Cách gói bánh chưng xanh đẹp đón Tết Nguyên đán 2023
Dưới đây là hướng dẫn gói bánh chưng vừa vuông lại xanh đẹp để cúng Tết Nguyên đán 2023 mà bạn có thể tham khảo.
Chi tiết cách gói bánh chưng đón Tết Nguyên đán 2023
Mục lục bài viết
1. Nguyên liệu gói bánh chưng
– Lá dong: Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Ngâm lá vào nước cho mềm, rửa sạch hai mặt lá và để ráo nước.
Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, cắt bớt gân lá cho lá mềm để dễ gói.
– Lạt: Lạt gói bánh chưng là loại lạt giang, mỏng, mềm và dẻo dai.
Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.
– Gạo nếp: Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon.
Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng, đãi sạch sạn, vớt ra để ráo nước trước khi gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.
– Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, nấu chín, đánh tơi để làm nhân bánh.
Tỷ lệ thông thường là 8 phần gạo: 2 phần đỗ.
– Gia vị: muối, hạt tiêu.
2. Sơ chế nhận và lá dong gói bánh chưng
– Ngâm đỗ xanh trong nước khoảng 2 tiếng cho nở, sau đó đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Cho thêm một thìa muối, trộn đều rồi mang đồ chín. Lúc đỗ còn nóng dùng muỗng đánh cho đỗ tơi nhuyễn rồi nắm thành từng nắm có kích vừa phải.
Lưu ý: Bạn cũng có thể để nguyên đỗ sống đã ngâm cho nở, vớt ráo nước và xóc muối để gói.
– Ngâm gạo nếp trước khoảng 8 tiếng trước khi gói cho mềm ( chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, ngâm lâu gạo sẽ bị chua và bở ).
Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó sóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối. Cần chú ý cho lượng muối vừa đủ tránh bánh bị quá nhạt hoặc quá mặn.
Nếu muốn bánh được xanh và thơm hơn, bạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ, lọc lấy nước cốt mà xanh để ngâm gạo nếp.
– Lá dong rửa thật sạch 2 mặt rồi đem phơi chỗ mát, thoáng gió cho ráo nước. Sau đó, dùng dao hoặc kéo tách phần sống lá riêng ra. Một mẹo nhỏ giúp bạn cắt sát vào lá nhưng không làm rách lá là hãy cắt từ giữa lá trở ngược lại phần cuống.
3. Hướng dẫn gói bánh chưng xanh đẹp
Tham khảo video cách gói bánh chưng xanh đẹp chưng Tết Nguyên đán. Nguồn: Internet
– B1: Lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân thịt lợn để phía trước.
– B2: Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt lá không có gân lá hướng xuống dưới. Xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân quay lên trên.
– B3: Đổ một nửa gạo lên trên trải đều khắp 4 góc. Sau đó, cho 1 phần nhân đậu xanh lên. Cuối cùng, cho nửa gạo nếp còn lại lên trên, phủ kín. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc cạnh. Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, dùng lạt buộc lại cho chắc.
– B4: Chúng ta cầm lần lượt các lá dong bên phải và trái gấp lại với nhau. Chú ý trong lúc gấp phải chắc tay thì cách gói bánh Chưng tại nhà mới đẹp mắt và vuông vắn. Giấu các mép thừa của lá vào bên trong, nếu thừa nhiều có thể dùng kéo cắt đi
– B5: Dùng 2 ngón của mỗi tay bóp lá dong của phần trên vào trong, rồi gập lại trong khi các ngón cái vẫn giữ cố định phần lá đã gấp lúc trước. Làm tương tự với đầu còn lại.
– B6: Sau khi chiếc bánh đã được hình thành, dùng 4 chiếc lạt để buộc bánh, phần lạt thừa cài gọn gàng vào các lớp lạt. Bạn cũng có thể đặt 4 chiếc lạt ở dưới lá dong ngay từ bước đầu tiên để tránh cho bánh bị xô lệch khi buộc.
Sau khi hoàn thành, bạn dùng hai tay ấn nhẹ xuống để bánh được chặt hơn. Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo, không bị thấm nước vào bên trong.