Các dòng xe tải, bảng giá xe tải mới nhất hiện nay tại Việt Nam

Xe tải

: Bảng giá bán tháng 4, giá lăn bánh, trả góp và khuyến mãi trong tháng 4 tại các đại lý

Top các dòng xe tải được khách hàng ưa chuộng nhất và giá bán xe tải mới nhất hiện nay tại thị trường Việt Nam

Chọn Xe tải theo thương hiệu

Chọn Xe tải theo phân khúc

Bảng giá Xe tải tháng 4/2023

Lưu ý: Giá tham khảo là mức giá được Oto360 tham khảo ở 1 số đại lý, không phải là giá chính thức trên toàn quốc, bạn đọc muốn biết rõ hơn vui lòng liên hệ trực tiếp đại lý gần nhất, xin cảm ơn!

Tìm hiểu thêm về xe tải và thị trường xe tải ở Việt Nam

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu thương mại và vận chuyển hàng hoá ngày càng tăng cao, giúp đẩy mạnh sự phát triển của thị trường xe tải. Ở Việt Nam, hoạt động mua bán xe tải rất phổ biến và không ngừng phát triển, ngày càng nhiều thương hiệu xe tải mở rộng mô hình kinh doanh tại thị trường Việt Nam, có thể kể đến như: Hyundai, Thaco, Hino, Isuzu, Daewoo, Fuso, ChengLong, Howo, UD Trucks,…

Cách nhận biết và phân loại xe tải

Nhu cầu vận tải của con người ngày càng tăng cao và đa dạng, và để đáp ứng được nhu cầu đó thì các hãng xe tải ngày càng đưa ra nhiều loại xe tải để đảm bảo phù hợp với nhu cầu nhất có thể, nhưng chủ yếu các loại xe tải vẫn phân theo các hình thức sau:

Phân loại xe tải theo trọng tải:

  • Xe tải nhẹ: Theo quy định về trọng tải, xe tải hạng nhẹ là những loại xe tải có trọng lượng dưới 7 tấn. Loại xe này có ưu điểm chuyên chở hàng hoá một cách linh hoạt và dễ dàng trong hầu hết các con đường, dù là đường nhỏ hoặc hẻm sâu. Một số xe tải nhỏ được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng như: Suzuki tải nhỏ; xe tải nhỏ Thaco; xe tải nhỏ Dongben; xe tải nhỏ Tata; xe tải nhỏ DFSK Thái Lan;…. 
  • Xe tải hạng trung: Đây là loại xe phổ biến nhất ở Việt Nam với trọng lượng quy định từ 7 tấn đến khoảng 20 tấn. Ưu điểm của xe tải trung này là phù hợp ở cả nông thôn và thành thị, dùng để chuyên chở vật liệu xây dựng, các hàng hoá số lượng nhiều,…
  • Xe tải nặng: Là loại xe có trọng lượng lớn nhất được lưu hành trên đường bộ. Trọng lượng có thể lên đến 40 tấn. Tuy nhiên ở Việt Nam, chỉ cho phép trọng lượng tối đa là 20 tấn. Ưu điểm của xe tải hạng nặng này là chở được lượng hàng rất lớn, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp. Một số xe tải lớn phổ biến hiện nay như: xe tải Isuzu; xe tải Hyundai; xe tải Fuso; xe tải Hino; xe tải Chenglong;…

Phân loại xe tải theo mục đích sử dụng:

  • Xe tải thùng kín: Thùng xe được thiết kế kín đáo, đảm bảo an toàn cho hàng hóa. Loại xe này thường dùng để chở các hàng hóa có giá trị, tránh ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài.
  • Xe tải thùng mui bạt: Là loại xe dạng thùng lửng, bên trên phủ mui bạt, thông thoáng hơn so với loại thùng kín. Xe mui bạt được sử dụng đa dạng, nếu không phủ bạt có thể dùng để chở các loại vật liệu xây dựng, nếu chùm bạt thì có thể chở các loại hàng cần bảo quản khác.
  • Xe tải đông lạnh: Là một dạng xe tải và được trang bị thêm một số thiết bị chuyên dụng như thùng chứa và máy lạnh. Xe đông lạnh thường dùng để chuyên chở các hàng hoá cần bảo quản ở nhiệt độ nhất định như thực phẩm tươi sống, hàng nông sản.
  • Xe tải ben: Là loại xe tải tự đổ, thường được sử dụng để vận chuyển vật liệu rời và nặng như cát, sỏi, hoặc bụi bẩn dùng cho xây dựng. Dân xe tải ben hay dùng một số “thuật ngữ” cho loại xe này như “ xe tải “xe ben 2 chân”, “xe ben 3 chân”, “xe ben 4 chân”. 
  • Xe tải gắn cẩu: Là dòng xe tải được lắp đặt cần cẩu, chiếc xe có công dụng dùng để cẩu nâng hạ vận chuyển hàng hóa hoặc dùng để phục vụ thi công xây dựng, lắp dựng nhà xưởng, nhà kho… Xe tải gắn cẩu giúp giảm sức lao động, tăng hiệu suất lao động mang lại lợi ích tiết kiệm chi phí, thời gian, nhân công của cho doanh nghiệp.
  • Xe tải chuyên dụng: Xe tải chuyên dụng hay một số nơi gọi là xe tải chuyên dùng xuất phát từ cơ sở của chiếc xe chassis. Tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng mà nhà sản xuất sẽ thiết kế, sản xuất và lắp đặt phần chuyên dụng lên chassis của xe, có thể là thùng chở hàng, các loại bồn, thùng cuốn ép rác hoặc cũng có thể là hệ thống cần cẩu.

Một số thương hiệu xe tải phổ biến ở Việt Nam

  • Xe tải HYUNDAI: Là hãng xe chất lượng cao của Hàn Quốc. Thương hiệu luôn được người tiêu dùng biết đến và tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam mà khắp thế giới. Hiện nay, các sản phẩm mà dòng xe tải Hyundai phân phối trên thị trường đều được đánh giá cao về chất lượng, giá thành cùng với chế độ bảo hành, bảo dưỡng uy tín và tốt nhất.
  • Xe tải ISUZU: Đây là thương hiệu được ưa thích trên thị trường. Xe đáp ứng tiêu chuẩn Nhật Bản nên có khả năng vận hành ổn định, tiết kiệm nhiên ưu liệu và bảo vệ môi trường. Cùng với đó, giá thành rẻ vì được lắp ráp ở trong nước và có chế độ hậu mãi hấp dẫn.
  • Xe tải HINO: Được sản xuất linh kiện tại Nhật Bản và lắp ráp tại Việt Nam, xe tải Hino có điểm nổi bật là ngoại thất tiện nghi, hiện đại và được đánh giá rất cao về chất lượng.
  • Xe tải SUZUKI: Ở thị trường xe tải nhỏ, Suzuki đang dần khẳng định vị trí số 1 với thiết kế trẻ trung và hiện đại. Ngoài ra, tải trọng của Suzuki rất đa dạng và giá thành cũng phụ thuộc vào tải trọng của xe.
  • Xe tải DAEWOO: Là dòng xe được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Do đó, xe tải lớn của hãng này được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao và lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội của dòng xe này mang lại. 
  • Xe tải CHENGLONG: Là một trong những dòng xe đang rất được ưa chuộng trên thị trường bởi động cơ mạnh mẽ, chất lượng vượt trội và giá thành ưu đãi. Bên cạnh đó, đây cũng một trong những thương hiệu lâu đời và nhận được nhiều niềm tin ủng hộ của người tiêu dùng hiện nay.
  • Các thương hiệu xe tải khác như: Thaco, Fuso, Veam, Jac, Teraco, UD Trucks…

Những kinh nghiệm cần biết khi mua xe tải

Khi chọn mua xe tải thì bạn phải đứng trước vô vàn lựa chọn giữa các mẫu mã, hãng xe khác nhau trên thị trường. Vì vậy, dù bạn đang có ý định mua xe tải mới hay mua xe tải cũ thì cũng cần lưu ý một vài điểm sau:

Cần xác định nhu cầu sử dụng xe tải

Mục đích sử dụng: Xe dùng để chở hàng hoá gì? xe chở vật liệu xây dựng, thực phẩm đông lạnh,…

Kích thước xe tải và tải trọng: Hàng hoá bạn thường chở thường có mức tải trọng như thế nào để lựa chọn xe tải nhỏ, xe tải trung hay xe tải lớn.

Môi trường hoạt động: biết được chiếc xe tải sẽ sử dụng cho khu vực địa hình thế nào sẽ giúp bạn lựa chọn được loại động cơ phù hợp. Nếu một chiếc xe tải chuyên chạy trên vùng núi sẽ cần quan tâm đến động cơ khỏe, khả năng tiết kiệm nhiên liệu và khả năng cân bằng của xe.

Cần xác định mức tài chính

Để mua được chiếc xe tải tốt tất nhiên bạn phải tốn chi phí cao. Tuy nhiên thị trường có rất nhiều hãng xe tải, mỗi hãng lại có nhiều dòng xe với những ưu điểm khác nhau và mức giá khác nhau. Do vậy khi có nhu cầu muốn mua xe tải bạn phải chắc chắn số tiền mình có trong tay để lựa chọn dòng xe phù hợp nhất với nhu cầu.

Lựa chọn loại xe có thương hiệu với mức độ tin dùng và chất lượng cao

Sau khi xác định được nhu cầu và khả năng tài chính, bạn hãy chọn ra một vài mẫu xe để so sánh và đánh giá xe tải. Và trước khi ra quyết định mua, hãy tham khảo những ý kiến, kinh nghiệm mua xe của những người mua trước đó hay những bài review xe tải trên internet.

Thương lượng kỹ về chế độ ưu đãi, giá cả và dịch vụ sau khi bán hàng

Đối với xe tải hay những loại xe khác thì chế độ hậu mãi là vấn đề được khách hàng quan tâm nhiều nhất. Hãy thương lượng thật kỹ với người bán để có được những ưu đãi và hỗ trợ một cách tốt nhất.

Trên Oto360 luôn cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh, thông số, giá cả của các dòng xe tải thuộc nhiều thương hiệu khác nhau nhằm giúp cho các bạn tìm được sản phẩm phù hợp với mình, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ với Oto360, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tốt nhất có thể!