Căn Ông Hoàng Bảy Là Gì? Văn Khấn Ông Hoàng Bảy Thành Tâm
Việt Nam vôn là quốc gia có nền văn hoá tâm linh lớn, nhất là tín ngưỡng thờ mẫu. Nên trong đời sống vẫn có nhiều quan niệm về căn quả. Vì vậy, việc người có căn mệnh, căn đồng hay sát căn… luôn là vấn đề gây bàn cãi. Trong đó, có nhiều người thắc mắc rằng căn ông Hoàng Bảy là gì? Mệnh căn thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết này.
Mục lục bài viết
Người có căn là gì?
Trước khi tìm hiểu thế nào là căn ông Hoàng Bảy thì chúng ta cần tìm hiểu về mệnh căn (căn bản mệnh), sát căn, căn đồng và người có căn âm là gì?
Căn mệnh là gì ?
Mỗi người sinh ra sẽ có có một căn mệnh khác nhau. Tuy nhiên, căn mệnh của mỗi người sẽ khác tùy vào nghiệp lực của mỗi người. Căn giống như gốc rễ của mình ở nhiều kiếp trước, còn số là số mệnh của chính bản thân mình. Nên trong dân gian thường nói người có số mệnh tạo xoay vần & do thiên cơ định sẵn. Kết hợp đức tin Phật pháp, nên đa số người Việt Nam đều tin vào nghiệp luật và luật nhân quả.
Nhận biết người có căn mệnh:
Những người có căn mệnh sẽ nhận biết được qua tướng số, tính cách, tử vi,…. Một số cách nhận biết vẻ ngoài theo dân gian lưu truyền như:
- Người có căn nam thần thì nét mặt tưng bừng, hơi dữ tướng, mắt long lanh, nóng tính và bốc đồng.
- Người có căn mệnh nữ giới thì thường nóng tính, bốc đồng, có phần cương quyết.
Sát căn là gì?
Sát căn là chỉ những người có khả năng tiếp xúc và dễ dàng cảm nhận thế giới khác, có thể là là thần linh mà chưa từng làm việc cho thần linh. Thế nên, chúng ta thường thấy có những người linh ứng, tương giao với thần linh 1 cách khó hiểu. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ và hiểu sâu sắc quý vị sẽ biết rằng không phải ai cũng có được căn mệnh này.
Đó có thể là người đi dự lễ hầu đồng, nhưng lại vô cùng thấu cảm và hòa mình vào buổi lễ. Người đung đưa theo tiếng nhạc, tiếng nhịp mà không thể làm chủ được bản thân, hoặc có những hành vi thái độ không giống bình thường, như đang có người bên trong điều khiển.
Căn Đồng là gì?
Giải thích đơn giản về căn đồng nghĩa là số phận một người định sẵn phải ra hầu thánh & ra bắc ghế trình đồng.
Vì vậy mới có câu ca dao:
“Chấm đồng từ thuở mười ba
Đến năm mười chín phải ra trình đồng”
Những người có căn cao số nặng, nếu như không biết đến cửa ngài để trình sớm, sẽ thường bị hành đau ốm, nhiều bệnh lạ, nhưng đi khám thì không khám ra bệnh. Còn có người có thể phát điên, phát bệnh lạ và lận đận mọi đường. Tuy nhiên, nếu người đó biết sớm rồi tới cửa đình Tam phủ, Tứ phủ, cúi đầu đội lễ thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp lên rất nhiều. Bệnh không chữa cũng tự khỏi, công việc làm ăn thuận lợi, tình cảm ấm êm.
Biểu hiện của người có căn đồng:
Những người có căn đồng thường có các biểu hiện khác nhau, tùy thuộc vào mức độ căn số từng người nặng hay nhẹ nhưng hầu hết đều là những người có cảm thụ tâm linh lớn. Một số những biểu hiện thường thấy ở những người có căn đồng như sau:
- Người có căn đồng đôi khi ảo giác, nằm mơ thấy đức Mẹ hoặc Tiên Thánh thần, họ có cảm giác có Thánh thần bên cạnh mình, ủng hộ và che chở mình.
- Người có căn đồng khi tham gia ở các buổi hầu đồng, hầu Thánh, thường thấy tâm hồn lâng lâng, bay bổng, tinh thần phấn chấn, như cảm nhận được sự đồng cảm qua lời hát văn, lời tấu, lời thỉnh. Ở mức độ nặng hơn, họ có những cử chỉ, hành động và lời nói trong vô thức. Mặc dù vẫn nhận thức rõ mọi vật xung quanh nhưng họ không tự chủ được. Cái này còn gọi là sát căn, nghĩa là là khả năng hấp thu tâm linh lớn.
- Một số người có căn đồng bị hành hạ khiến cho gia đình bất an, tán gia bại sản. Cuộc sống xảy ra nhiều chuyện lao đao, bất hoà. Bản thân luôn bất an, ngày đêm lo lắng không rõ nguyên do, chỉ luôn thấy cảm giác bất ổn thường trực & lo sợ chuyện không hay xảy đến với mình.
- Có người nghiệp duyên nặng nề dẫn đến tâm hồn hoảng loạn, có thể bị điên, ăn nói bậy bạ, hay nói chuyện Thánh thần nhưng đôi lúc lại tỉnh táo bình thường.
- Có những căn đồng bị hành bệnh, giống như giả vờ, khi đi chữa trị thì lại bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
- Có những người không bị hành bệnh, không biểu hiện gì khác thường nhưng thâm tâm lại cảm thấy không ổn, nôn nao, bồn chồn mà không rõ nguyên nhân, luôn có lực nào đó thúc đẩy họ họ đến cầu Mẫu, xin Thánh thần.
Thế nào là người có căn âm?
Những người có căn âm hiểu đơn giản là có khả năng cảm nhận, quan sát được phần âm. Họ có thể nhìn thấy, nghe nói những gì mà người âm cho biết để diễn tả lại vơis người dương. Đây đều là những người có duyên với âm cũng như nói chuyện được với phần âm.
Những người có căn âm thường làm các công việc như xem tướng số, làm thầy đồng. Họ phục vụ cho người dân trong việc tìm hiểu thêm về kiến thức tâm linh. Đồng thời, họ còn là sợi dây kết nối với người âm & người dương. Để những thông tin mà người âm truyền đạt cho người dương thêm phần dễ dàng hơn. Biểu hiện của những người này chính là có thể cảm nhận và biết được các thông tin liên quan đến người âm. Những vấn đề linh thiêng trong đời sống còn cần nhiều lời giải đáp.
Theo tâm linh thì bất cứ ai chúng ta sinh ra đều có căn trong người. Tuy nhiên, số mệnh mỗi người khi sinh ra đều được định sẵn. Nhưng không phải ai cũng mang căn mệnh giống nhau. Trong bài viết này, mời các bạn cùng Suối Nguồn Tình Thương tìm hiểu về những người có căn ông Hoàng Bảy.
Sự tích ông Hoàng Bảy
Ông Hoàng Bảy hay còn thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần và trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, vào cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc ở Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang đốt phá, cướp bóc. Triều đình bèn cử ông, đi dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc, trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, tỉnh Lào Cai.
Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi lũ quân giặc về vùng Vân Nam, rồi sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Nùng, người Thổ lên khẩn điền lập ấp. Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy đã bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, thế nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không chịu đầu hàng. Cuối cùng, vì không làm gì được, chúng sát hại ông rồi đem thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay rằng di quan của ông dọc theo sông Hồng và trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, tỉnh Lào Cai thì dừng lại.
Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị quân giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, rồi kết lại thành hình thần mã (ngựa). Từ thi thể ông còn phát ra một đạo hào quang, phi trên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng dưng quang đãng, mây ngũ sắc kết kết thành hình tứ linh chầu hội. Sau này khi hiển linh ông được giao quyền trấn giữ đất Lào Cai, ngự ở trong dinh Bảo Hà. Ông luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có đức, có nhân, tu dưỡng bản thân để lưu phúc đời sau cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông Hoàng Bảy danh hiệu: “Trấn An Hiển Liệt” & các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông với danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
Tính cách người có căn ông Hoàng Bảy
Trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông Bảy thường hay bắt lính chấm đồng. Có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường yêu thích uống trà tàu. Khi ngự về đồng, người căn ông Hoàng Bảy đang hầu đồng sẽ thường mặc áo lam hoặc tím chàm (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt thêm lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch.
Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm theo đôi hèo và cưỡi ngựa đi chấm người hầu đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, thì ông ném cây hèo vào người có căn ông Hoàng Bảy nào thì coi như người đó đã được ông chấm đồng. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu & thuốc lá.
Người có căn ông Hoàng Bảy thường có đặc điểm tính cách rất rõ là:
- Hào hoa phong nhã
- Người có căn ông hoàng Bảy thường tâm hồn luôn bay bổng, văn chương được bộc lộ rõ.
- Người có căn ông Hoàng Bảy thường sớm ngộ tâm linh, lấy đức độ người, khéo động lòng trắc ẩn, khéo cầm kỳ văn xướng, thương nghèo ghét nịnh, ghét kẻ cường bạo cậy cao, coi tiền danh là phù du, rất xả thân trượng nghĩa…
- Người có căn ông Hoàng Bảy thường ghét nhất nghe nói năng thô tục.
- Người có căn ông Hoàng Bảy khi vui thì nở diện nở mày, đẹp tựa ánh trăng. Khi giận thì nổi trận lôi đình. Cũng rất hiệp nghĩa, biết xả thân cứu người, bảo vệ chính nghĩa.
Đi lễ đền ông Bảy nên cầu gì?
Đền ông Hoàng Bảy nằm ở xã Bảo Hà, H. Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, giáp ranh Yên Bái, còn được gọi là đền Bảo Hà. Đền xây dựng ở dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên hữu tình, “trên bến dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuộn cuộn chảy. Còn bên hữu ngạn là 1 hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp nên thơ. Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, người có công bảo vệ & xây dựng tổ quốc ở cửa ải Lào Cai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có 1 vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, cũng là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phí Tây Bắc.
Ngày 17/7 hàng năm là ngày tiệc ông Hoàng Bảy. Ngoài những người thích hầu đồng hay những giá đồng ông Bảy luôn cuốn hút mọi người tham gia bởi không khí vô cùng sinh động. Ông Hoàng Bảy sẽ nhập vào giá đồng, múa may, rồi hút thuốc lá, thuốc lào bằng điếu bát, điếu cày, thậm chí khiến buổi hầu đồng tôn nghiêm trở thêm vui nhộn, mọi người đều cảm thấy vui vẻ và sảng khoái. Đại đa số con hương tìm đến đền ông Hoàng Bảy chủ yếu để cầu may mắn, tài lộc và bình an.
Hướng dẫn cách xin lộc ông Hoàng Bảy
Để xin lộc ông Hoàng Bảy đúng cách, quý vị hãy tham khảo các hướng cách xin lộc ông Hoàng Bảy mà Suối Nguồn Thịnh Vượng chia sẻ ngay sau đây.
- Kêu cầu gia tiên chu đáo: Gia tiên là những người theo sát & kêu cầu cùng bạn mỗi khi đi đến đền phủ. Do đó, để xin ông Hoàng Bảy hay cầu cúng ở bất cứ nơi đâu, việc quan trọng nhất không phải là cố sắm cho được mâm cao cỗ đầy hoặc bày biện vàng hương mã ngựa đẹp thật hoành tráng. Mà việc bạn cần làm chính là kêu cầu gia tiên cẩn thận trước khi đi.
- Đi đến nơi, về đến chốn: Bao nhiêu người đi lễ chính là đại diện cho bấy nhiêu gia đình dòng họ. Các gia tiên, tiền tổ của dòng họ đã đến đền, trình báo & hẹn với các thánh thần nơi này. Từ lúc mua sắm hoa quả, vàng mã, đồ lễ cho tới lúc xuất phát lên đường, quý vị không nên tranh thủ rẽ ngang rẽ dọc, đi chỗ này ghé chỗ kia mà phải tới thẳng đền ông Hoàng Bảy, làm lễ xong rồi muốn đi đâu hẵng đi. Như vậy mới giữ đúng lời hẹn mà gia tiên hứa với các Thánh.
- Mua đồ lễ phải tươi tốt: Có thể sắm lễ tại nhà để tránh tình trạng “chặt chém” tại đền. Tuy nhiên dù sắm lễ ở đâu thì luôn cần đảm bảo sự tươi tốt, không ham của rẻ, của ôi. Sắm lễ cũng đừng quá kì kèo, chê này chê nọ để người bán hạ giá quá nhiều. Vì là đồ lễ nên phải thể hiện cho trọn lòng thành của gia đình, ngay cả trong lời nói.
- Đợi hương cháy được ⅔ mới tạ lễ: Khi đặt lễ, cầu khấn thật thành tâm, đặc biệt không nên nhanh chóng chóng chóng muốn hạ lễ để đi lễ chỗ khác, như vậy chính là tham lam lộc thánh. Bên cạnh đó không được tranh cướp kỵ kẹo tại nơi linh thiêng. Hãy kiên nhẫn đợi hương cháy được ⅔ rồi tạ lễ. Lễ xong cũng để nguyên đó không nên hạ vội.
- Không đặt tiền lẻ khắp nơi: Nhiều gia đình đi lễ đổi nhiều tiền lẻ 1000đ, 2000đ rồi rải khắp các ban, không phân biệt ban nào oai linh hơn ban nào. Thực tế, chỉ cần đặt 1 – 2 tờ tiền chẵn ở ban Công Đồng, cho các quan công đồn phân chia, ban phát theo thứ bậc là được rồi. Lộc thì ai cũng mong lớn, đòi to, thế nhưng lễ thì tiền lớn lại muốn đổi thành tiền lẻ, phát như phát chẩn thì rất phải tội.
- Công đức không cần ai ghi nhận: Tờ phiếu đóng góp tiền công đức gia đình luôn hóa cùng vàng mã để được các ngài chứng cho.
- Không tham cầu: Lộc của nhà chùa, nhà đền thì nên để người ta phân phát cho người khó khăn. Không nên tranh cướp người nghèo rồi cảm thấy vui sướng, thích thú khi lấy được nhiều về. Ngài sẽ nghĩ bạn chỉ mong cầu có thế, không cần độ thêm, vậy là thiệt cho bạn.
Bài văn mẫu khấn ông Hoàng Bảy ngắn gọn thành tâm
Đây là bài văn khấn Ông Hoàng Bảy ngắn gọn, thành tâm do chúng tôi sưu tập dựa trên văn khấn cổ truyền của Việt Nam. Bài khấn được sử dụng cho các con nhang đệ tử, còn còn non trẻ khó lòng thuộc được bài văn khấn Ông Hoàng Bảy đầy đủ.
Nam mô a Di Đà Phật!
Nam mô a Di Đà Phật!
Nam mô a Di Đà Phật!
Con kính lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương, mười phương chư phật.
Con kính lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.
Con kính lạy Thánh Hoàng Bảy tối linh
Đệ tử con tên là:…………. tuổi:……….
Ngụ tại:……………………………
Hôm nay là ngày….tháng… năm….. Chúng con đến đây có chút lễ vật: hương hoa, phẩm quả, vàng mã, lễ mặn (chú ý dâng gì thì kêu đó, không có lễ mặn thì không kêu lễ mặn nếu không là phải tội đó, nên chú ý tuyệt đối không bày lễ mặn ở nơi cúng Phật) xin dâng lên các vị chư Phật, chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức bao la của các Ngài đã phù hộ độ trì cho chúng con trong suốt quãng thời gian qua.
Vừa qua, được sự lưu tâm độ trì của các Ngài mà công việc của con đã hanh thông viên mãn. (Nếu gia chủ đã xin việc gì cụ thể mà thành công thì xin trình bày). Chúng con xin được dâng lễ cảm tạ tất cả các Ngài.
Hôm nay, chúng con tới đây với tất cả tấm lòng thành kính của mình xin các Ngài phù hộ độ trì cho con các việc sau: (Gia chủ nêu cụ thể các việc cần cầu xin, các khó khăn gặp phải và hướng định giải quyết cụ thể nếu có).
Một lần nữa, con thay mặt toàn thể gia chung của chúng con, xin Ngài thương xót, dang tay cứu giúp cho chúng con. Chúng con xin đa tạ ân đức …( tên vị thánh bản đền) và toàn thể các chư tiên, chư thánh.
Nam mô a Di Đà Phật!
Nam mô a Di Đà Phật!
Nam mô a Di Đà Phật!
Một điều mà quý vị nên lưu ý khi đọc bài văn khấn ông Hoàng Bảy đó chính là nên đọc thuộc bài hoặc đọc qua để tránh bị vấp khi đọc. Đồng thời, nên đọc thành tiếng nhưng cũng không nên đọc quá to tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Điều quan trọng hơn tất cả đó chính là phải khấn bằng tấm lòng thành kính của tín chủ.
Lời kết
Trên đây là một vài thông tin về căn ông Hoàng Bảy là gì? Tính cách người có căn ông Hoàng Bảy? Cùng sự tích về ông Hoàng Bảy và các thông tin hay khác, hy vọng rằng sẽ hữu ích cho bạn.