Cách viết văn cúng tổ tiên nhà thờ họ đúng chuẩn
Thờ cúng tổ tiên là thi lễ luôn được gìn giữ và lưu truyền trong mỗi gia đình Việt. Tập tục tôn vinh nét đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Và đây cũng là lúc để con cháu tỏ lòng thành kính biết ơn đến những người đã khuất. Bài viết dưới đây giới thiệu cách viết văn cúng tổ tiên nhà thờ họ chuẩn xác theo phong tục ông cha. Mời các bạn cùng theo dõi ngay sau đây nhé!
Có thể bạn quan tâm: Bài cúng bà Cửu Thiên Huyền Nữ và 1 số vị thần trong văn hóa Việt
Mục lục bài viết
Văn khấn cúng giỗ ông bà ngày nay
Cúng giỗ tổ tiên là tập tục quan trọng luôn được lưu truyền trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Trải qua nhiều đổi thay, dù đất nước con người có phát triển đến đâu thì phong tục vẫn mãi được giữ nguyên những giá trị tốt đẹp.
Ý nghĩa tập tục thờ cúng vừa tôn vinh bản ngã dân tộc, vừa nhấn mạnh đạo đức Nhân – Hiếu – Lễ – Nghĩa. Đây còn là cách con người thể hiện tấm lòng thủy chung, tưởng nhớ những người thân yêu của mình đã về với cõi vĩnh hằng.
Ảnh 1: Thờ cúng tổ tiên là nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình (Nguồn: Internet)
Trong một gia tộc lớn, nhà thờ họ là nơi lưu giữ bài vị của tất cả thành viên của gia đình. Ngoài trách nhiệm duy trì hương hỏa, chăm sóc nhà thờ tổ hằng ngày, con cháu cần tổ chức cúng giỗ đều đặn mỗi năm. Đây chính là trọng trách thiêng liêng của mỗi người con khi được sinh ra trong gia tộc. Văn khấn ngày giỗ tổ tiên được đọc lên như lời cảm tạ, lời tri ân, thể hiện tình cảm thương tiếc sâu sắc đối của con cháu với người đã ra đi.
Ngày nay, việc tổ chức cúng giỗ không chỉ dừng lại ở một hai mâm cơm mà người thân chia sẻ với nhau. Nhiều gia đình điều kiện tốt có mong muốn tổ chức lễ lớn từ 5 đến 10 mâm cơm mời hàng xóm bạn bè đến thăm. Dù nghi thức thi lễ tổ chức với quy mô nào thì gia đình cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng bài văn cúng tổ tiên nhà thờ họ.
Tại Việt Nam, phong tục cúng giỗ cho cha mẹ, ông bà đã được lan truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Một trong những nét văn hóa của người Việt được các quốc gia trên thế giới đánh giá cao và cực kỳ trân trọng. Vậy những bài văn khấn cúng giỗ cha mẹ đã khuất phải đọc như thế nào là đúng, đọc khi nào trong ngày giỗ? Bạn có thể xem chi tiết TẠI ĐÂY
Cách viết sớ cúng gia tiên trong ngày giỗ hằng năm
Mối liên hệ của những người trong một dòng họ chính là dòng máu huyết thống từ mỗi gia đình đơn lẻ. Thành viên trong dòng họ bất kể số lượng ít nhiều, phạm vi lớn nhỏ đều tôn thờ một tổ tông chung. Từ đây hình thành nên ngày giỗ gia tiên để con cháu cùng nhau tụ họp tổ chức. Bài văn khấn gia tiên ngày giỗ tại nhà thờ họ cần được chuẩn bị với những nội dung như sau:
Ảnh 2: Bài văn cúng gia tiên nhà thờ họ thể hiện lòng biết ơn của con cháu với bề trên (Nguồn: Internet)
Phần khấn chữ nôm
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật
Nam mô Địa Vương Mẫu Phật
Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu Ni Phật
Nam mô Mười phương chư Phật, Chư Phật mười phương
Nam mô Chư vị Bồ Tát
Phần nội dung
Ảnh 3: Nội dung bài cùng (Nguồn: Internet)
Phần văn cúng tổ tiên nhà thờ họ
- Chúng con cầu xin các vị Gia tiên Tiền Tổ dòng họ… độ trì dạy bảo dẫn dắt cho tất cả con cháu trong dòng họ để mọi gia đình trong dòng họ …: Già được mạnh khỏe, trẻ được bình an. Con cháu hiếu thảo với Ông Bà Cha Mẹ.
- Chúng con cầu xin, gia tiên tiền tổ độ trì để toàn thể con cháu trong dòng họ …: Cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu sức khỏe được sức khỏe, cầu tiến tới được tiến tới, cầu con được con, cầu cháu được cháu. Để cho toàn bộ dòng họ … chúng ta ngày càng đông đúc, phú quý, giàu sang, nhà cửa khang trang, hiển vinh mãi mãi.
- Chúng con xin hứa: Luôn luôn ghi lòng tạc dạ công ơn sinh thành dưỡng dục của Tổ tiên. Giữ vững được truyền thống nội ngoại thương yêu, đoàn kết, sống có tôn ti trật tự trên kính dưới nhường. Phát huy được truyền thống vẻ vang, cần cù lao động, siêng năng học tập của cha ông tiên tổ.
Với bài văn khấn gia tiên ngày giỗ thường, người đại diện gia tộc sẽ dâng hương hỏa và lễ vật lên bề trên. Các thành viên trong gia tộc tiến hành góp gỗ tùy theo hình thức tổ chức của dòng họ. Ngoài ra, cuốn gia phả mà mỗi gia đình gìn giữ cần ghi chép đầy đủ thông tin họ tên, ngày tháng sinh tử các thành viên. Tất cả được sắp xếp theo thứ tự lớn nhỏ kể cả người đã ra đi để con cháu luôn nhớ đến tổ tiên.
Có thể bạn quan tâm: Bài Cúng Gia Tiên Ngày Rằm Mùng Một Thế Nào Cho Đúng
Trải qua bao thế hệ, nghi thức cúng giỗ tổ tiên luôn là nguyên tắc đạo hiếu được gia đình đặt lên hàng đầu. Cũng từ đó, văn cúng tổ tiên nhà thờ họ trở thành sợi dây liên kết tình cảm giữa con cháu với người thân đã ra đi. Bằng tất cả tấm lòng biết ơn chân thành, phận làm con cháu sẽ luôn gìn giữ và phát huy giá trị thờ phụng tổ tiên này. Bạn đọc hãy tham khảo thêm nhiều bài viết hay và hữu ích tại tin Nhà 360 của chúng tôi nhé.