Các phương pháp đánh giá làm việc nhóm

Giới
thiệu

Sinh viên nên được thống báo về
hình thức đánh giá trước khi bắt đầu làm dự án, bao gồm thông tin về:

  • Phương
    pháp đánh giá
  • Các
    tiêu chí đánh giá (ví dụ đánh giá tập trung vào sản phẩm hay tập trung vào
    quá trình)

Đánh
giá sản phẩm hay đánh giá quá trình?

  • đánh
    giá sản phẩm – là đo lường số lượng và chất lượng công việc của mỗi cá
    nhân trong một dự án làm nhóm
  • đánh
    giá quá trình – là đánh giá kĩ năng làm việc nhóm và sự tương tác của các
    thành viên trong nhóm

Đánh
giá thực hiện bởi giáo viên hay đánh giá thực hiện bởi thành viên trong nhóm?

  • bởi
    giáo viên – nghĩa là giáo viên là người chấm điểm
  • bởi
    thành viên nhóm – nghĩa là các thành viên trong nhóm đánh giá sự đóng góp
    của nhau và cho điểm (đánh giá đồng cấp)

Đánh
giá sản phẩm bởi giáo viên nên được làm thế nào?

Điểm
được chia đều cho các thành viên:

  • Nghĩa
    là tất cả thành viên trong nhóm đều nhận điểm giống nhau

Lợi ích
Bất lợi

Dễ thực
hiện nhất – không yêu cầu thêm bất kỳ công việc nào ngoài việc chấm điểm
dự án
Thích hợp
nếu điểm làm việc nhóm chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng điểm của khóa
học
Trách
nhiệm nhóm được thúc đẩy – các thành viên nhóm đều cùng thành công hoặc
thất bại

Đóng góp của
mỗi cá nhân không được phản ánh trong việc cho điểm
Sinh viên kém
có thể được hưởng lợi từ công việc của những sinh viên chăm chỉ
Sinh viên
giỏi có thể bị kìm lại bởi sinh viên kém
Không tạo
động lực cho sinh viên

Câu
hỏi kiểm tra

  • Câu
    hỏi nên khai thác những thông tin cụ thể về dự án và chỉ những sinh viên
    đã thực sự tham gia vào dự án mới trả lời được.

Lợi ích
Bất lợi

Có thể
tăng hứng thú đối với dự án – sinh viên có thể có động lực hơn trong
việc tìm hiểu về công việc của các bạn khác trong nhóm

Sinh viên
có thể bỏ qua công việc nhóm để ôn thi
Có thể tạo
thêm việc cho giáo viên khi soạn đề thi
Có thể
không hiệu quả – sinh viên có thể trả lời các câu hỏi chỉ bằng việc đọc
lại dự án

Phân
chia công việc

  • Dự
    án phải chia được thành nhiều nhiệm vụ có cùng mức độ phức tạp
  • Mỗi
    sinh viên chịu trách nhiệm cho một nhiệm vụ
  • Điểm
    cuối cùng có một phần là điểm của nhóm (ví dụ: 50%) và điểm cá nhân từng
    phần (ví dụ: 50%)

Lợi ích
Bất lợi

đánh giá
sự tham gia của mỗi cá nhân một cách khách quan
điểm cá
nhân có thể tạo thêm động lực cho sinh viên

Có thể
tăng hứng thú đối với dự án – sinh viên có động lực hơn trong việc học
hỏi từ các thành viên khác trong nhóm
Sinh viên
có thể bỏ qua công việc nhóm để ôn thi
Có thể tạo
thêm việc cho giáo viên khi soạn đề thi
Có thể
không hiệu quả – sinh viên có thể trả lời các câu hỏi chỉ bằng việc đọc
lại dự án

Đánh
giá trực tiếp thông qua các hình thức sau:

  • Giáo
    viên đánh giá, nhận định về sự đóng góp của từng cá nhân
  • Phỏng
    vấn
  • Báo
    cáo định kỳ
  • Biên
    bản cuộc họp
  • Quan
    sát

Lợi ích
Bất lợi

phỏng vấn
là một cách tốt để thu thập thông tin về sự tham gia của mỗi cá nhân
cho phép giáo
viên hướng dẫn đưa ra nhận xét cụ thể hơn cho mỗi sinh viên

tốn nhiều
thời gian
thông tin
thu được thường chủ quan và/ hoặc không chính xác
qui mô lớp
có thể khiến việc đánh giá trực tiếp bất khả thi

Hình
thức bạn học đánh giá sản phẩm (đánh giá đồng cấp)

Các
vấn đề có thể xảy ra với đánh giá đồng cấp:


  • nên áp dụng hình thức tự đánh giá không?
  • Giáo
    viên có nên điều chỉnh điểm không?
  • Sinh
    viên thực hiện đánh giá riêng lẻ hay nên có sự thống nhất của cả nhóm?

Phân bổ
điểm thế nào trong nhóm (xem ví dụ trong phần phụ lục)

  • Cho
    điểm cho cả nhóm bằng cách lấy (điểm nhóm) X (số thành viên nhóm)
  • Để
    nhóm tự chia điểm cho từng thành viên

Lợi ích
Bất lợi

Dễ thực
hiện
Đánh giá
đồng cấp có thể thúc đẩy sinh viên đóng góp trong nhóm nhiều hơn

Dễ khiến sinh
viên đưa ra đánh giá chủ quan (ví dụ: cho bạn mình điểm cao so với những
người đóng góp nhiều nhất)
Dễ gây
xung đột trong nhóm
Gây cạnh
tranh trong nhóm
Sinh viên
có thể gặp khó khan khi đánh giá lẫn nhau nếu không có tiêu chí đánh giá
khách quan

Yếu
tố trọng số điểm cho từng cá nhân (xem ví dụ trong phần phụ lục)

  • Điểm
    cho từng nhiệm vụ
  • Điểm
    cá nhân = (điểm nhóm) X (điểm do bạn đánh giá)

Lợi ích
Bất lợi

Cung cấp
cho sinh viên các tiêu chí khách quan dùng để đánh giá sự tham gia của
từng cá nhân trong nhóm

mất thời
gian cho giáo viên
thang điểm
có thể bị hiểu sai
các nhiệm
vụ đều có cùng trọng số

Hình
thức đánh giá quá trình

Sau đây là liệt kê các kĩ nâng cần
đánh giá, ví dụ:

  •  vai trò của các thành viên trong nhóm có bổ
    sung cho nhau không
  • các
    biểu hiện hợp tác giữa các thành viên
  • khả
    năng quản lý thời gian và phân chia nhiệm vụ
  • mức
    độ sáng tạo trong giải quyết vấn đề
  • sử
    dụng đa dạng các phương pháp làm việc
  • khả
    năng đàm phán

Hình
thức đánh giá quá trình bởi giáo viên

Đánh giá trực tiếp hành vi nhóm
bằng nhật ký làm việc nhóm. Ví dụ các câu hỏi mẫu như sau:

  • Anh/ Chị đã thực hiện những bước
    nào để tổ chức làm việc nhóm?
  • Anh/ Chị đã thực hiện những bước
    nào để theo dõi hiệu quả của nhóm?
  • Anh/ Chị đã thực hiện những bước
    nào để cải thiện hiệu quả của nhóm?
  • Anh/ Chị đã gặp phải vấn đề gì khi
    làm việc nhóm và anh/ chị đã giải quyết chúng như thế nào?
  • Nếu anh/ chị chuẩn bị bắt tay vào
    một dự án thứ hai tương tự như này, sẽ có gì khác biệt trong cách anh/ chị làm
    việc? Tại sao?

Lợi ích
Bất lợi

khiến sinh
viên suy nghĩ về cách làm việc của mình trong nhóm
nhật ký
cung cấp rất nhiều thông tin có thể làm cơ sở cho việc đánh giá

xem nhật
ký có thể tốn nhiều thời gian
sinh viên
có thể cần được huấn luyện để hiểu về hoạt động của nhóm

Hình
thức bạn học đánh giá quá trình (đánh giá đồng cấp)

  • Từng cá nhân đánh giá (xem ví dụ
    trong phần phụ lục)
  • cách các thành viên nhìn nhận đóng
    góp của bạn trong nhóm
  • sử dụng các đặc điểm chính của làm
    việc nhóm
  • điểm trung bình cá nhân các thành
    viên phải giống với điểm của nhóm

Lợi ích
Bất lợi

đưa ra một
cái nhìn cá nhân về những đóng góp của mỗi thành viên
cung cấp
cho sinh viên các tiêu chí khách quan

tốn thời
gian và phức tạp; giáo viên phải kiểm tra kết quả
các tiêu
chí có thể không đo được chính xác quá trình làm việc nhóm
sinh viên
có thể hiểu sai các tiêu chí

Tài
liệu tham khảo

  • Gibbs,
    G. Learning in Teams: a Tutor Guide. Oxford, 1995.
  • Lejk,
    M. et al. A Survey of Methods of Deriving Individual Grades from Group
    Assessments. In Assessment & Evaluation in Higher Education.
    Vol. 21, No. 3, 1996.

Phụ
lục với các ví dụ về cách tính điểm

Ví dụ
về việc phân bổ một nhóm điểm

  • Điểm
    nhóm của dự án: 70
  • Số
    thành viên: 4
  • Giáo
    viên trao 280 điểm cho nhóm
  • Khuyên
    sinh viên rằng điểm giữa các bạn trong nhóm không được hơn kém nhau quá 20
  • Các
    thành viên trong nhóm thống nhất chia điểm như sau:

Sinh viên
Điểm

A

80

B

60

C

75

D

65

Tổng
cộng

=
280

Ví dụ
chia điểm theo mức đóng góp cá nhân

Các nhiệm vụ
Ann
Bob
Chris

a)
Tìm thông tin

3

4

1

(b)
Phân tích thông tin

4

5

1

(c)
Viết báo cáo

1

2

4

(d)
Thuyết trình nhóm

3

1

1

Điểm
tổng mỗi cá nhân

11

12

7

Thang
điểm

1 – Không có đóng góp
2 – Sẵn sàng làm việc nhưng không thành công lắm
3 – Trung bình
4 – Trên trung bình
5 – Xuất sắc

Đánh
giá đồng cấp = (tổng điểm của cá nhân) / (điểm trung bình các điểm tổng cá
nhân)
Trung bình điểm tổng của mỗi cá nhân = 10
Nếu điểm của dự án = 60

Điểm cá nhân sẽ là:

Ann = 60 * (11/10) = 66
Bob = 60 * (12/10) = 72
Chris = 60 * (7/10) = 42

Ví dụ
về đánh giá cá nhân

3 thành viên trong nhóm (Ann, Bob,
Chris), không áp dụng sinh viên tự đánh giá

Tên sinh viên: Ann
Người đánh giá: Bob (điểm được chọn là điểm in đậm trong ví dụ bên dưới)

Khía cạnh hoạt động nhóm
Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Tốt

1.
Tạo sự gắn kết nhóm tốt

-2

-1

0

1

2

2.
Lãnh đạo, điều hành các cuộc họp

-2

-1

0

1

2

3.
Lập kế hoạch và phân bổ nhiệm vụ

-2

-1

0

1

2

4.
Nghĩ ra các ý tưởng và giải pháp

-2

-1

0

1

2

5.
Xử lý các vấn đề mang tính xã hội của nhóm

-2

-1

0

1

2

6.
Tổ chức các cá nhân để làm việc

-2

-1

0

1

2

7.
Giúp đỡ các thành viên hoàn thành công việc

-2

-1

0

1

2

8.
Sẵn sàng nhận việc khó

-2

-1

0

1

2

Điểm nhóm do giáo viên chấm
Tổng điểm đánh giá
Điểm cá nhân Bob chấm cho Ann

60%

+3

63%

Lưu ý: Đánh giá của Bob về Chris
phải cộng thêm lên tới -3

Tên sinh viên: Ann
Người đánh giá: Chris

Khía cạnh hoạt động nhóm
Kém
Yếu
Trung bình
Khá
Tốt

1.
Tạo sự gắn kết nhóm tốt

-2

-1

0

1

2

2.
Lãnh đạo, điều hành cuộc họp

-2

-1

0

1

2

3.
Lập kế hoạch và phân bổ nhiệm vụ

-2

-1

0

1

2

4.
Nghĩ ra các ý tưởng và giải pháp

-2

-1

0

1

2

5.
Xử lý các vấn đề xã hội của nhóm

-2

-1

0

1

2

6.
Tổ chức các cá nhân để làm việc

-2

-1

0

1

2

7.
Giúp đỡ các thành viên hoàn thành công việc

-2

-1

0

1

2

8.
Sẵn sàng nhận việc khó

-2

-1

0

1

2

Điểm nhóm do giáo viên chấm
Tổng điểm đánh giá
Điểm cá nhân Chris chấm cho Ann

60%

+1

61%

Lưu ý: Đánh giá của Christ về Bob
phải cộng thêm lên tới -1

Note: Chris’ evaluation of bob
must add up to -1

Điểm cuối của Ann: (63 + 61) / 2 =
62%

This
Creative Commons license lets others remix,
tweak, and build upon our work non-commercially, as long as they credit us
and indicate if changes were made. Use this citation format: Methods
for assessing group work. Centre for Teaching Excellence, University of
Waterloo.

Mục lục bài viết

Share this:

Like this:

Like

Loading…