Cách ứng xử với cấp trên – Nắm bắt để sống sót nơi công sở
Với môi trường nơi công sở thì có lẽ cấp trên là một người bất cứ nhân viên nào cũng phải dè chừng và cẩn thận trong từng lời ăn tiếng nói. Bởi đôi khi, chỉ một sơ sót nhỏ thôi cũng đủ để khiến bạn có thể nhận được những “bài học đắt giá” cho chính bản thân mình. Vì thế, cách ứng xử với cấp trên được xem như một nghệ thuật và người có cách ứng xử thông minh có thể coi như một nghệ sĩ. Vậy, để có thể suôn sẻ trong công việc thì cách ứng xử với cấp trên sẽ được định hình ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp nhất để “sinh tồn” nơi công sở nhé!
Tìm kiếm việc làm
1. Tầm quan trọng của cách ứng xử với cấp trên ra sao?
Cấp trên hay còn được gọi là “sếp” với vai trò là người định hướng, quyết định và lãnh đạo toàn bộ nhân viên. Vì vậy, ý sếp có thể được coi như “thánh chỉ” và nhân viên cần phải tuân theo.
Với vai trò và ý nghĩa như vậy thì không một nhân viên nào sẽ muốn mình bị liệt vào danh sách đen hay làm phật lòng sếp cả. Việc ứng xử không phù hợp với cấp trên sẽ chỉ dẫn đến những điều thiệt thòi cho bản thân mình mà thôi. Một vài trường hợp có thể xảy ra khi bạn ứng xử chưa đúng với cấp trên có thể được kể đến như sau:
Cách ứng xử với cấp trên
– Đánh mất cơ hội thăng tiến của bản thân vì không được lòng cấp trên.
– Bị cấp trên để ý và bắt bẻ.
– Luôn được phân công những công việc khó khăn nhất.
– Không được đề xuất những công việc mang tính phát triển.
Nhìn chung, với việc ứng xử không đúng với cấp trên sẽ chỉ khiến chính bản thân bạn thiệt thòi mà thôi. Do vậy, để có thể sinh tồn nơi công sở một cách tốt nhất thì bạn cần biết cách ứng với cấp trên sao cho phù hợp nhất.
Khi có được cho bản thân mình cách ứng xử với cấp trên một cách khôn khéo nhất thì có thể nói, những cơ hội với sự thăng tiến, thuận lợi trong công việc sẽ trở nên rộng mở hơn.
Tầm quan trọng
Thực tế thì sẽ chẳng ai muốn làm phật lòng hay trái ý cấp trên cả. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn sẽ cần phải nói lời từ chối với sếp. Trong trường hợp này sẽ có 2 tình huống xảy ra đó là bạn sẽ trở thành đối tượng bị để ý hoặc vẫn là một nhân viên tiềm năng mà cấp trên trọng dụng. Điều này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cách ứng xử với cấp trên của bạn ra sao hay trình độ để trở thành nghệ sĩ của bạn như thế nào.
Việc làm nhân sự
2. Cách ứng xử với cấp trên như thế nào?
Hiểu rõ được tầm quan trọng của cách ứng xử với cấp trên thì không có lý do gì mà bạn lại không tìm hiểu và nắm bắt cho mình cách ứng xử với cấp trên khéo léo nhất. Dưới đây sẽ là một vài kỹ năng để bạn có thể nắm bắt cho mình cách ứng xử với cấp trên phù hợp nhất.
2.1. Những quy tắc khi giao tiếp với cấp trên
Giao tiếp được xem là hình thức tiêu biểu nhất trong việc thể hiện cách ứng xử của bạn với cấp trên ra sao? Để giao tiếp với cấp trên không còn là nỗi sợ hãi của bạn thì những quy tắc dưới đây sẽ là điều mà bạn cần nắm bắt cho mình.
– Thể hiện sự tôn trọng với cấp trên
Quy tắc ứng xử trong giao tiếp
Không một người sếp nào lại muốn bị nhân viên vượt mặt hay coi mình như một người ngang hàng khi giao tiếp cả. Có thể bên ngoài bạn và cấp trên có thể thoải mái, nhưng tại môi trường làm việc thì sự tôn trọng thông qua cách xưng hô và cách giao tiếp là yếu tố cơ bản để bạn có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên.
– Không nói quá dài dòng
Cấp trên có rất nhiều công việc cần phải giải quyết. Vì vậy, thay vì nói quá dài dòng và chi tiết thì bạn nên báo cáo hay trình bày một cách ngắn gọn nhất, đánh trúng vào trọng tâm của vấn đề để có thể bàn bạc với cấp trên một cách tốt nhất.
– Không để cảm xúc lấn át
Thực tế thì việc bị cảm xúc chi phối sẽ dẫn đến những hành động không thông minh nhất trong môi trường công sở. Vì vậy, bạn không nên để cảm xúc lấn át mình khi giao tiếp với sếp. Cách tốt nhất khi đang trong trạng thái bức xúc hay lo lắng thì hãy đợi cho tâm trạng đó lắng xuống rồi mới bắt đầu việc trình bày với cấp trên.
– Không nịnh nọt một cách thái quá
Nắm bắt quy tắc
Những lời mật ngọt thường dễ nghe và dễ nói cũng như đem lại tác dụng khá lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thuộc tuýp người thích nghe những lời đường mật cả. Vì vậy, thay vì mang tiếng là một người xu nịnh thì bạn chỉ nên sử dụng những từ ngữ có mức độ khen vừa phải và đúng với thực tế nhất.
Những lời khen xuất phát một cách thật lòng bao giờ cũng có tác dụng hơn hẳn những lời nói mang tính xu nịnh.
– Học cách lắng nghe
Đôi khi bạn không nên nói quá nhiều hay chỉ quan tâm tới việc mình sẽ nói gì với sếp. Việc lắng nghe những lời sếp nói có lẽ sẽ là điều bạn nên làm hơn cả. Bởi trong lúc này, cấp trên sẽ chia sẻ nhiều hơn và giúp bạn xác định được bản thân cần làm gì cho đúng và hợp ý cấp trên nhất có thể.
2.2. Cách ứng xử với cấp trên là nữ giới
Cấp trên nói chung là những người quản lý bạn và có quyền quyết định vận mệnh của bạn chốn công sở ra sao. Với cách ứng xử với cấp trên thì cấp trên là nữ sẽ khác so với cấp trên là nam. Nếu sếp của bạn là nữ thì bạn sẽ cần ứng xử ra sao?
– Sử dụng trạng từ khi báo cáo
Cấp trên là nữ
Sử dụng từ ngữ với nghĩa đen của nó là điều mà phụ nữ ít khi áp dụng. Thay vào đó họ sẽ dùng các trạng từ thay thế để nhấn mạnh lời mình muốn nói. Ví dụ như việc bạn muốn nhấn mạnh khả năng thương thảo hợp đồng thành công của bạn khá cao với 8/10 lần thì các từ “hầu hết”, “hầu như”,… sẽ giúp bạn ghi điểm.
– Có khả năng chịu đựng
Với cấp trên là nữ giới, một buổi nói chuyện có thể nói là căng thẳng khi mọi vấn đề từ quá khứ cho đến tương lai đều sẽ được họ lôi ra. Điều này là bởi phụ nữ có trí nhớ khá tốt và họ khá nhạy bén với những sai lầm của người khác. Trong trường hợp này, thay vì cố gắng để giải thích và phản bác thì việc đóng vai một thính giả là điều mà bạn nên làm hơn cả.
– Có một gương mặt biểu cảm
Điều này sẽ khá là cần nếu bạn có cấp trên là nữ giới. Phụ nữ sẽ thường khá để ý đến biểu cảm gương mặt để có thể nắm bắt được tâm lý của đối phương. Vì vậy, việc bộc lộ cảm xúc phù hợp trên gương mặt sẽ giúp bạn nhận được sự tin tưởng từ cấp trên.
2.3. Cách ứng xử với cấp trên là nam giới
– Chuyên biệt từng ý kiến
Thay vì nói một lèo với cấp trên của bạn thì việc cụ thể rõ từng ý kiến một sẽ giúp bạn tạo được hiệu quả tốt hơn. Thực tế thì bộ não của đàn ông khá chuyên biệt và họ chỉ có thể thực hiện từng công việc một mà thôi. Do vậy, việc tách biệt từng điều một sẽ giúp cho sếp của bạn dễ dàng theo dõi và ghi nhớ hơn.
Thêm vào đó là nói đúng trọng tâm và nghĩa đen thay vì nghĩa bóng như với cấp trên là nữ giới.
Cấp trên là nam
– Không đưa ra lời khuyên
Là cấp trên thì sẽ chẳng ai muốn thừa nhận rằng là mình sai hay mình chưa đúng cả. Đặc biệt là với nam giới thì lòng tự trọng thường khá cao, do vậy, họ sẽ khá khó để có thể chấp nhận những điều này.
Thêm vào đó việc đưa ra lời khuyên một cách tích cực cũng là điều không nên trong trường hợp này. hãy cho cấp trên của bạn biết được rằng họ đủ khả năng để có thể giải quyết được vấn đề đó.
– Tạo ấn tượng bằng con số
Nam giới thường suy nghĩ một cách logic và họ thường công nhận những thành tích được thể hiện một cách rõ ràng nhất, như qua con số chẳng hạn. Vì thế, bạn hãy thể hiện tài năng cũng như hiệu quả của mình qua các con số để cấp trên nắm bắt trực tiếp và tốt nhất nhé!
– Bộc lộ qua ngôn ngữ cơ thể
Biểu cảm gương mặt, những cái gật đầu hay tư thế của bản thân sẽ là những điều mà bạn cần thể hiện với cấp trên của mình. Tuy nhiên, mọi thứ không nên được thực hiện một cách thái quá sẽ khiến cho cấp trên nghĩ bạn là một người nịnh bợ.
Không đưa ra lời khuyên
Vì vậy, hãy thể hiện với tần suất vừa phải để cấp trên hiểu được bạn hoàn toàn đồng ý với những điều sếp nói cũng như thực sự tâm đắc với điều đó.
Xem thêm: Những công ty tuyển dụng marketing tại đây!
3. Cách ứng xử với cấp trên trong một vài trường hợp cụ thể
Thực tế thì mỗi một người sẽ có những tính cách khác nhau và cấp trên của bạn cũng vậy. Sẽ có rất nhiều cấp trên với tính cách riêng biệt mà bạn sẽ gặp trong quá trình làm việc của mình. Với mỗi trường hợp cụ thể thì cách ứng xử với cấp trên một cách khéo léo nhất cũng sẽ khác biệt.
– Cấp trên là người thiếu trách nhiệm
Nếu cấp trên của bạn là người thiếu trách nhiệm thì cách ứng xử mềm mỏng sẽ đem lại hiệu quả hơn cả. Những người sếp vô trách nhiệm thường khá ý lại trong công việc và thường xuyên giao cho nhân viên làm phần của mình.
Nếu là bạn trong trường hợp này thì việc từ chối khéo léo với lý do bận việc cá nhân sẽ khiến cho cấp trên của bạn tự động hiểu ý hơn hẳn.
– Cấp trên là người lười biếng
Ứng xử trong từng trường hợp
Hãy sử dụng cách ứng xử một cách thông minh nhất. Chờ đợi thời cơ có người làm chứng cho điều đó và vô tình để cấp trên của sếp biết được sẽ giúp bạn vừa không phải tăng ca mà vẫn không bị mang tiếng.
– Cấp trên là người dễ bị tổn thương
Đây sẽ là những người cấp trên khá tình cảm, vì thế bạn hãy học cách an ủi để ứng xử tốt nhất với sếp của mình. Những câu chuyện cười nhỏ, những sự an ủi nhưng không đào sâu chi tiết sẽ là cách ứng xử phù hợp nhất.
– Cấp trên là người gia trưởng
Những người gia trưởng thường khá nóng tính và bảo thủ. Vì vậy, thay vì sợ hãi thì bạn hãy cho sếp thấy được giá trị của bạn. Tất nhiên, bạn cần đưa ra những câu trả lời sau khi đã được suy nghĩ một cách kỹ càng nhất.
– Cấp trên là người hay thay đổi
Cấp trên bảo thủ
Hay thay đổi mặc dù vừa mới đưa ra quyết định là điều mà cấp trên áp dụng để tránh cho việc phải chịu trách nhiệm các hậu quả. Nếu rơi vào tình huống này thì bạn sẽ cần phải hỏi lại chính xác quyết định của sếp đồng thời ghi chép cẩn thận hoặc ghi âm lại để làm căn cứ sau này.
Trên đây là những chia sẻ về cách ứng xử với cấp trên các bạn có thể tham khảo. Nhìn chung, cách ứng xử với cấp trên ra sao sẽ ảnh hưởng đến việc sống sót của bạn tại nơi làm việc. Mong rằng, qua bài viết này các bạn đã có thể có được cho mình nghệ thuật ứng xử với cấp trên một cách khéo léo nhất để mở ra cơ hội cho chính mình.
Điều nào là đúng khi tấn công mục tiêu có hiệu ứng suy yếu?
Điều nào là đúng khi tấn công mục tiêu có hiệu ứng suy yếu? Đã bao giờ bạn thắc mắc về vấn đề này hay chưa? Thực tế, trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống thì các bạn đều đã có được mục tiêu cho chính mình, từ công việc cho đến học tập, từ lĩnh vực kinh doanh cho đếm các lĩnh vực mang tính nghệ thuật khác. Thế nhưng, khi mục tiêu đang có những dấu hiệu suy yếu thì bạn sẽ làm như thế nào? Nếu đang ở trong hoàn cảnh này hay đơn giản chỉ là muốn nắm bắt được câu trả lời thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Điều nào là đúng khi tấn công mục tiêu có hiệu ứng suy yếu?
Chia sẻ: