Cách sắm lễ và văn khấn lễ tạ cuối năm tại các đền phủ – Phủ Dầy Nam Định

Người Việt ta quan niệm “ăn mày lộc thánh thì phải biết tạ lễ, tạ ơn”, nếu như đầu năm đi lễ xin lộc thì phải đi lễ tạ cuối năm, truyền thống đó từ bao đời nay trở thành nét đẹp của người Việt ta với suy nghĩ thể hiện sự cảm tạ, lòng biết ơn đối với các vị tiên thánh đã che chở, mang tới bình an cho gia đình trong suốt một năm qua. Vậy lễ tạ cuối năm gồm những gì ? Chuẩn bị lễ tạ cuối năm như thế nào cho đầy đủ tươm tất nhất, trong bài viết này xin giới thiệu tới bạn đọc một số nội dung liên quan, trong phạm vi góc nhìn của người viết bài còn hạn hẹp, rất mong nhận được sự hoan hỷ của bạn đọc.

Ý nghĩa của lễ tạ cuối năm 

Lễ tạ cuối năm là nghi thức tạ ơn các vị tiên thánh ở những nơi bạn đã ”xin lộc” vào dịp đi lễ đầu năm, với ý nghĩa đầu năm “kêu cầu xin lộc” thì cuối năm ắt phải “trả lễ”. Điều này cũng thể hiện rõ nét quan niệm tâm linh “có vay, có trả” của người Việt từ bao đời nay, cũng là sự thể hiện sự lòng cảm tạ, lòng biết ơn đối với các vị tiên thánh đã che chở, mang tới bình an và may mắn cho gia đình trong suốt một năm qua.

Với ý nghĩa đó, đầu năm gia chủ làm lễ cầu an giải hạn ở chùa, đền, phủ nào thì cuối năm phải thu xếp để tới nơi đó để làm lễ tạ. Và tiếp tục đăng ký danh sách cầu an giải hạn cho năm kế tiếp để khởi đầu năm mới. Người ta cũng quan niệm rằng, việc xin lộc ở đâu trả lễ ở đó cũng đem lại sự yên tâm để bắt đầu vào một năm mới thuận lợi, hanh thông.

lễ tạ cuối năm

Hơn nữa, người ta cho rằng luật trời “Có vay có trả”, ăn lộc Thánh thì phải biết tạ lễ, tạ ơn. Người vong ân bội nghĩa tất sẽ gặp quả báo, chẳng thể nào có được những điều tốt đẹp mãi. Đi trả lễ cho tâm hồn thanh thản, yên tâm bước sang năm mới với nhiều điều may mắn hơn.

 

>>> Xem thêm:

Lễ tạ cuối năm vào ngày nào?

Đầu năm vay ở đâu, cuối năm trả ở đó, vì vậy dù bận trăm công nghìn việc dịp cuối năm thì người ta vẫn cố gắng thu xếp để về đền, chùa, miếu phủ để làm lễ tạ cuối năm. Đó thường là vào những ngày giáp tết, đặc biệt là sau ngày 23 tháng chạp hàng năm, đôi khi cũng có thể sớm hơn tùy vào điều kiện của gia chủ, miễn sao vào những dịp cuối năm và gia chủ thành tâm hướng về nơi mình đã xin lễ đầu năm.

Khi đã có kế hoạch đi lễ tạ cuối năm, hãy xắp xếp thời gian và chọn ngày đẹp để khởi hành.

 

Lễ tạ cuối năm gồm những gì ?

Lễ tạ cuối năm gồm những gì là câu hỏi của rất nhiều người khi đi tạ lễ lần đầu quan tâm. Mâm lễ tạ cuối năm không cần quá cầu kì nhưng vẫn cần phải được chuẩn bị với lòng thành kính, trình bày gọn gàng, sạch sẽ theo nguyên tắc lễ vật tùy tâm. Về cơ bản, không ai quy định chính xác về những món đồ lễ bắt buộc phải có khi đi lễ tạ cuối năm nhưng thường thì theo phong tục, đồ lễ sẽ gồm có những món sau.:

  • Hương nhang
  • Đèn cầy, nến
  • Hoa tươi: hoa cúc, hoa loa kèn, hoa hồng …
  • Quả mới: táo, xoài, thanh long,…
  • Phẩm: bánh kẹo, oản…
  • Xôi, thịt

Được chia thành

  • Lễ Chay: Đây là lễ thường dùng để dâng lên ban thờ Phật, Bồ Tát, gồm có hương hoa, trà bánh, trái cây, phẩm oản. Người ta cũng có thể dâng lễ chay lên ban thờ Mẫu, khi này nên sắm thêm kèm đồ vàng mã.
  • Lễ Mặn: Là lễ dâng lên ban thờ Ngũ vị quan lớn, ban Công Đồng. Thường gồm có gà lợn, giò chả… đã được nấu chín.
  • Lễ đồ sống: Là lễ dâng cúng gồm quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ. Lễ này thường có 5 quả trứng vịt sống đặt cùng đĩa muối, gạo, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 chén nhỏ, 1 miếng thịt mồi (thịt lợn) sống được khía không đứt rời thành 5 phần. Lễ này cũng có thêm tiền vàng.
  • Lễ mặn Sơn Trang: Đây là lễ dâng lên 15 vị thờ tại ban Sơn Trang, gồm có 1 vị chúa, 2 vị hầu cận và 12 vị cô Sơn Trang. Lễ này thường có những đồ đặc sản như cua, ốc, lươn, ớt, chanh… Cũng có nơi dâng thêm xôi chè nấu bằng gạo nếp cẩm nữa. Lễ mặn Sơn Trang được sắm theo con số 15 như 15 con ốc, 15 quả ớt… để chia đều cho 15 vị được thờ tại ban này (gồm 1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang)
  • Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: Lễ này thường có oản, hoa quả, hương đèn, hia hài, nón áo, gương lược… cũng có cả những món đồ chơi nhỏ xinh thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này thường nhỏ xinh và khá cầu kì, bắt mắt.
  • Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Gồm lễ mặn là chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền vàng…

Bài văn khấn lễ tạ cuối năm

Văn khấn ban Tam bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..âm lịch

Tín chủ con là ……………………………………

Ngụ tại ………………………………………………

Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo, tạ ơn tạm bảo

Chúng con xin dốc lòng kính lễ:

– Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.

– Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.

– Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.

– Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.

Kính ơn tam bảo rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho gia chung chúng con tứ thời bốt tiết được vạn sự bình an, tai quan nạn khỏi, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.

Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong tam bảo từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.

Cẩn nguyện.

Văn khấn ban Công Đồng

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Con lạy Đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Con lạy Tam Toà Đức Thánh Mẫu

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

Con lạy Công đồng Trần Triều

Con lạy Ngũ vị Tôn Quan cộng đồng các quan

Con lạy Tứ phủ Chầu Bà, các chầu các chúa.

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy Ngũ Hổ Tướng Thanh Xà Bạch Xà hạ ban

Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Hương tử con là:…………………………………………………………….….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………….….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con không quan đường xá xa xôi, nhất tâm nhất lễ về Đền…………… thành tâm kính lễ tạ ơn chư vị tiên thánh đã gia hộ độ trì cho gia đình chúng con trong năm vừa qua được sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Cúi xin tiên thánh chứng tâm chứng lễ cho tấm lòng thành của chúng con,

Con nam mô a di đà phật

Con nam mô a di đà phật

Con nam mô a di đà phật

Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu

Con xin kính Tam tòa Đức Thánh Mẫu.

Con kính lạy Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Con kính lạy Đức đệ tam Thánh Mẫu Xích Lân Long nữ.

Con kính lạy tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Hương tử con là:………………………………………………………………… Tuổi…………………

Ngụ tại:…………………………………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật tạ ơn tiên thánh xót thương đã gia hộ độ trì cho gia đạo chúng con trong năm vừa qua sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng lễ.

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Nam mô a di đà phật

Lễ tạ cuối năm ở đền phủ nào linh thiêng nhất miền Bắc?

Phủ Dầy Nam Định

Phủ Dầy Nam Định là địa danh nổi tiếng bậc nhất miền Bắc, là địa điểm lễ tạ cuối năm linh thiêng bậc nhất, nơi đây với hệ thống đền chùa dày đặc, được coi là trung tâm thờ Mẫu lớn nhất cả nước. Đến với Phủ Dầy du khách không thể không đến các địa điểm như : Phủ Chính Phủ Dầy, Phủ Vân Cát, Lăng Mẫu…

Phủ Tây Hồ Hà Nội

Phủ Tây Hồ là một trong những chốn linh thiêng nơi đất kinh kì, bốn mùa tấp nập du khách thập phương tới cầu tài cầu lộc. Phủ Tây Hồ thờ bà Chúa Liễu Hạnh, nằm ở phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.

Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)

Đền Bắc Lệ thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn – là 1 trong 2 ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng ở miền Bắc. Đền Bắc Lệ nổi tiếng là nơi cầu duyên linh thiêng bậc nhất xứ Lạng, những người lận đận về tình duyên thường hay đến đây cầu cúng

Đền Bảo Hà (Lào Cai)

Đền Bảo Hà hay còn được biết đến là đền Ông Hoàng Bảy thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Đền nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đền Bảo Hà thờ thần Ông Hoàng Bảy – vị anh hùng có công đánh giặc phương Bắc, giữ làng giữ nước. Bởi vậy đây là địa điểm nhiều con nhang để tử và du khách tới khấn vái cầu nguyện.

 

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official – YouTube