Các Thủ Tục Khi Mua Xe Ô Tô Cũ, Cách Làm Giấy Tờ 2022 – Nghiện Car
Ô tô là phương tiện ngày càng phổ biến nhưng chắc chắn không phải ai cũng có điều kiện để sở hữu chiếc xe ô tô mới. Vì vậy, những chiếc ô tô cũ là sự lựa chọn ưu tiên của nhiều khách hàng.
Tuy nhiên, để sở hữu một chiếc ô tô, người mua cũng cần phải thực hiện một số thủ tục mua bán xe ô tô cũ không đơn giản chút nào. Cùng Nghiện car theo dõi bài bến dưới để cùng giải đáp những thắc mắc về Các Thủ Tục Khi Mua Xe Ô Tô Cũ.
Mục lục bài viết
Các Thủ Tục Khi Mua Xe Ô Tô Cũ, Mua xe cũ cần giấy tờ gì?
Đối với bên bán xe ô tô cũ
Chuẩn bị các giấy tờ
-
Giấy đăng ký xe ô tô
-
Sổ đăng kiểm ô tô
-
Bảo hiểm ô tô (nếu có)
-
CMND
-
Sổ hộ khẩu (Để tránh các tranh chấp dân sự về sau, tùy vào từng trường hợp mà một số nơi sẽ đòi hỏi phải có giấy xác nhận độc thân hoặc giấy đăng ký kết hôn).
Đối với bên mua xe ô tô cũ
-
CMND
-
Sổ hộ khẩu
-
Tiền mua xe
-
Lệ phí sang tên xe
Thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô cũ cùng tỉnh
1. Làm hợp đồng và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô
Việc đầu tiên bên bán và bên mua sẽ đưa ra những thoả thuận và làm hợp đồng mua bán xe ô tô, ký kết sau đó mang hợp đồng ra phòng công chứng để xác thực. Bản hợp đồng sẽ được sao chép ra làm 3 bản, mỗi bên giữ một bản.
2. Nộp thuế trước bạ xe ô tô
Sau khi công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô, chủ xe cần chuẩn bị thêm giấy tờ xe và mang các loại giấy tờ đã chuẩn bị đến Chi cục thuế tại địa phương nơi bạn sinh sống để nộp lệ phí trước bạ.
Thông thường lệ phí trước bạ bằng 2% giá trị xe đến thời điểm bán. Xem thêm các loại thuế cần phải đóng thi mua oto mới
3. Tiến hành sang tên xe ô tô
Sau khi thực hiện các bước trên, chủ xe đến bước quan trọng nhất trong quy định sang tên đổi chủ xe ô tô đó là sang tên đổi chủ, nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe mới. Địa điểm sang tên đổi chủ ô tô cũ là Phòng Cảnh sát giao thông tại địa phương chủ xe (người mua) sinh sống.
Khi tiến hành thủ tục sang tên xe ô tô cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
-
Giấy khai đăng ký xe
-
Giấy chứng nhận đăng ký xe cũ
-
Giấy xác nhận nhân thân: Chứng minh thư, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn (hoặc chứng nhận tình trạng hôn nhân với người độc thân)
-
Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng xe có công chứng
-
Chứng từ đã đóng thuế trước bạ
-
Giấy khai sang tên di chuyển xe (theo mẫu)
Sau khi xem xét hồ sơ, phía Phòng Cảnh sát giao thông sẽ trả giấy hẹn. Theo đúng giấy hẹn, chủ xe lên để nhận Giấy đăng ký xe mới và biển số mới.Trong trường hợp mua bán ô tô cùng tỉnh thì sang tên xe giữ nguyên biển số cũ.
Thủ tục sang tên xe ô tô khác tỉnh
1. Công chứng hợp đồng mua bán ô tô
Bước đầu tiên trong thủ tục sang tên xe ô tô là làm hợp đồng và công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô. Bên bán và bên mua sẽ phải thỏa thuận giá cả, khuyến mãi, ưu đãi và nếu cả hai bên đều đồng ý thì sẽ tiến hành làm hợp đồng mua bán xe ô tô và mang đi công chứng để xác thực (phí công chứng sẽ được tính dựa theo % giá xe được bán trong hợp đồng).
Hợp đồng công chứng mua bán xe ô tô sẽ được sao chép ra thành 3 bản mỗi bên giữ một bản. Bước này cũng đã xem như việc mua bán xe ô tô đã hoàn tất.
2. Nộp thuế trước bạ ô tô cũ
Sau khi công chứng hợp đồng mua bán, bạn đến Chi Cục Thuế của địa phương nơi mình sinh sống để nộp phí trước bạ.
3. Rút hồ sơ gốc xe ô tô (nếu mua bán khác tỉnh)
Sau khi hoàn tất các giấy tờ công chứng mua bán xe và nộp thuế trước bạ xe, tiếp theo sẽ đến Phòng Cảnh sát giao thông (địa phương chủ xe cũ) rút hồ sơ gốc của xe để sang tên và đổi biển số tại tỉnh mới. Trong trường hợp mua bán xe cùng tỉnh thì có thể bỏ qua bước này.
Theo quy định thủ tục rút hồ sơ gốc xe ô tô gồm các giấy tờ như sau: Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe; Hợp đồng mua bán xe đã công chứng; 2 Giấy khai sang tên di chuyển xe (theo mẫu).
4. Sang tên xe ô tô khác tỉnh
Sau các bước trên, chủ xe sẽ đến Phòng Cảnh sát giao thông tại địa phương chủ xe (người mua) sinh sống để thực hiện thủ tục sang tên.
Khi tiến hành thủ tục sang tên xe ô tô khác tỉnh, giấy tờ cần chuẩn bị sẽ khác một chút so với sang tên cùng tỉnh:
-
Giấy khai đăng ký xe
-
Giấy chứng nhận đăng ký xe cũ
-
Giấy xác nhận nhân thân: Chứng minh thư, Hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn (hoặc chứng nhận tình trạng hôn nhân với người độc thân).
-
Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng xe có công chứng
-
Chứng từ đã đóng thuế trước bạ
-
Giấy khai sang tên di chuyển xe (theo mẫu)
-
Hồ sơ gốc xe đã rút
Sau khi xem xét hồ sơ, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ trả giấy hẹn. Theo đúng giấy hẹn, chủ xe lên để nhận Giấy đăng ký xe mới và biển số mới. Nếu mua bán ô tô khác tỉnh thì sang tên xe sẽ đổi biển số mới.
5. Làm sổ đăng kiểm mới (nếu mua bán khác tỉnh)
Nếu mua bán ô tô cũ khác tỉnh, sau khi nhận được Giấy đăng ký xe mới và biển số mới, chủ xe cần phải đưa xe đi khám xe và làm Sổ đăng kiểm mới bởi đã đổi biển số xe. Trong trường hợp mua bán cùng tỉnh, chủ xe không cần phải thực hiện bước này, có thể đợi đến khi xe đến kỳ hạn đăng kiểm tiếp theo để đăng kiểm lại.
Thủ tục sang tên xe ô tô từ công ty sang cá nhân/công ty khác
Nhìn chung, khi sang tên xe từ công ty sang công ty, bạn cần hoàn thành 2 khoản chi phí gồm lệ phí trước bạ và lệ phí đăng ký xe, ngoài ra ở phần hồ sơ sẽ tương tự như Thủ tục sang tên xe ô tô khác tỉnh/ cùng tỉnh.
Mức thu lệ phí trước bạ với xe cũ = 2% x giá tính lệ phí trước bạ
Giá lệ phí trước bạ khi mua ô tô cũ được tính theo công thức:
Giá trị còn lại của tài sản = Giá trị tài sản mới x % chất lượng còn lại của tài sản
Phần trăm chất lượng còn lại của xe được quy định cụ thể như sau:
STT
Thời gian sử dụng
Giá trị còn lại của xe so với xe mới
1
Trong 1 năm
90%
2
Từ trên 1 – 3 năm
70%
3
Từ trên 3 – 6 năm
50%
4
Từ trên 6 – 10 năm
30%
5
Trên 10 năm
20%
Lệ phí đăng ký với Thủ tục sang tên xe ô tô từ công ty sang cá nhân/công ty khác
STT
Chỉ tiêu
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
1
Ô tô (không áp dụng với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ di chuyển từ khu vực có mức thu thấp đến khu vực có mức thu cao)
150.000
150.000
150.000
2
Cấp đổi giấy đăng ký không kèm theo biển số ô tô
30.000
30.000
30.000
Phí sang tên đổi chủ ô tô
Lệ phí trước bạ
Theo Điều 6 và điểm b khoản 4 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP, mức thu lệ phí trước bạ khi sang tên xe ô tô cũ được tính theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ x 2%
Trong đó:
– Giá tính lệ phí trước bạ được xác định như sau:
Giá tính lệ phí trước bạ = Giá trị tài sản mới x Tỷ lệ % chất lượng còn lại
+ Giá trị tài sản mới là giá được công bố tại Quyết định 618/QĐ-BTC năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 1112/QĐ-BTC năm 2019, Quyết định 2064/QĐ-BTC năm 2019, Quyết định 452/QĐ-BTC năm 2020, Quyết định 1238/QĐ-BTC năm 2020.
+ Tỷ lệ % chất lượng còn lại của ô tô cũ áp dụng theo điểm b khoản 3 Điều 3 Thông tư 13/2022/TT-BTC như sau:
Thời gian đã sử dụng
Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại
Tài sản mới
100%
Trong 1 năm
90%
Từ trên 1 đến 3 năm
70%
Từ trên 3 đến 6 năm
50%
Từ trên 6 đến 10 năm
30%
Trên 10 năm
20%
– Mức thu lệ phí trước bạ 2% được áp dụng thống nhất trên toàn quốc đối với tất cả các loại ô tô khi làm thủ tục sang tên xe cũ.
Ví dụ: Chị A đang sở hữu một chiếc ô tô VIOS G sản xuất năm 2019. Năm 2022, chị A bán lại xe cho anh B. Lệ phí trước bạ phải nộp khi anh B đi làm thủ tục sang tên xe sẽ được tính như sau:
– Giá trị tài sản mới tại Quyết định 618/QĐ-BTC năm 2019 của xe VIOS G = 487.000.000 đồng.
– Do đã sử dụng 03 năm: Phần trăm chất lượng còn lại của ô tô = 70%.
=> Giá tính lệ phí trước bạ = 487.000.000 đồng x 70% = 340.900.000 đồng.
=> Lệ phí trước bạ = 340.900.000 đồng x 2% = 6.818.000 đồng.
Lệ phí cấp đổi giấy đăng ký, biển số xe
Lệ phí cấp đổi giấy đăng ký xe, biển số xe hiện đang được áp dụng theo quy định tại Thông tư 229/2016/TT-BTC:
* Trường hợp sang tên ô tô cũ khác tỉnh:
Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, khi sang tên ô tô cũ khác tỉnh, người mua phải đổi cả giấy đăng ký và biển số xe. Lệ phí cấp đổi giấy đăng ký xe kèm theo biển số xe như sau:
– Ô tô (trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách di chuyển từ khu vực có mức thu thấp về khu vực có mức thu cao): 150.000 đồng/lần/xe.
– Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ moóc: 100.000 đồng/lần/xe.
– Riêng trường hợp xe ô tô cũ chuyển từ khu vực phải nộp lệ phí thấp về khu vực phải nộp lệ phí cao thì áp dụng mức phí sau:
Đơn vị tính: đồng/lần/xe
Stt
Chỉ tiêu
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
1
Ô tô (trừ ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách tại điểm 2 mục này)
150.000 – 500.000
150.000
150.000
2
Ô tô con không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách
2.000.000 – 20.000.000
1.000.000
200.000
3
Sơ mi rơ moóc, rơ moóc đăng ký rời
100.000 – 200.000
100.000
100.000
* Trường hợp sang tên ô tô cũ cùng tỉnh:
Người mua không bắt buộc phải đổi biển số, chỉ cần làm thủ tục cấp đổi giấy đăng ký xe với lệ phí là 30.000 đồng/lần/xe.
Những lưu ý trong quá trình mua bán xe ô tô cũ
Kiểm tra lý lịch chiếc xe
Tốt nhất người mua cần kiểm tra tỉ mỉ nội, ngoại thất và hiệu quả hoạt động của ô tô cũ đã qua sử dụng. Quan trọng hơn, người mua cần tìm hiểu về lý lịch của xe ô tô xem thử tên đăng ký trong giấy tờ có chính xác không, biển số xe có đồng nhất với giấy tờ không và kiểm tra từng chi tiết trong ngoài xe, sử dụng thử các tính năng trên xe xem còn hoạt động không.
Lái thử và cảm nhận
Trong quá trình lái thử xe người mua cần chú ý đến chuyển động của xe khi di chuyển qua các cung đường, khả năng bức tốc, leo đèo, cách xe chuyển làn có bị trễ lái không,…
Kiểm tra gầm xe
Khung gầm xe là chi tiết tiếp xúc gần với mặt đường và rất dễ bị hư hỏng, gỉ sét nên khi kiểm tra ngoại thất, nếu được hãy nhờ một người hoặc thuê một người có kinh nghiệm sửa xe ô tô kiểm tra bộ phận này thật kỹ nhé.
Kiểm tra lịch sử bảo dưỡng
Lịch sử bảo dưỡng cũng sẽ phản ánh rất nhiều về tình trạng của xe ô tô hiện tại, các chi tiết bên trong xe được thay đổi, sửa chữa như thế nào đều được thể hiện bên trong đó.
Kiểm tra thông tin bảo hiểm xe
Bảo hiểm có thể là chi tiết thường bị bỏ qua khi khách hàng muốn mua xe cũ. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thông tin quan trọng nhất mà chúng ta cần lưu ý nhằm định hướng được những chi phí duy trì phương tiện trong tương lai.
Xem thêm các xe cũ khác
Nên liên hệ xem nhiều xe để có thể lựa chọn được một chiếc xe chất lượng nhất, cố gắng truy cập nhiều sàn thương mại để có thể tìm ra chiếc xe tốt và phù hợp nhất.
Mua xe ô tô cũ không sang tên có được không?
Ô tô là tài sản BẮT BUỘC phải sang tên từ 11/02/2020 theo quyết định 933/QĐ-BCA-C08
Đối với ô tô mua mới, chủ sở hữu có trách nhiệm phải đưa xe đến cơ quan đăng kí xe để đăng ký xe và được cấp biển số xe theo quy định.
Đối với ô tô cũ được chuyển quyền sở hữu từ việc mua bán, tặng cho, thừa kế, điều chuyển… thì chủ xe cũng phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục đăng ký sang tên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe.
Những câu hỏi thường gặp khi mua bán xe ô tô cũ
Thủ tục sang tên xe ô tô cho, tặng như thế nào?
Một điều khác với khi cho tặng nhà đất, là việc cho tặng xe không phải nộp thuế thu nhập cá nhân nên việc tặng cho và sang tên xe mua lại bình thường là giống nhau. Người được tặng chỉ phải nộp lệ phí trước bạ và tiền đổi biển số hoặc đăng ký thì nộp thêm lệ phí đổi biển và đăng ký.
Mua xe ô tô cũ không sang tên được không?
Có thể được, nhưng cũng khuyến cáo khách hàng là bắt buộc phải làm hợp đồng mua bán hay uỷ quyền, vì nó là điều cần và đủ cho sau này ta có bán xe đi thì còn làm thủ tục sang tên cho người mua tiếp theo.
Nhưng hiện tại pháp luật quy định phải sang tên khi mua xe, nêu không thì sẽ bị phạt lỗi không chính chủ.
Ưu điểm của việc mua xe oto cũ là gì?
Ưu điểm của việc mua xe ô tô cũ là giảm được các chi phí như phí đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm hình sự, phí đăng ký biển số, phí sử dụng đường bộ cuối cùng nặng nhất là 10% phí trước bạ. Đặc biệt với số tiền bạn bỏ ra có thể sở hữu được dòng xe mới nhất, tuy nhiên để hoàn tất hết việc mua bán và chính thức sở hữu xe ô tô đó bạn phải hoàn thành thủ tục mua bán xe ô tô cũ.
Kết luận
Trên đây là chi tiết thông tin về Thủ Tục Mua Bán Xe Ô Tô Cũ, Cách Làm Giấy Tờ, Phí Công Chứng Hợp Đồng. Hy vọng với bài viết này của Nghiện car, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và giúp cho quá trình bán lại hay sở hữu 1 chiếc xe ô tô ưng ý sẽ trở nên thật suôn sẻ nhé!
5/5 – (1 bình chọn)