Các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội công bố điểm chuẩn đánh giá năng lực năm 2021
Mục lục bài viết
Một số trường, khoa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố điểm chuẩn bằng phương thức xét kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của trường năm 2021.
Căn cứ kết quả thi giá năng lực và hồ sơ xét tuyển của các thí sinh, các trường,khoa thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố điểm chuẩn năm 2021.
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Điểm chuẩn xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Khoa học Tự nhiên 2021.
Trường Đại học Ngoại ngữ
Trường Đại học Ngoại ngữ cũng vừa công bố điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia. Theo đó, thí sinh trúng tuyển phải đảm bảo các điều kiện sau: Tốt nghiệp Trung học phổ thông, đạt hạnh kiểm Tốt trong 3 năm học THPT;
Điểm trung bình chung 5 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ I lớp 12) môn Ngoại ngữ đạt từ 7.0 trở lên;
Kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 110/150 điểm trở lên.
Đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của Bộ GD&ĐT, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Ngoại ngữ.
Trường Đại học Giáo dục
Trường Đại học Giáo dục (mã trường QHS): QHS. Quản trị trường học; QHS. Quản trị Công nghệ Giáo dục; QHS. Khoa học Giáo dục; QHS. Tham vấn học đường; QHS. Quản trị Chất lượng Giáo dục; QHS. Giáo dục Tiểu học; QHS. Giáo dục Mầm non: 95 điểm.
Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội
4 ngành của khoa Luật lấy điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội là 90/150 điểm.
Chia sẻ về lý do Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện lại phương án thi đánh giá năng lực mà đã bỏ từ mấy năm trước đây, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Trưởng ban Đào tạo, Phó Trưởng ban Chỉ đạo tuyển sinh Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Trước hết xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn. Với những thay đổi trong Luật giáo dục đại học, việc tuyển sinh được giao tự chủ cho các trường đại học. Hiện nay tuyệt đại đa số các trường đại học chủ yếu vẫn sử dụng kết quả kỳ thi THPT để xét tuyển đại học.
Về cơ bản kỳ thi THPT hướng tới mục tiêu chỉ phục vụ tốt nghiệp THPT, do đó về lâu dài các trường đại học phải chủ động có phương án tuyển sinh riêng của mình. Đặc biệt với các trường đại học lớn, lâu đời, có uy tín và xếp hạng cao, có nhiều ngành nghề có sức hút thí sinh và tính cạnh tranh cao thì rất cần một kỳ thi để phân loại, tuyển chọn được những sinh viên có chất lượng đầu vào tốt”.
Ông Nguyễn Đình Đức nói thêm: “Mặt khác, bài thi đánh giá năng lực kết quả học tập bậc THPT còn phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: Đánh giá năng lực của học sinh THPT theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông mới; Định hướng nghề nghiệp cho người học trên nền tảng kiến thức và năng lực cá nhân;
Kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng, thái độ của người học và đặc biệt các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước tham khảo phục vụ công tác tuyển sinh đại học, đào tạo nghề phù hợp; Đánh giá chung về kết quả học tập bậc THPT và phân tích, dự báo kết quả học tập bậc đại học của người học.
Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xếp loại các trường THPT, góp phần xây dựng, hoàn thiện chính sách quốc gia về giáo dục đào tạo”.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức đợt 1 của năm 2021 kỳ thi đánh giá năng lực vào sáng ngày 10/6 theo phương thức giãn cách xã hội, chỉ tối đa 240 thí sinh/ngày.
Bích Thảo (T/h)
Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cac-truong-thuoc-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi-cong-bo-diem-chuan-danh-gia-nang-luc-nam-2021-a510248.html