Cách làm củ kiệu ngày Tết giòn ngon hết ý cho dịp Tết Nguyên Đán 2021
“Củ kiệu dưa hành đòn bánh tét, bình hoa chậu kiểng khá tinh tươm”. Thật vậy, bữa cơm ngày đầu năm mới sẽ không còn hấp dẫn và đặc biệt nữa nếu thiếu đi củ kiệu – một món ăn ngày Tết đặc trưng chỉ có trên mâm cỗ Việt. Vậy nên, hãy để bTaskee mách bạn cách làm củ kiệu ngày Tết giòn ngon đúng điệu nhé.
Mục lục bài viết
Công dụng tuyệt vời của củ kiệu
Xưa nay, làm củ kiệu ngày Tết chủ yếu để làm cho mâm cơm ngày Tết thêm đậm đà và hấp dẫn. Thế nhưng, ít ai có thể biết được công dụng tuyệt vời mà củ kiệu ngâm đem lại cho sức khỏe con người.
Là một loại củ có hình dạng giống củ hành, nhưng ít hăng và nhỏ hơn, có vị hơi đắng, hơi cay và có tính ấm.
Trong củ kiệu có chứa nhiều vitamin A, D, E, K, có khả năng tăng lợi khuẩn, tăng sức đề kháng để chống chọi lại một số vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
Ăn củ kiệu cung cấp nhiều công dụng tốt cho cơ thể (Nguồn: Place.vn)
Không chỉ vậy, củ kiệu muối chua còn cung cấp một số men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, đây còn là loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa. Giúp cơ thể chống lại sự gây hại của các loại hóa chất không ổn định, sinh ra trong quá trình lấy và trao đổi chất, làm tổn thương và gây hại cho cấu trúc ADN.
Tuy nhiên, ngoài những tác dụng mà nó mang lại, nếu không ăn củ kiệu đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Ăn củ kiệu ngâm chua liên tục trong thời gian dài, hoặc ăn những lúc bụng đói dễ làm đau bao tử.
Làm củ kiệu ngày Tết nhưng không dùng hết, làm nổi váng, sinh ra nhiều vi khuẩn chứa nhiều độc tố có khả năng gây ung thư gan.
Củ kiệu – Món ăn truyền thống ngày Tết Việt
Nguồn gốc củ kiệu ngâm ngày Tết
Nếu như dưa hành là món ăn quen thuộc ở miền Bắc, dưa món là món đặc trưng ở miền Trung, thì củ kiệu chính là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết miền Nam.
Là một loại củ được trồng nhiều ở vùng sông nước Nam Bộ, nhất là ở Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… Cứ khoảng độ những ngày đầu tháng Chạp, kiệu ở các nhà vườn lại ùn ùn đổ về các khu chợ lớn nhỏ.
Người dân nơi đây tận dụng và tìm kiếm cách làm củ kiệu ngày Tết, biến tấu chúng thành món ăn đặc biệt. Hương vị lạ lạ tưởng chừng như rất khó ăn, nhưng đã thử qua rồi, thì mới “thấm thía” được cái hương vị của quê nhà.
Vào những ngày gần Tết, hình ảnh các bà, các mẹ cặm cụi nhặt từng bó hành, bó kiệu rồi đem phơi. Lại thấy trong lòng nao nao vì sắp được đón chào năm mới, được cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng, bánh tét.
Làm củ kiệu ngày Tết như một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, mà dù có đi xa cách mấy cũng sẽ nhớ mãi. Nếu có ai hỏi “mâm cơm ngày Tết có món nào đặc biệt”, thì chắc chắn sẽ chẳng ai quên được cái món mang hương vị độc đáo này.
Củ kiệu là món ăn ngày Tết không thể thiếu trên mâm cơm của người dân miền Nam (Nguồn: Foody)
Ăn củ kiệu ngày Tết có ý nghĩa gì?
Theo cách ăn của người miền Nam, họ không coi củ kiệu ngâm là 1 món ăn kèm với bánh tét. Họ xem đây là một món ăn riêng biệt không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới.
Nếu hỏi họ mâm cơm ngày Tết có những món nào, thì câu trả lời sẽ không bao giờ thiếu món củ kiệu ngâm, thịt kho hột vịt, cùng với bánh chưng, bánh tét. Vị mằn mặn, chua chua hòa cùng chút vị cay cay đặc trưng của củ kiệu, làm cho những món ăn ngày Tết thêm phần đậm đà và hấp dẫn.
Cắn miếng thịt kho Tàu thơm ngon béo ngậy, rồi ăn thêm một miếng củ kiệu, sẽ cho ra cái vị không thể nào tả được, không quá mặn, không quá béo mà cũng không quá chua.
Vị chua, mặn, cay cay của củ kiệu sẽ làm cho các món ăn ngày tết thêm trọn vị (Nguồn: Đất sen hồng)
Bởi vậy, người miền Nam mới “mê đắm” cái món ăn này, một món ăn dân dã đậm tình quê hương.
Không chỉ vậy, người dân miền Nam làm củ kiệu ngày Tết với quan niệm rằng, củ kiệu sẽ đem lại may mắn và tài lộc. Ăn củ kiệu ngâm để mong ước cho một năm mới tiền bạc đầy nhà, phát tài phát lộc và một năm vinh hoa phú quý.
Là 1 trong 10 món ăn ngày Tết Việt Nam chỉ nghe thôi đã thèm, củ kiệu ngâm chắc chắn sẽ là món ăn “đắt khách” nhất mà ai cũng nên thử qua 1 lần.
Làm củ kiệu ngày Tết để mong ước cho một năm mới phát tài, vinh hoa phú quý (Nguồn: Place.vn)
Cách làm củ kiệu ngày Tết truyền thống
Sẽ không khó để tìm mua củ kiệu ngâm mỗi khi đi chợ Tết. Thế nhưng, các bà các mẹ vẫn muốn tự tay sơ chế và chế biến ra những hũ kiệu nhà làm, vừa an toàn vệ sinh, lại vừa thơm ngon đúng ý.
Một hũ kiệu ngâm chất lượng, chuẩn vị miền Nam là kiệu sau khi ngâm vẫn giữ được độ giòn, thấm đều gia vị. Không còn cảm giác quá cay nồng hay quá đắng.
Vì thế, nếu bạn vẫn chưa biết cách làm củ kiệu ngày Tết giòn ngon đúng điệu, thì lưu ngay những bí quyết dưới đây thôi nào.
Làm củ kiệu ngày Tết giòn ngon qua một số bí quyết chọn kiệu ngon (Nguồn: Phụ nữ và gia đình)
Bí quyết chọn kiệu ngon
Hiện nay, người ta thường dùng 2 loại kiệu phổ biến, là kiệu Huế và kiệu trâu để làm củ kiệu ngày Tết.
Kiệu Huế hay còn được gọi là kiệu quế, là loại kiệu có phần thân củ to tròn, chắc, có phần thắt eo rõ rệt. Còn kiệu quế thì có thân mảnh và nhỏ hơn, đuôi to và không có thắt eo.
Lựa chọn củ kiệu bóng, trắng tránh mua củ kiệu dập nát làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị (Nguồn: Điện máy xanh)
Theo kinh nghiệm của những người sành ăn, khi lựa chọn kiệu để thực hiện cách làm củ kiệu ngày Tết, nên chọn kiệu Huế. Bởi vì kiệu này sẽ làm cho kiệu sau khi ngâm có mùi không quá hăng, không quá cay và giòn ngọt hơn rất nhiều.
Nên lựa chọn những củ kiệu bóng, trắng tươi, có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ. Khi ngâm chúng sẽ nhanh chóng thấm đều gia vị hơn.
Đặc biệt là tránh mua những củ kiệu dập nát, điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của kiệu sau khi ngâm.
Sơ chế củ kiệu
Làm củ kiệu ngày Tết đơn giản với 2 cách ngâm thông dụng (Nguồn: Bazan travel)
Trước khi đến với những cách làm củ kiệu ngày Tết, chúng ta cần phải sơ chế và làm sạch củ kiệu.
Vì củ kiệu nằm dưới đất nên dính rất nhiều đất bẩn, do đó, bạn phải dũ sạch lớp đất này cho dễ rửa nhé.
Có 2 cách để làm sạch và sơ chế củ kiệu.
Cách 1. Làm sạch kiệu với muối
Bước 1. Bạn nên cắt bỏ rễ củ kiệu và lớp vỏ bẩn bên ngoài. Lưu ý, khi cắt rễ không nên cắt quá sâu vào bên trong. Vì nếu như vậy sẽ làm củ kiệu dễ bị hỏng do úng nước.
Sau đó, ngâm củ kiệu muối hạt khoảng 8 tiếng để loại sạch các chất bẩn có trong củ kiệu.
Không cắt rễ sâu vào bên trong khi sơ chế về nó sẽ làm củ kiệu nhanh hư, không còn ngon (Nguồn: Thuocthang)
Bước 2. Vớt củ kiệu ra và ngâm tiếp vào nước muối, hoặc ngâm vào nước đá để kiệu giòn hơn. Ngâm khoảng 30 phút, bạn vớt củ kiệu ra cho ráo nước rồi đem phơi cho héo. Không nên làm củ kiệu quá héo, vì sẽ làm củ kiệu dai và không được ngon.
Ngâm kiệu với nước muối để kiệu giòn hơn
Bước 3. Sau khi phơi, bạn làm sạch lại 1 lần nữa. Loại bỏ lớp vỏ và lớp rễ còn sót lại trước khi đem ngâm.
Làm sạch củ kiệu đúng cách để làm kiệu ngâm ngày Tết giòn ngon như ý (Nguồn: Vn Express)
Cách 2. Làm sạch củ kiệu với tro bếp và phèn chua
Bước 1. Hòa lẫn 1 ít tro bếp với nước. Sau đó bạn cho kiệu vào ngâm qua đêm để loại bỏ hết chất bẩn.
Ngâm kiệu qua đêm để làm loại bỏ các chất dơ
Bước 2. Vớt củ kiệu ra và cắt bỏ phần rễ, lột bỏ lớp vỏ dơ bên ngoài. Cũng tương tự như khi ngâm kiệu với muối. Không nên cắt quá sâu vào phần đầu của củ kiệu. Làm như thế, kiệu khi ngâm sẽ không còn giòn và ngon.
Cắt bỏ phần rể và các lớp ngoài của kiệu
Bước 3. Rửa sạch lại 2-3 lần với nước. Sau đó ngâm kiệu trong đá khoảng 30 phút để kiệu được giòn hơn.
Ngâm kiệu với đá khoảng 30 phút
Bước 4. Vớt kiệu ra, xả sạch 1 lần nữa với nước. Phèn chua pha loãng với nước sau đó đổ kiệu vào ngâm khoảng 1 giờ đồng hồ.
Ngâm kiệu với phèn chua và nước
Bước 5. Sau khi ngâm với phèn chua xong, vớt kiệu ra và đem phơi héo dưới ánh nắng mặt trời. Chỉ phơi cho đến khi kiệu héo ở mức vừa phải là được.
Phơi kiệu dưới ánh nắng mặt trời.
Bước 6. Sau khi kiệu đã héo, sơ chế thêm 1 lần nữa bằng cách lột bỏ lớp vỏ và lớp rễ còn sót trên củ kiệu, để kiệu khi ngâm được trắng và sạch sẽ nhất.
Lột bỏ lớp vỏ và lớp rễ còn sót trên củ kiệu
Vậy là chúng ta đã hoàn thành xong bước sơ chế. Tiếp theo, hãy dõi theo cách làm củ kiệu ngày Tết “siêu” đơn giản dưới đây nhé.
Cách làm củ kiệu ngày Tết chua ngọt
Cách làm củ kiệu ngày Tết đơn giản (Nguồn: Thuốc thang)
Nguyên liệu
- 500g củ kiệu
- Muối hạt, muối trắng
- 200g đường cát trắng, 200ml giấm ăn
- Bình thủy tinh
Cách thực hiện
- Xếp củ kiệu vào bình cao khoảng 2cm, rải lên 1 ít đường, 1 ít muối hạt. Sau đó lại 1 lớp kiệu, 1 lớp đường, 1 lớp muối hạt. Cứ làm lặp lại liên tục như vậy cho đến khi hết kiệu.
- Để bình kiệu này khoảng 7 đến 10 ngày cho muối và đường tan hết ra, thấm vào kiệu, sau đó mới làm nước giấm chua ngọt đổ vào.
- Cách làm nước giấm chua ngọt để làm củ kiệu ngày Tết vô cùng đơn giản. Đun sôi 200ml nước giấm với 1 muỗng canh đường, ¼ muỗng canh muối trắng. Sau khi sôi, đun hỗn hợp nước trong lửa nhỏ khoảng 15 phút cho nước hơi keo lại. Để cho nước nguội rồi đổ vào hũ kiệu.
Cách làm củ kiệu mặn
Cách làm củ kiệu mặn chỉ với một vài nguyên liệu đơn giản (Nguồn: Tạp chí mẹ và con)
Nguyên liệu
- 500g củ kiệu
- Muối hạt
- 200ml nước mắm, đường cát trắng
- Bình thủy tinh
- 3 quả ớt
Cách thực hiện
- Xếp kiệu vào bình thủy tinh, thêm chút ớt nếu bạn muốn ăn cay.
- Đun 200ml nước mắm và 1 muỗng canh đường cát trắng trong khoảng 20 đến 25 phút. Sau đó để nguội và đổ vào hũ kiệu.
- Ngâm khoảng 3-5 ngày là dùng được.
Làm củ kiệu ngày Tết bằng cách ngâm đường
Cách làm củ kiệu đơn giản bằng cách ngâm đường (Nguồn: Nhà hàng quá ngon)
Nguyên liệu
- 1 kg kiệu tươi
- 300ml giấm ăn
- 300g đường
- Hũ thủy tinh
Cách thực hiện
- Trước khi tiến hành cách làm củ kiệu ngày Tết. Ta nên ngâm củ kiệu với giấm ăn khoảng 2 tiếng, để củ kiệu lên men tốt hơn.
- Tiếp đến, vớt ra và để kiệu khô ráo nước.
- Chuẩn bị 1 cái âu để xóc đường. Có nghĩa là cho 1 lớp kiệu vào âu, sau đó thêm 1 lớp đường, rồi 1 lớp kiệu. Liên tục lặp lại như vậy cho đến khi hết số kiệu còn lại. Đậy kín âu để kiệu có thể tự lên men.
- Để tầm 2-3 ngày, đường tan. Bạn gắp hết số kiệu trong âu vào hũ thủy tinh đã chuẩn bị từ trước. Sau đó trút hết nước đường cũ vào lọ. Có thể dùng nan tre hoặc dĩa sứ để nén củ kiệu.
- Đậy kín và ngâm củ kiệu trong 14 ngày là dùng được.
Cách bảo quản củ kiệu
Củ kiệu ngâm giấm muối đường khi để bên ngoài nhiệt độ bình thường lâu dài củ kiệu sẽ bị chua. Như vậy khi ngâm củ kiệu từ 4-5 ngày thì nên bỏ trong ngăn mát tủ lạnh để lâu chua hơn.
Không nên sử dụng đũa đã dính thức ăn hoặc dầu mỡ vì sẽ làm hư củ kiệu bên trong hủ. Thế nên, phải sử dụng đũa sạch,khô ráo để gắp củ kiệu ra dĩa.
Nếu bạn không ăn hết ngoài dĩa thì có thể dùng màng bọc thực phẩm bao lại và bỏ vào tủ lạnh. Không nên đổ lại vào trong hủ tránh làm hư củ kiệu.
Bảo quản củ kiệu đúng cách giúp bạn sử dụng được lâu dài mà vẫn giòn ngon (Nguồn: Nguyenkim)
Một số lưu ý khi chế biến củ kiệu
Khi rửa kiệu phải nhẹ tay, không tách lớp vỏ bên ngoài củ và cũng không cắt bỏ phần gốc. Chỉ nên rửa với nước để làm sạch với đất cát, bụi bẩn.
Ngâm kiệu 24h và nước ngâm phải ngập mặt kiệu, không nên cho quá ít nước.
Ngâm kiệu với phèn chua sẽ giúp cho thành phẩm trắng và giòn hơn.
Bạn chỉ nên sử dụng đúng 5gr phèn chua pha chung với 5 lít nước để không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Dụng cụ phơi kiệu nên chọn những loại có khả năng hút nước.
Nếu ánh sáng mặt trời yếu có thể tăng thời gian phơi lên 6h.
Nên ướp trong lọ thủy tinh được rửa sạch, lau khô ráo.
- Lưu ý cách chế biển củ kiệu giúp kiệu ngon hơn
Lưu ý cách chế biển củ kiệu giúp kiệu ngon hơn
Câu hỏi thường gặp
- Ăn củ kiệu ngày Tết có ý nghĩa gì?
Người dân miền Nam làm củ kiệu ngày Tết với quan niệm rằng, củ kiệu sẽ đem lại may mắn và tài lộc. Ăn củ kiệu ngâm để mong ước cho một năm mới tiền bạc đầy nhà, phát tài phát lộc và một năm vinh hoa phú quý.
- Làm thế nào để chọn được củ kiệu ngon, chất lượng?
Theo kinh nghiệm của những người sành ăn, khi lựa chọn kiệu để thực hiện cách làm củ kiệu ngày Tết, nên chọn kiệu Huế. Bởi vì kiệu này sẽ làm cho kiệu sau khi ngâm có mùi không quá hăng, không quá cay và giòn ngọt hơn rất nhiều.
Nên lựa chọn những củ kiệu bóng, trắng tươi, có kích thước vừa phải, không quá to cũng không quá nhỏ. Khi ngâm chúng sẽ nhanh chóng thấm đều gia vị hơn.
Đặc biệt là tránh mua những củ kiệu dập nát, điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng của kiệu sau khi ngâm. - Bảo quản củ kiệu như thế nào?
Ngâm củ kiệu từ 4-5 ngày thì nên bỏ trong ngăn mát tủ lạnh để lâu chua hơn.
Không nên sử dụng đũa đã dính thức ăn hoặc dầu mỡ vì sẽ làm hư củ kiệu bên trong hủ. Thế nên, phải sử dụng đũa sạch,khô ráo để gắp củ kiệu ra dĩa.
Nếu bạn không ăn hết ngoài dĩa thì có thể dùng màng bọc thực phẩm bao lại và bỏ vào tủ lạnh. Không nên đổ lại vào trong hủ tránh làm hư củ kiệu.
Những ngày Tết đang đến gần, không khí tất bật để chuẩn bị đón năm mới thật vui đúng không nào. Ai ai cũng nô nức, hào hứng tìm kiếm cách làm củ kiệu ngày Tết, cách gói bánh chưng hay cách giữ hoa tươi lâu ngày Tết,…Tất cả đều để chuẩn bị cho một cái Tết ấm no và đủ đầy nhất. Cùng theo dõi bTaskee để có những kinh nghiệm và mẹo vặt hay cho Tết này bạn nhé.