang làm những việc lớn trong sản xuất hàng không vũ trụ và vận chuyển không gian. Nhân viên ở đây luôn tập trung vào các dự án khác nhau với mục tiêu có thể phóng tên lửa vào vũ trụ với thời gian làm việc lên tới 60, 70 giờ trong tuần. Tuy nhiên, biết rằng việc họ đang làm có ý nghĩa và công việc tạo ra lịch sử cho nên hầu hết nhân viên có động lực phấn đấu.

2.1.4 Văn hoá lò ấp trứng

Tại Thung lũng Silicon các cá nhân không bị ràng buộc bởi lòng trung thành đối với công ty và có thể tự phát triển bản thân

Đặc trưng riêng biệt văn hóa doanh nghiệp theo dạng này là dựa trên quan điểm: cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp không có ý nghĩa bằng sự tự hoàn thiện cá nhân. Nhân viên được thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, ép buộc theo bất kỳ lề lối nào, phát huy khả năng tự học hỏi, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện bản thân hơn.

Doanh nghiệp lý tưởng là nơi để các nhân viên tiềm năng có thể phát huy khả năng của bản thân

Những doanh nghiệp theo nền tảng này mang đậm bản chất của dân chủ, ưu tiên phát triển và tự thể hiện cá nhân. Doanh nghiệp dạng lò ấp trứng đóng vai trò là một sân chơi lành mạnh để phát huy những ý tưởng và đáp lại một cách thông minh những sáng kiến mới.

Ở thung lũng Silicon, California, những người làm việc ở đây không bị ràng buộc bởi lòng trung thành đối với công ty và có thể tự phát triển bản thân.

2.2 Các dạng văn hoá doanh nghiệp phân theo quyền lực

Dựa trên sự phân cấp quyền lực, văn hóa doanh nghiệp được phân chia thành các dạng sau:

2.2.1 Văn hoá nguyên tắc

GE nổi tiếng với các hoạt động quản lý chặt chẽ và khô khan nhưng đã bắt đầu chuyển dịch sang lấy con người làm trọng tâm

Văn hóa nguyên tắc sẽ định hướng doanh nghiệp quản lý dựa vào công việc hơn là phẩm chất cá nhân. Các quyết định đưa ra dựa trên cơ sở quy trình và hệ thống.

Các nhà lãnh đạo điều khiển dựa trên sự phối hợp và tổ chức dựa trên hiệu quả công việc. Đối với họ,  giữ cho tổ chức hoạt động trơn tru là quan trọng nhất.

Được thành lập vào năm 1892, GE nổi tiếng với các hoạt động quản lý chặt chẽ và khô khan. Tuy nhiên, gần đây, họ đã loại bỏ đánh giá hiệu suất truyền thống để ủng hộ các hoạt động trao đổi thường xuyên giữa quản lý và nhân viên và thậm chí còn tung ra một ứng dụng để giúp nhân viên tạo điều kiện phản hồi. Đó là ví dụ hoàn hảo về một công ty thuộc dạng văn hóa phân cấp nắm lấy công nghệ và thay đổi.

2.2.2 Văn hoá quyền hạn

Tại Viettel chủ yếu quản lý bằng quyền lực lãnh đạo, các quyết định sẽ do lãnh đạo đưa ra và hầu hết phụ thuộc vào lãnh đạo

Đây là dạng quản lý dựa trên cơ sở quyền lực cá nhân lãnh đạo. Các quyết định được đưa ra dựa trên những gì lãnh đạo sẽ làm trong các tình huống tương tự.

Tập đoàn Viettel xuất phát từ quân đội nên được thừa hưởng nhiều đức tính của người lính cũng như những giá trị truyền thống của quân đội trong đó nổi bật lên văn hóa quyền hạn. Tại Viettel, các quyết định sẽ do lãnh đạo đưa ra và hầu hết phụ thuộc vào lãnh đạo.

2.2.3 Văn hoá đồng đội là một trong các dạng văn hoá doanh nghiệp

Twitter là điển hình của doanh nghiệp theo văn hóa đồng đội

Đây là dạng văn hóa doanh nghiệp coi trọng sự hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau trong nội bộ . Vai trò của quản lý, lãnh đạo không còn quá quan trọng bởi vì các quyết định sẽ được ban hành trên cơ sở hợp tác lẫn nhau.

Nhân viên của Twitter luôn là những người không ngừng ca ngợi về văn hóa tuyệt vời của công ty họ. Những cuộc họp tổ chức trên tầng thượng, đồng nghiệp thân thiện, môi trường giúp đỡ nhau, đặc biệt mỗi cá nhân trong công ty đều cảm thấy mình là một phần của tầm nhìn phát triển chung. Và điều tuyệt vời nhất ở Twitter là các nhân viên cảm giác rằng họ đang làm việc với những người thông minh

2.2.4 Văn hoá sáng tạo

Văn hóa của công ty SquareSpace là “phẳng, mở, và sáng tạo”

Đây là một trong các dạng văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên tự sáng tạo, thành công và  hăng hái trong công việc. Các nhân viên sẽ làm việc liên tục với ý thức tự giác cao, sẵn sàng hy sinh nhu cầu cá nhân cho tổ chức.

SquareSpace thường xuyên nằm trong danh sách những nơi đáng để làm việc nhất tại thành phố New York. Văn hóa của công ty chính là “phẳng, mở và sáng tạo”. Phẳng ở đây là hầu như không có hoặc rất ít các tầng chỉ đạo giữa nhân viên và quản lý. Cách tiếp cận này khá phổ biến ở trong giới start – up.

SquareSpace cũng cung cấp nhiều lợi ích lớn cho nhân viên của họ, 100% bảo hiểm sức khỏe loại tốt, các kì nghỉ trong năm, văn phòng làm việc đẹp, các bữa ăn khác nhau, nhà bếp, bữa tiệc hàng tháng, khu vực nghỉ ngơi, và các giảng viên đào tạo. Những lợi ích thiết thực như vậy chính là văn hóa mà SquareSpace nhắm tới, đảm bảo cho nhân viên có thể làm việc hiệu quả, sáng tạo nhất.

2.3 Phân theo mối quan tâm đến nhân tố con người và mối quan tâm đến thành tích

2.3.1. Văn hoá kiểu lãnh đạm

Văn hóa doanh nghiệp kiểu lãnh đạm tạo ra rất ít mối quan tâm về con người và thành tích

Văn hóa doanh nghiệp tạo ra rất ít mối quan tâm cả về con người lẫn thành tích. Các cá thể trong công ty chỉ chú trọng riêng đến lợi ích của mình. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp này chỉ tồn tại trong thời kỳ kinh doanh trước, các doanh nghiệp đã chuyển dịch sang văn hóa doanh nghiệp lấy con người làm trung tâm trong thời đại kinh tế 4.0 như hiện nay.

2.3.2. Văn hoá kiểu chăm sóc là một trong các dạng văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp kiểu chăm sóc được coi là một loại văn hóa lý tưởng xét trên phương diện đạo đức. Bởi vì văn hóa quan tâm cao độ đến con người mà ít quan tâm đến thành tích.

Văn hóa doanh nghiệp kiểu chăm sóc được coi là một loại văn hóa lý tưởng

Hầu hết văn hóa kiểu chăm sóc chỉ ở trên lý thuyết vì doanh nghiệp nào cũng phải hoạt động dựa trên hiệu quả, thành tích để đảm bảo duy trì hoạt động vậy nên sẽ rất hiếm nếu chỉ quan tâm đến con người mà bỏ qua chất lượng công việc.

2.3.3. Văn hoá kiểu đòi hỏi nhiều

Trong các dạng văn hoá doanh nghiệp thì loại hình văn hóa này ít quan tâm đến con người mà quan tâm chủ yếu đến thành tích. Văn hóa kiểu đòi hỏi nhiều sẽ quan tâm đến lợi ích lớn của cả tổ chức trước khi tính đến lợi ích của nhân viên.

2.3.4. Văn hoá hợp nhất

CEO của Zappos nhận ra rằng nhân viên đóng vai trò quan trọng có thể nói là tiên quyết trong sự phát triển của công ty

Đây là sự tổng hòa của 2 loại văn hóa trên khi nó kết hợp giữa sự quan tâm con người và thành tích. Nhà quản lý nhận ra rằng, nhân viên đóng vai trò quan trọng có thể nói là tiên quyết trong sự phát triển của công ty và việc đầu tư vào nhân viên sẽ gia tăng rất lớn lợi ích của công ty.

Bắt đầu từ chính những buổi phỏng vấn đầu tiên, tiêu chí phù hợp với văn hóa công ty là tiêu chí quan trọng, chiếm tới hơn 50% số điểm của ứng viên. Nhân viên sẽ vượt qua những bài kiểm tra kỹ năng và thể hiện năng lực để thăng tiến trong sự nghiệp. Môi trường làm việc tốt, đem lại nhiều lợi ích cho nhân viên, luôn làm họ thỏa mãn và hạnh phúc là cách tiếp cận của Zappos trong quátrình xây dựng văn hóa công ty. Khi bạn có văn hóa công ty tốt, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và thương hiệu tốt sẽ tự đến.

2.4 Các dạng văn hoá doanh nghiệp phân theo vai trò lãnh đạo

Nhà lãnh đạo đóng vai trò định hướng văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức. Nếu đứng trên vai trò của nhà lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp có thể phân theo các dạng sau:

2.4.1 Văn hoá quyền lực

Văn hóa quyền lực đề cao vai trò gần như tuyệt đối của lãnh đạo

Đối với văn hóa này, lãnh đạo sẽ nắm vai trò gần như tuyệt đối. Lúc này các cá nhân trong doanh nghiệp sẽ có tham vọng quyền lực cao, thâm trí hy sinh cả lợi ích kinh tế để có được quyền lực cao hơn trong doanh nghiệp.

2.4.2. Văn hoá gương mẫu

Văn hóa gương mẫu đề cao vai trò của lãnh đạo, họ sẽ làm gương cho cấp dưới noi theo

Văn hóa doanh nghiệp ở đây đề cao vai trò của lãnh đạo, họ sẽ làm gương cho cấp dưới noi theo. Các nhân viên trong công ty sẽ rất chú trọng đến quy tắc, chuẩn mực, nề nếp trong công việc.

2.4.3. Văn hóa nhiệm vụ

Nhân viên sẽ hoạt động dựa trên nhiệm vụ được giao hơn là dựa trên hệ thống phân bổ quyền lực. Các nhân viên được phân bổ làm việc trong những nhóm xuyên chức năng tùy theo dự án cho nên ý thức quyền lực không cao.

2.4.4. Văn hoá chấp nhận rủi ro là một trong các dạng văn hoá doanh nghiệp

Văn hóa chấp nhận rủi ro khuyến khích cá nhân làm việc với tinh thần sáng tạo, dám lãnh trách nhiệm

Vai trò của lãnh đạo ở trong loại văn hóa này là khuyến khích cá nhân làm việc với tinh thần sáng tạo, dám lãnh trách nhiệm, dám mạnh dạn xử lý một vấn đề theo định hướng phù hợp với quyền lợi chung của cả tổ chức khi chưa nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp trên.

2.4.5. Văn hoá đề cao vai trò cá nhân

Văn hóa doanh nghiệp ở Adobe đề cao vai trò cá nhân

Trong mô hình văn hóa này, vai trò của từng cá nhân tương đối có tính tự trị cao. Người lãnh đạo khéo léo hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào mục tiêu chung của tổ chức và không có thái độ phô trương quyền uy đối với họ..

Adobe là công ty có văn hóa tạo ra những thách thức cho nhân viên của họ bằng các dự án khó, sau đó cung cấp những hỗ trợ cần thiết để giúp nhân viên hoàn thành chúng. Cung cấp cả những lợi ích lớn như đa số các công ty khác, Adobe còn tập trung vào việc tránh phương pháp quản lý nhỏ lẻ, chi tiết để giúp nhân viên có niềm tin rằng họ sẽ làm tốt nhất khả năng của mình.

Adobe không sử dụng các thang điểm để đánh giá năng lực của nhân viên. Người quản lý sẽ đóng vai trò làm người hỗ trợ, cho phép nhân viên đặt ra các mục tiêu và đảm bảo rằng họ sẽ đạt được các mục tiêu đó.

2.4.6. Văn hoá đề cao vai trò tập thể

Vai trò của lãnh đạo sẽ được hòa tan và chia sẻ tới các nhân viên

Trong các dạng văn hoá doanh nghiệpVai trò của lãnh đạo ở trong loại văn hóa này sẽ được hòa tan và chia sẻ tới các nhân viên. Khi biết sử dụng sức mạnh tập thể để hoàn thành mục tiêu của mình nhà lãnh đạo trở thành “nhà độc tài” trong mô hình văn hóa quyền lực.

2.5 Các dạng văn hóa khác

Ngoài việc phân chia theo các dạng phổ biến, theo quyền lực, nhà lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp còn có thể chia thành:

2.5.1. Văn hoá bánh kem là một trong các dạng văn hoá doanh nghiệp

Việc quản lý, điều hành sẽ dựa trên việc khen thưởng cũng như kỹ luật

Đây là một quan điểm của người Pháp, bánh kem có nhiều tầng lớp với nhiều màu  sắc khác nhau tượng trưng cho quan điểm lúc khen, lúc chê. Việc quản lý, điều hành sẽ dựa trên việc khen thưởng cũng như kỹ luật, tức là dựa trên thành tích của nhân viên.

2.5.2. Văn hoá bánh chưng

Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu rất bình dị như: lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt heo… để làm thành món ăn, mà trong đó đã gói ghém cả một nền nông nghiệp lúa nước, tạo nét văn hóa riêng của người Việt – Văn Hóa Bánh Chưng. Văn hóa bánh chưng mang đậm những nét văn hóa vốn có của con người trong doanh nghiệp: văn hóa cần cù, chăm chỉ, không ngại khó khăn… nhưng đi kèm với đó là văn hóa làm việc nhóm chưa hiệu quả…

Với các nội dung trên, bạn đã có thể xác định văn hóa doanh nghiệp của công ty mình thuộc dạng nào? Hay nó có đặc điểm từ một vài loại văn hóa khác nhau? Dù bằng cách nào, chúng ta có thể chọn các yếu tố nổi bật, phù hợp nhất với công ty sẽ là một sự lựa chọn tốt và nếu điều gì đó không phù hợp với mục tiêu của công ty, hãy sẵn sàng loại bỏ nó.

Các dạng văn hóa doanh nghiệp không phải là “tĩnh” – đóng khuôn mà nó có thể phát triển theo rất nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào mục tiêu và đặc thù của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chủ doanh nghiệp nên nhớ vấn đề cốt lõi trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay đó là lấy con người làm trọng tâm để xây dựng văn hóa cho phù hợp.