Cách bày, trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản, đẹp nhất 2023

Trang trí bàn thờ ngày Tết là thói quen, tập tục của người Việt từ xưa tới nay như một cách để tri ân, nhớ tới tổ tiên nhân dịp chào đón năm mới. Hướng dẫn trang trí bài trí bàn thờ trong dịp lễ Tết như thế nào cho đúng và những điều cần kiêng kỵ để năm mới gặp nhiều may mắn sẽ được bài viết tiết lộ ngay dưới đây.

XIN THƯỜNG NIỆM “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

I. Ý nghĩa của việc trang trí bàn thờ ngày Tết

Trang trí bàn thờ ngày Tết được thực hiện bắt đầu từ 23 tháng Chạp cho đến trước 30 Tết. Với nhiều gia đình, việc bài trí cho bàn thờ trang nghiêm, đẹp đẽ, lịch sự không chỉ giúp cảnh quan ngôi nhà, phòng thờ cúng trở nên trang hoàng hơn mà đó còn là nơi để con cháu báo hiếu với gia tiên.

cách làm đồ trang trí bàn thờ ngày tết

Bàn thờ được trang trí và bày biện đầy đủ cũng giúp cho gia chủ cầu xin một năm mới sung túc, nhiều may mắn

Nhiều người quan niệm rằng “Trần sao âm vậy” nên việc bài trí bàn thờ nhân dịp đón năm mới đặc biệt quan trọng và có thể cầu tài cầu lộc may mắn từ ông bà tổ tiên ban phước cho con cháu. 

II. Cách bước chuẩn bị để bày bàn thờ ngày Tết

Trang trí bàn thờ ngày Tết không chia theo phong tục vùng miền mà tựu lại là hoạt động diễn ra thường niên để con cháu có dịp làm sạch bàn thờ, cải tạo và trưng bày lên những món đồ lễ vật đẹp nhất. Điểm chung là sẽ có những lễ vật: hoa quả, đồ cúng mặn hoặc đồ cúng chay. Và để trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp nhất mọi người sẽ cùng thực hiện các bước gồm:

1. Quét dọn bàn thờ sạch sẽ

Hàng ngày, hàng tháng các gia đình đều dọn bàn thờ và bày biện nước cúng dâng lên tổ tiên. Tuy nhiên, trong những dịp lễ Tết cuối năm việc vệ sinh bàn thờ sẽ được chú trọng và thực hiện cẩn thận hơn. 

bày bàn thờ ngày tết

Việc lau dọn bàn thờ được làm cực kì cẩn thận 

  • Trước khi quét dọn, bạn cần thắp nén hương khấn xin với tổ tiên rằng chúng con xin được hạ lễ vật bày biện trên bàn thờ xuống để thực hiện quét dọn lau chùi. Đây là phong tục lâu năm của người Việt mỗi lần thực hiện quét dọn bàn thờ kỹ càng trước mỗi dịp lễ Tết.
  • Riêng với bát hương và một số tượng như: tượng Phật, tượng trang trí khi bạn muốn lau dọn cần phải thắp hương và khấn xin tổ tiên. Sau khi xê dịch bát hương và tượng Phật để lau chùi bạn cần phải đặt về đúng vị trí cũ để tránh điều xui xẻo. Đồng thời bạn nên thực hiện quét dọn từ trên cao xuống dưới để dọn sạch toàn bộ bụi bẩn còn bám sót lại trong quá trình lau dọn.
  • Nếu bạn muốn rút chân nhang ra khỏi bát hương chú ý nên để lại 1 ít chân nhang theo các số lẻ như 3,5,7. Đồng thời phần chân nhang đã rút ra tuyệt đối không vứt vào sọt rác mà hãy đốt chúng thành tro.
  • Nên thực hiện lau chùi bàn thờ bằng nước sạch và rượu thơm ngâm cùng các loại cây thảo dược. Khăn dùng để lau bàn thờ cũng là khăn riêng, không sử dụng chung với các mục đích khác.

2. Chuẩn bị vật phẩm trang trí cúng lễ

Để trang trí bàn thờ ngày Tết sung túc đủ đầy bạn vẫn cần chuẩn bị một số các vật phẩm sau: 

  • Bát hương: Gia đình có thể sử dụng sẵn bát hương đã có hoặc thay đổi bát hương theo kích thước mong muốn. Bát hương là vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ gia chủ thắp lên nén nhang tưởng nhớ đến tổ tiên đã khuất.
  • Lư hương: Lư hương thể hiện sự trang nghiêm, kính trọng con cháu đối với tổ tiên. Đây là món đồ không thể thiếu trên bàn thờ của mỗi gia đình người Việt cổ xưa. Cho đến nay phong tục ấy vẫn được lưu truyền và gìn giữ ở nhiều gia đình có điều kiện xây bàn thờ cao to, rộng rãi.

đồ trang trí bàn thờ ngày tết

Cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm cần thiết trên bàn thờ ngày Tết

  • Đèn dầu/chân nến: Đây là vật dụng chiếu sáng ở trên bàn thờ, mang ý nghĩa tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Đèn dầu/chân nến giúp cho bàn thờ của gia đình trở nên ấm cúng, luôn được soi rọi và trở nên trang nghiêm hơn.
  • Đài thờ, chóe thờ: Thường có 3 lọ đựng gạo, nước, muối đại diện cho tình cảm anh em bền chặt, hòa thuận, đoàn kết.
  • Lọ hoa: Thường được đặt ở hai bên bàn thờ với những bông hoa thơm dâng lên tổ tiên như một lời tri ân và và để không gian trang hoàng hơn.
  • Mâm bồng: Làm mâm đĩa để bày hoa quả cúng lễ dâng lên tổ tiên. Mâm đĩa được làm sạch và bài trí các loại hoa quả thơm ngon giúp cho bàn thờ sung túc và đầy đủ.
  • Bộ chén đũa thờ: Là cái bát ăn cơm đũa thìa được sử dụng để bày trí góc món ăn dâng lên tổ tiên trong các ngày lễ Tết.

III. Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản, đẹp nhất

Trang trí bàn thờ ngày Tết không chỉ là việc bạn chuẩn bị các vật dụng để bày biện mà còn đặc biệt chú trọng đến thứ tự và cách sắp xếp sao cho hợp lý và đẹp mắt. Dưới đây là hướng dẫn trang trí bàn thờ ngày Tết chuẩn chỉ nhất theo phong tục cổ truyền của người Việt.  

1. Bài trí vật dụng trên ban thờ

Khi bày biện mâm ngũ quả, bánh kẹo, hoa trái lên bàn thờ bạn cần xác định được vị trí của chúng ở đâu để việc trang trí bàn thờ ngày Tết diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và không phải sắp đặt lại nhiều lần. 

  • Ngai thờ: Được đặt ở trong cùng tại vị trí chính giữa bàn thờ. Ngai thờ có chiều cao nhất định nên hoàn toàn không bị che lấp bởi bát hương hay các các vật dụng khác được bày trí trên ban. 

cách bày bàn thờ ngày tết

Khi trang trí bàn thờ cần phải xác định đúng vị trí các đồ dùng, vật cúng

  • Bát hương: Được đặt ngay vị trí chính giữa bàn thờ, trước di ảnh. Bát hương nên để cách mắt bàn thờ một khoảng vừa đủ để tàn hương có chỗ rủ xuống.
  • Lư hương: Lư hương thường được đặt đằng sau bát hương và để ở vị trí cao giúp cho bàn thờ trang trọng và chuẩn với phong cách của người Việt xưa. 
  • Đèn dầu/chân nến: Bạn nên đặt đèn dầu chân nến ở rìa 2 mép của bàn thờ để chúng không chiếm diện tích và tạo nên vẻ đẹp lung linh hơn, thắp sáng cả bàn thờ.
  • Đài thờ và chóe thờ: Bạn để hai vật dụng này ở đằng sau đèn dầu, chân nến.
  • Lọ hoa: Đặt ở hai bên trái và phải của bàn thờ tạo sự cân xứng.
  • Mâm bồng: Đặt ở phía trước bát hương và lọ hoa tùy theo kích thước của mâm bồng to hay nhỏ bạn có thể sắp xếp tùy chỉnh để bàn thờ có diện tích tối ưu nhất. 
  • Bát cơm, đũa thờ: Được đặt ở bên phải và lệch so với bát hương một chút.

2. Nguyên tắc trưng bày bàn thờ Tết

Trang trí bàn thờ ngày Tết bạn cần chú ý đến phân loại đồ thờ và đồ cúng để có sự thay đổi linh hoạt mà không bị vi phạm vào các nguyên tắc thờ cúng tổ tiên. Trên bàn thờ sẽ có đồ thờ và đồ cúng. Đồ thờ là những đồ vật để cố định ở trên ban như tượng, bát hương, đèn dầu, chân nến. Đồ cúng là lễ vật được thay đổi thường xuyên hàng ngày như đồ ăn, hoa quả, bánh kẹo, hoa, nước, rượu,…

cách trang trí bàn thờ ngày tết

Khi thay đổi đồ thờ cúng cần linh hoạt để không vi phạm vào các nguyên tắc thờ cúng tổ tiên

Đối với các lễ vật để cúng, bạn bày biện lên các đĩa, mâm bồng và sử dụng bát đũa riêng. Bài trí đồ cúng sao cho hợp lý và tối ưu không gian trên bàn thờ để tránh bị xô lệch các đồ vật khác. Trong ngày Tết, mâm lễ cúng thường có rất nhiều món và không thể để hết lên ban. Bạn có thể xếp mâm cỗ lên bàn, đặt ngay dưới bàn thờ và chỉ trưng bày dâng lên ban bánh chưng, mứt Tết, bánh kẹo để vừa trang trí làm đẹp ban thờ vừa tạo cảm giác sung túc đủ đầy nhân dịp năm mới về. 

3. Cách trang trí đồ cúng ngày Tết trên bàn thờ

Để trang trí bàn thờ ngày Tết sao cho đủ đầy ý nghĩa nhất, bạn có thể sử dụng hoa quả, bánh kẹo giúp tạo nên không gian ấm cúng, màu sắc tươi mới thu hút nhiều tài lộc cho gia đình. 

  • Cách bài trí bàn thờ bằng hoa: Khi chọn hoa để cắm bàn thờ bạn nên chọn những loại hoa như cúc vàng, lay ơn, hoa lily, hoa hồng,.. Lưu ý một số loại hoa không được sử dụng như hoa phong lan, hoa đại, hoa nhài, hoa dâm bụt,… Để lọ hoa bàn thờ Tết rực rỡ nhiều sắc màu, bạn hãy cắm xen kẽ nhiều loại hoa với nhau vừa tạo nên hương thơm đặc trưng vừa là những màu sắc cầu tài cầu lộc theo phong tục tập quán và quan niệm của người Việt.

hướng dẫn bày bàn thờ ngày tết

Cách sắp xếp đồ cúng lên bàn thờ vào ngày lễ Tết

  • Bày bàn thờ ngày Tết đẹp bằng bánh kẹo, trái cây: Để thêm màu sắc trên bàn thờ nhân dịp Tết đến xuân về các gia đình thường ưa chuộng sử dụng trái cây và bánh kẹo để dâng lên ban. Bánh kẹo hiện nay có rất nhiều các mẫu mã đặc trưng phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán. Đặc biệt trên bàn thờ không thể thiếu mâm ngũ quả và hộp mứt Tết. Mâm ngũ quả đại diện cho cầu – sung – vừa – đủ – xài. Còn mứt Tết là biểu tượng đặc trưng, không được phép thiếu khi gia đình trang trí bàn thờ Tết. 
  • Bài trí bàn thờ bằng bánh chưng: Bánh chưng cũng là “dấu hiệu” nhận biết Tết đến xuân về trên khắp đất nước ta. Nếu miền Bắc sử dụng bánh chưng phổ biến thì miền Mam người ta thường cúng bánh tét. Đây đều là 2 loại bánh truyền thống, có nhân đậu xanh, thịt mỡ, lớp áo bên ngoài là gạo nếp mềm dẻo. Bánh chưng hay bánh tét đều mang ý nghĩa đại diện cho hình ảnh trời – đất dung hòa, cầu chúc 1 năm mới nhiều may mắn, tài lộc, không có thiên tai. 

IV. Lưu ý kiêng kị khi bày trí bàn thờ ngày Tết

Lau dọn và trang trí bàn thờ ngày Tết luôn là phần việc cần được chú tâm nhất để hành khí tài lộc của gia đình được hanh thông, thuận lợi trong năm mới. Dưới đây là 1 số lưu ý cách bài trí ban thờ để bạn đọc tham khảo và thực hành:

  • Vị trí đặt ban thờ: Bạn nên tìm vị trí sát tường để đặt ban thờ, vì đây là nơi vững chắc và trang nghiêm trong nhà. Đồng thời, khi chọn hướng quay nên tránh hướng Đông Bắc, bàn thờ được đặt ở hướng Đông Bắc nhìn ra Tây Nam được xem là không tốt trong phong thủy. Ngoài ra, ban thờ cũng nên được để ở phòng riêng hoặc vị trí thoáng mát, tránh ảnh hưởng cho gia đình khi thắp hương hoặc cúng lễ. 
  • Vị trí đặt bát hương: Bát hương được ví là nơi linh thiêng nhất trên bàn thờ. “Động” bát hương nghĩa là vị trí của bát hương bị sai lệch so với ban đầu. Đây là điều khó tránh khỏi khi bạn lau dọn và bài trí lễ vật nhân dịp đón năm mới. Vì vậy, để tránh xui xẻo, khi lau dọn bạn nên chú ý không làm xê dịch vị trí của bát hương, nếu có thì hãy nhanh chóng chỉnh về vị trí cũ. 

cách bày bàn thờ ngày tết miền bắc

Những điều kiêng kị cần phải tránh khi lau dọn bàn thờ ngày Tết

  • Hoa trang trí ban thờ: Trang trí bàn thờ ngày Tết không thể thiếu đi những bó hoa tươi. Bạn không nên đặt cả chậu hoa lên bàn thờ, vừa chiếm diện tích vừa đánh mất đi sự tôn nghiêm vốn có. Thay vào đó, hãy cắt tỉa hoa gọn gàng, cắm vào lọ hoa riêng và trưng bày tại 2 góc của bàn thờ. 
  • Thắp hương: Bạn nên thực hiện thắp hương vào buổi sáng và tối. Bàn thờ nên đặt ở vị trí thoáng khí để khói hương bay thẳng lên và nhanh chóng thoát mùi. Khói hương quẩn quanh trong nhà báo hiệu điềm không tốt đối với gia chủ. 
  • Quét dọn bàn thờ: Không nên dùng chổi quét nhà, quét bàn ghế để lau dọn bàn thờ. Bạn nên mua bộ chổi, khăn lau riêng để thể hiện sự tôn trọng với những người đã khuất. 
  • Đồ cúng lễ: Luôn sắp đầy mâm cơm là nguyên tắc khi bạn dâng đồ cúng lên ban thờ. Trang trí bàn thờ ngày Tết là cả sự tinh tế và thể hiện tấm lòng thành của gia chủ đối với ông bà tổ tiên của dòng họ. 

Trang trí bàn thờ ngày Tết giúp gia chủ rước nhiều tài lộc về nhà, tri ân đến tổ tiên đã khuất. Đây là nét đẹp văn hóa diễn ra thường niên, được các gia đình Việt đặc biệt chú trọng. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có thể tự mình dọn dẹp, bài trí bàn thờ cho gia đình nhỏ của mình.

XIN THƯỜNG NIỆM “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”