Các yếu tố cấu thành thị trường xuất khẩu. – Tài liệu text
11
cung ứng sẽ dựa vào lợi thế về vốn, công nghệ nên họ chủ
yếu xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.
Với những nước đang phát triển các nhà cung ứng của
các nước này chủ yếu cung cấp những sản phẩm chứa
nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên.
Ở Việt Nam hầu hết các nhà cung ứng là các doanh
nghiệp mới kinh doanh xuất nhập khẩu chưa có uy tín trên
thị trường quốc tế nên chịu sức ép rất lớn từ các nhà cung
ứng nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc và các nước Đông
Nam Á do phần lớn các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam
trùng với các nước này và sức cạnh tranh của chúng ta yếu
hơn. Vì vậy nâng cao sức cạnh tranh cho các nhà xuất
khẩu Việt Nam là mục tiêu hàng đầu khi hội nhập kinh tế
thế giới.
* Cầu về một mặt hàng là tập hợp những nhu cầu,
mong muốn của khách hàng về hàng hoá đó mà các khách
hàng này có khả năng và sẵn sàng trả tiền để thoả mãn các
nhu cầu đó. Cầu về hàng hoá trên thị trường rất lớn và có
thể được phân chia thành các loại sau: Cầu của nhà sản
12
xuất, cầu của các nhà kinh doanh thương mại và cầu của
người tiêu dùng cuối cùng.
Do khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, rất
nhiều sản phẩm có khả năng thay thế nhau ra đời, điều này
có ảnh hưởng trực tiếp đến vòng đời sản phẩm và nhu cầu
về mặt hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Ngoài ra
nhu cầu về một loại sản phẩm trên các thị trường khác
nhau cũng rất khác nhau do ảnh hưởng của các yêú tố văn
hoá, xã hội, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển,… ở mỗi
quốc gia là khác nhau.
* Giá cả: Giá quốc tế có tính chất đại diện đối với mỗi
loại hàng hoá nhất định trên thị trường, giá đó phải là giá
của những giao dịch thông thường không kèm theo bất kỳ
một điều kiện thương mại đặc biệt và thanh toán bằng
ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trong thực tế, giá cả quốc tế
của mỗi loại hàng hoá biến động rất phức tạp và chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như:
+ Nhân tố chu kỳ: đó là sự vận động có tính quy luật
của nền kinh tế.
13
+ Khách hàng: tác động lên giá cả bởi khả năng mua
của họ, sự bằng lòng mua, vị trí của sản phẩm trong lối
sống của họ, giá cả của sản phẩm thay thế.
+ Cạnh tranh: bao gồm cạnh tranh giữa người bán với
người bán, người mua với người mua và người bán với
người mua. Cạnh tranh thường làm cho giá cả hàng hoá rẻ
hơn. Thông thường cạnh tranh tác động lên giá cả dưới
góc độ số lượng các doanh nghiệp kinh doanh cùng một
mặt hàng, quy mô của các doanh nghiệp, sự khác biệt sản
phẩm của doanh nghiệp và vị thế của doanh nghiệp trên
thị trường.
+ Nhân tố cung cầu:là những nhân tố quan trọng tác
động trực tiếp đến lượng cung cấp hoặc khối lượng tiêu
thụ của hàng hoá trên thị trường do đó có ảnh hưởng rất
lớn đến biến động giá trên thị trường.
+ Lạm phát: Lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, do
vậy mà ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá của một quốc gia
trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
+ Nhân tố thời vụ: tác động đến giá cả theo tính thời
vụ của sản xuất và lưu thông.
14
Ngoài các yếu tố trên, giá cả quốc tế của hàng hoá còn
chịu tác động của các yếu tố khác như chính sách của
chính phủ, tình hình an ninh, chính trị của các quốc gia,…
4.
Vai trò của thị trường xuất khẩu
đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vị trí trung
tâm trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Thị
trường luôn là mục tiêu mà mỗi doanh nghiệp mong muốn
xâm nhập và chiếm lĩnh lấy.
Thị trường xuất khẩu là một bộ phận trong thị trường
nói chung của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp kinh doanh xuất khẩu, thị trường xuất khẩu giữ vai
trò chủ đạo thể hiện qua:
* Thị trường xuất khẩu quyết định mục tiêu của doanh
nghiệp: Hầu hết mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp là
lợi nhuận, lợi nhuận đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và
phát triển. Để thực hiện được mục tiêu đó doanh nghiệp
phải giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm mà thị trường
là yếu tố then chốt. Số lượng sản phẩm tiêu thụ càng nhiều
khả năng phát triển của doanh nghiệp càng cao bởi vì khi
15
đó quy mô sản xuất của doanh nghiệp được mở rộng làm
chi phí sản xuất giảm do lợi thế theo quy mô. Do vậy đối
với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá thì việc thâm
nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu là điều tiên quyết
dẫn đến thành công của doanh nghiệp.
* Thị trường xuất khẩu phản ánh tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp. Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động
trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy khi nhìn
vào thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp ta có thể thấy
tình hình phát triển, mức độ tham gia vào thị trường quốc
tế của doanh nghiệp cũng như quy mô sản xuất kinh doanh
và khả năng phát triển trong thời gian tới.
* Thị trường xuất khẩu trực tiếp điều tiết, hướng dẫn
việc sản xuất kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu.
Để đạt được mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, doanh
nghiệp cần phải giải quyết tốt mục tiêu: thoả mãn tốt nhất
nhu cầu của khách hàng để từ đó tăng khả năng tiêu thụ
sản phẩm. Việc quyết định cung ứng sản phẩm gì, bằng
phương thức nào, cho ai là do nhu cầu của thị trường
quyết định. Chính sách khách hàng trên thị trường xuất
Source: https://mix166.vn
Category: Thị Trường