Cách làm lễ hóa vàng không bị phạm, không mê tín mà vẫn đúng cách để con cháu khai lộc đầu năm
Giờ đẹp lên hương lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết
Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới (lễ Hóa vàng) thực hiện khi kết thúc Tết (từ mùng 3 Tết tới Khai hạ mồng 7 Tết – tùy gia chủ sắp xếp cho thuận tiện). Lễ cúng hóa vàng nhằm tiễn gia tiên về âm giới – với ý nghĩa trước Tết Nguyên đán các gia đình làm lễ cúng Tất niên mời gia tiên về ăn Tết với con cháu. Nay hết 3 ngày Tết thì con cháu cúng tiễn gia tiên trở về âm giới.
Bữa cơm chiều 30 Tết!
Theo Chuyên gia phong thủy Master Phùng Phương, ngày mùng 3 Tết là ngày tiểu hắc, gia chủ nên dành thời gian thăm hỏi người thân, cầu tài, cầu an, thỉnh cầu thần linh… Mùng 3 Tết cũng là 1 trong 3 ngày khởi khí khai lộc đầu năm. Lưu ý quan trọng nhất trong ngày mùng 3 Tết đó là giờ đẹp lên hương. Giờ lên hương đẹp nhất ngày mùng 3 Tết là giờ Mão (5h – 7 giờ).
Ngày mùng 3 Tết làm lễ hóa vàng, ngoài khung giờ Mão (5h-7h), các bạn có thể tham khảo giờ Bính Ngọ (11h-13h), giờ Mậu Thân (15h-17h), giờ Kỷ Dậu (17h-19h).
Các khung giờ tốt xuất hành trong ngày lễ hóa vàng mùng 3 Tết. Ảnh PTPG
Lễ cúng hóa vàng
Mùng 3 Tết là một trong 3 ngày khởi khí khai lộc đầu năm, lưu ý quan trọng nhất là giờ đẹp lên hương và cách thực hiện lễ Hóa vàng làm sao không bị phạm, không mê tín mà con cháu vẫn mong cầu được gia tiên phù hộ khai lộc đầu xuân?
Theo hướng dẫn trong Văn khấn cổ truyền Việt Nam (do Thượng tọa Thích Thanh Duệ thẩm định – chỉnh lý, Nguyễn Bích Hằng biên soạn – NXB Văn hóa Thông tin), thì lễ vật dùng trong lễ hóa vàng gồm:
Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả);
Trầu cau;
Rượu, đèn nến,
Lễ ngọt bánh kẹo
Ít tiền vàng mã.
Mâm cỗ mặn: Xôi gà, bánh chưng, các món ăn ngày Tết đầy đủ tinh khiết.
Mâm cỗ chay: Những món ăn thanh tịnh chủ yếu là rau củ xào, nấm, đậu, giò chay…
Theo các chuyên gia, tùy nhà và phong tục tập quán mà chuẩn bị mâm cỗ hóa vàng vùng miền khác nhau. Mâm cúng trong lễ hóa vàng chay hay mặn, ít hay nhiều đều không quá quan trọng – tùy điều kiện mà biện lễ, nhưng cần sạch sẽ, trang nghiêm.
Tốt nhất nên bày mâm cỗ trên 1 bàn nhỏ, đặt dưới ban thờ (tuyệt đối không đặt cỗ mặn lên ban thờ) – nhất là ban thờ Phật. Nếu cúng gà cần đặt đầu gà quay ngang mâm lễ, mỏ gà về phía bên tay phải người cúng khấn, không bày đầu gà quay vào phía trong hay phía ngoài ban thờ vì không đẹp mắt.
Sau khi đọc văn khấn hóa vàng thì khi tuần hương sắp tàn vái 3 vái xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và thiêu hóa vàng mã, kim ngân… thỉnh gia tiên nhận chút lễ bạc, lòng thành. Kính cáo tôn thần xin tiễn vong linh lại về lại âm giới”.
Sau đó lần lượt hóa tất cả tiền vàng đã dâng cúng 3 ngày Tết (lưu ý là việc đốt vàng mã trong lễ hóa vàng đã được khuyến cáo hạn chế tối đa để tránh lãng phí tiền của và ảnh hưởng đến không khí, môi trường sống, phòng tránh nguy cơ gây ra hỏa hoạn).
Các khu vực tốt xấu trong nhà ở ngày lễ hóa vàng. Ảnh PTPG
Các ngày làm lễ hóa vàng khác vào mùng 4, mùng 5 và mùng 8 tháng Giêng – với các khung giờ đẹp tham khảo như sau:
– Mùng 4 Tết (tức thứ Tư, ngày 25/1 Dương lịch): Giờ Mão (5h-7h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
– Mùng 5 Tết (tức thứ Năm, ngày 26/1 Dương lịch): Giờ Mão (5h-7h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Tuất (19h-21h).
– Mùng 8 Tết (tức Chủ Nhật, ngày 29/1 Dương lịch): Giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h).
Việc cúng bái chủ yếu đến từ sự thành tâm của gia chủ, bởi khi tâm chúng ta hướng thiện thì những việc chúng ta làm được may mắn, bình an…
Các lưu ý khác trong ngày mùng 3 Tết
– Ngày mùng 3 Tết xuất hành hướng tốt là hướng Nam – Hỉ thần; hướng Tây – Tài thần để đón may mắn, tài lộc.
Giờ tốt là Thìn (7-9 giờ sáng), giờ Tuất (19-21 giờ), giờ Ngọ (11-13 giờ), giờ Tý (23-1 giờ), giờ Dần (3-5 giờ), giờ Thân (15-17 giờ) – đó là các giờ Đại an, Tốc hỉ, Tiểu cát mang lại cát lành cho gia chủ.
– Tránh hướng Tây bắc có hung tinh đáo tới – không tốt cho vận trình.
Về nhà ở: Hướng tốt gồm các hướng chính Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Đông Nam, Tây nam – nên ở lâu, sinh hoạt lâu để nhận tác khí thuận lợi.
Các hướng xấu nên tránh là: Chính Đông, chính Nam, Trung cung, chính Bắc.
– Màu sắc nên dùng để gia tăng vận khí trong ngày mùng 3 Tết: Trang phục chủ về hành thủy, xanh nước biển, xanh lục (trang phục là quần áo, túi xách… nhưng không cầu kỳ tất cả phải cùng màu, mà chỉ là có màu sắc đó trong trang phục, đồ dùng…
– Thực đơn nên ăn là thịt gà, gan, lúa mì, măng tây, cần tây, chanh, cam, dứa, sữa chua, kim chi…
Hạn chế sử dụng các đồ màu trắng (đồ hành kim như dao kéo, trang sức kim loại quá nhiều).
– Ngày mùng 3 Tết cực kỳ may mắn cho các tuổi con giáp Mùi, Dần, Tuất, Ngọ – các bạn có thể tận dụng thời điểm may mắn này để thực hiện các công việc sẽ vô cùng thuận lợi.
Tuổi Mùi: Tình duyên viên mãn;
Tuổi Dần: Nhiều vận đỏ vây quanh;
Tuổi Tuất: Vận may bất ngờ;
Tuổi Ngọ: Vận đào hoa.
Các tuổi khác bình hòa (riêng các con giáp Tý, Sửu, Thân, Thìn có đôi chút chuyện không như ý).
Master Phùng Phương
* Thông tin bài viết chỉ mang tính chiêm nghiệm và tham khảo.
Ngày Tết nhất định phải biết cách bóc bánh chưng đẹp nhất này để không bị sót lá dong hay kéo thịt đỗ lên
Hương vị độc đáo của 2 món chè cổ truyền xưa rất ngon của người Hà Nội
3 việc cần làm đầu năm mới để vận may khởi phát, tài lộc bùng nổ, tiền luôn về túi
Chuyên gia phong thủy chỉ ra 2 điều thực hiện ngày 30 Tết và đêm giao thừa sẽ được độ trì, thành tựu, bình an, hạnh phúc