Cách ứng xử giữa cấp trên và cấp dưới

cach ung xe giua cap tren va cap duoi

Trong văn hóa công sở, việc nhân viên ứng xử với cấp trên như thế nào hay ngược lại chính là điều được nhiều người quan tâm. Đôi khi chính chúng ta đang bị lúng túng khi không biết phảiứng xử ra sao nếu bị sếp mắng hay bị nhân viên phản ứng… Hãy cùng theo dõi những chia sẻ sau! 

1. Cần có sự nhìn nhận và đánh giá chính xác về con người

Với quản trị nhân sự cần phải có những cách nhìn và nhận định đúng đắn về sở trường cũng như tài năng của họ thì mới tận dụng được tối đa nguồn nhân lực.

Cách nhìn nhận về năng lực và con người của lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như cách sử dụng nhân lực của công ty rất nhiều. Nếu nhận định đúng và có những kế hoạch cụ thể thì sẽ phát huy được tối đa năng lực của nhân viên và ngược lại sẽ khiến cho nhân viên bức xúc, bất mãn.

2. Rõ ràng trong chế độ thưởng phạt

Dựa vào hiệu quả công việc người lãnh đạo cần có những thưởng phạt kịp thời để nhân viên có động lực làm việc. Họ sẽ nhìn nhận ra rằng khi họ làm tốt họ sẽ được công nhận và nếu không làm tốt họ sẽ được góp ý, rút kinh nghiệm. Khi nhân viên mắc lỗi đừng vội vàng mắng họ mà hãy lắng nghe họ đã. Sau khi lắng nghe xong thì hãy chỉ ra những điểm sai để họ rút kinh nghiệm.

3. Để nhân viên phục

Giao việc cho nhân viên cấp trên cần chú ý đến năng lực, khả năng giải quyết vấn đề cũng như cần làm gương cho cấp dưới tuân theo. Khi đó họ học được từ chính quản lý của mình những bài học kinh nghiệm quý báu. Quản lý khi có những tinh thần làm việc hăng hái, lạc quan thì cũng khiến cho nhân viên noi theo.

4. Khen ngợi

Lời khen là điều cần thiết cho việc quản lý. Khen cũng là một nghệ thuật. Bởi lời khen có thể khích lệ nhân viên làm việc nhưng nếu không khéo cũng có thể khiến cho nhân viên tự phụ. Lời khen cần đi kèm với động viên “Bạn đã làm tốt, hãy phát huy nhé!”.

5. Thông tin phản hồi từ nhân viên

Nhân viên chính là một kênh quan trọng cho các nhà quản lý nắm bắt được tâm tư của khách hàng, đối tác… thông qua các phản hồi. Có thể hàng ngày quản lý có rất nhiều công việc khác nhau nhưng việc đọc hay chú ý đến những phản hồi của nhân viên sẽ giúp quản lý thu thập được rất nhiều thông tin bổ ích.

6. Không quá tò mò về vấn đề riêng tư

Có nhiều nhân viên bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc gia đình khiến cho công việc bị trì trệ. Và chính những điều này, người quản lý cũng cần cân nhắc và lưu tâm tới. Chỉ khi nhân viên không quá phân tâm với những vấn đề cá nhân thì kết quả công việc mới có thể tốt được. Do đó, hãy là người quan tâm đến đời sống của nhân viên và giúp đỡ họ nếu có thể nhưng đừng quá soi mói hay can thiệp quá sâu.

Share

0