CANH GIAC DUOC – Trang chủ

1.      Quá trình hình thành và phát triển

 

          Trung tâm DI & ADR Hà Nội trực thuộc Cục Quản lý Dược được thành lập năm 1994, năm 1998 Trung tâm DI & ADR phía Nam đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập với nhiệm vụ chính là thu thập và tổ chức thẩm định báo cáo ADR.. Đến năm 1999 Việt Nam đã được gia nhâp hệ thống mạng lưới  của Tổ chức Giám sát thuốc toàn cầu UMC (Upssala Monitoring Centre).

Theo quyết định 991/QĐ-BYT ngày 24/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Trung tâm DI & ADR Quốc gia được thành lập. Trung tâm đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 9/6/2009. Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc trường Đại học Dược Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo qui định của pháp luật.

Trung tâm DI &ADR Quốc gia tổ chức và hoạt động theo “Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc” do Trường Đại học Dược Hà Nội ban hành theo quyết định số 460/QĐ-DHN ngày 28/6/2017,

Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 (Xuất bản lần thứ ba)

 

2.      Một số thành tích nổi bật

Kể từ khi thành lập đến nay, các cán bộ của Trung tâm DI & ADR Quốc gia với đa phần là dược sĩ trẻ mới ra trường với sự nỗ lực, nhiệt tình công hiến cho sự phát triển hệ thống Cảnh giác Dược tại Việt Nam đã thực sự đoàn kết, gắn bó, tôn trọng giúp đỡ nhau, ra sức học tập, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên để Trung tâm DI & ADR Quốc gia luôn hoàn thành nhiệm vụ và đạt được nhiều thành tích được ghi nhận.

 

Hoạt động nổi bật là tư vấn /cung cấp thông tin thuốc cho Hội đồng Thuốc/CụcQuản lý Dược, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh… đưa ra quyết định quản lý phù hợp trong việc cấp hoặc không cấp hoặc rút số đăng ký hay cảnh báo nguy cơ phản ứng có hại của nhiều thuốc lưu hành trên thị trường Việt Nam, cập nhật hướng dẫn điều trị…đặc biêt, TT đã và đang tiến hành phản hồi nhanh và đưa ra kiến nghị với các Cơ quan Quản lý về những trường hợp khẩn liên quan đến an toàn thuốc. Bên cạnh đó TT đã nhận và trả lời được các câu hỏi về thông tin liên quan đến thuốc cho các bệnh viện trên cả nước, của cán bộ y tế, cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng, phục vụ công đồng.

 

Từ năm 2012 đến năm 2018, TT thực hiện nhiệm vụ xuất bản Bản tin Cảnh giác Dược. Bản tin được xuất bản trực tuyến và bản in được gửi miễn phí cho hơn 1100 đơn vị y tế trên cả nước. Từ năm 2018 đến nay, Trung tâm liên tục duy trì phát hành Bản tin Cảnh giác Dược trực tuyến địa chỉ http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/ với có hàng nghìn bạn đọc thường xuyên tại các cơ quản quản lí và các đơn vị y tế.

 

Website của Trung tâm được duy trì, cập nhât kịp thời thông tin (văn bản pháp quy về Thông tin thuốc và Cảnh giác Dược, thông tin Thông tin thuốc và Cảnh giác Dược của các cơ quan quản lý trong nước và trên thế giới, thông tin cập nhật về các khóa tập huấn, đào tạo, hội thảo, hội nghị, các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án, các giải đáp về Thông tin thuốc do trung tâm triển khai thực hiện.

Chiến tranh Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Một hoạt động thường quy quan trọng của TT là tiếp nhận, thẩm định và phản hồi báo cáo ADR. Số lượng báo cáo ADR gửi về TT tăng theo hàng năm, từ năm 2011 cho đến nay Trung tâm DI&ADR Quốc gia đã tiếp nhận được hơn 110.000 báo cáo ADR bao gồm cả báo cáo nghiêm trọng và không nghiêm trọng được gửi đến từ các cơ sở khám chữa bệnh và các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các thử nghiêm lâm sàng trên toàn quốc. Các báo cáo ADR nghiêm trọng đều được thẩm định bởi Hội đồng chuyên gia thẩm định của Trung tâm và được phản hồi cho đơn vị báo cáo cũng như các cơ quan quản lý.

 

Ngoài ra Trung tâm còn tham gia tập huấn và tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn…; tham gia phối hợp với các Vụ, Cục chức năng xây dựng văn bản pháp quy nhà nước về hoạt động liên quan đến cảnh giác dược và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

 

Trong những năm gần đây, Trung tâm đẩy mạnh phát triển hoạt động Nghiên cứu khoa học với số công trình tăng lên đáng kể, công bố hơn 120 bài báo trên các Tạp chí chuyên ngành uy tín trong nước và các Tạp chí chuyên ngành thuộc danh mục ISI quốc tế. Mục tiêu đến năm 2025, Trung tâm trở thành đơn vị nghiên cứu và thực hành đầu ngành trong lĩnh vực Thông tin thuốc và Cảnh giác Dược, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

 

3.      Các hình thức khen thưởng đã đạt được

 

Danh hiệu thi đua

 

NămDanh hiệu thi đuaSố, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định
2009-2010Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 929/QĐ-BYT ngày 31/3/2011 của Bộ Y tế
2010-2011Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 441/QĐ-BYT ngày 15/02/2012 của Bộ Y tế
2011-2012Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 581/QĐ-BYT ngày 20/02/2012 của Bộ Y tế
2012-2013Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 202/QĐ-BYT ngày 16/1/2014 của Bộ Y tế
2013-2014Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 5148/QĐ-BYT ngày 12/12/2014 của Bộ Y tế
2014-2015Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 5594/QĐ-BYT ngày 30/12/2015 của Bộ Y tế
2015-2016Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 6265/QĐ-BYT ngày 20/10/2016 của Bộ Y tế
2016-2017Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 4785/QĐ-BYT ngày 24/10/2017 của Bộ Y tế
2017-2018Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 6227/QĐ-BYT ngày 16/10/2018 của Bộ Y tế
2018-2019Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 4476/QĐ-BYT ngày 30/9/2019 của Bộ Y tế
2019-2020Tập thể Lao động xuất sắcQĐ số 4792/QĐ-BYT ngày 18/11/2020 của Bộ Y tế

 

Hình thức khen thưởng

 

NămHình thức khen thưởngSố, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2011Bằng khen của Bộ Y tếSố 3381/QĐ-BYT ngày 16/9/2011 của Bộ Y tế
2014Bằng khen của Thủ tướng Chính phủSố 470/QĐ-TTg ngày 02/02/2014 của TTCP
2017Bằng khen của Bộ Y tếSố 1153//QĐ-BYT ngày 28/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2018Cờ thi đua của Bộ Y tếSố 731/QĐ-BYT ngày 30/1/2018 của Bộ Y tế
2019Bằng khen của Bộ Y tếSố 2742/QĐ-BYT ngày 1/7/2019 của Bộ Y tế
2020Huân chương lao động hạng BaSố 2195/QĐ-CTN ngày 5/12/2019 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

4. Cán bộ, viên chức hiện nay

TT

Họ và tên

Chức vụ

1.PGS. TS. Nguyễn Hoàng AnhGiám đốc
2.TS. Vũ Đình HòaPhó Giám đốc
3.ThS. Võ Thị Thu ThủyGiảng viên chính
4.ThS. Nguyễn Mai HoaChuyên viên
5.ThS. Trần Ngân HàChuyên viên
6.ThS. Cao Thị Thu HuyềnChuyên viên
7.ThS. Nguyễn Thị TuyếnChuyên viên
8.DS. Nguyễn Hoàng AnhChuyên viên
9.ThS. Đặng Bích ViệtChuyên viên chính
10.ThS. Nguyễn Thị NgaChuyên viên
11.DS. Nguyễn Thị Vân AnhCán sự

 

5. Chức năng nhiệm vụ được giao

 

5.1. Chức năng: 

          Trung tâm là đơn vị đầu ngành về Thông tin thuốc và Cảnh giác dược ở tuyến Trung ương, có chức năng giúp Bộ Y tế xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thuốc bao gồm cả thông tin về cảnh giác dược;đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế và tư vấn, dịch vụ trong lĩnh vực thông tin thuốc và cảnh giác dược theo đúng quy định của pháp luật.

5.2. Nhiệm vụ

     – Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu về thông tin thuốc và cảnh giác dược:

Xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu thông tin về thuốc và cảnh giác dược cập nhật phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh Việt Nam;

Thu thập, phân tích, thẩm định, tổng hợp báo cáo cho các cơ quan quản lý và phản hồi tới các cơ sở điều trị về ADR, thuốc kém chất lượng, sử dụng thuốc không đúng cách gây sự cố bất lợi của thuốc đối với người bệnh;

Cung cấp thông tin thuốc và cảnh giác dược cho các cơ quan quản lý phục vụ cho công tác thẩm định, đăng ký, hướng dẫn sử dụng thuốc, xây dựng và sửa đổi hướng dẫn điều trị bệnh, danh mục thuốc thiết yếu và dược thư quốc gia;

Cung cấp thông tin về thuốc và cảnh giác dược cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thông qua các hình thức: trang web, trực tuyến, xuất bản các ấn phẩm (tạp chí, tờ rơi, thư tín).

  Tiền Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

      – Đào tạo cán bộ:

Tham gia đào tạo sinh viên và học viên sau đại học về thông tin thuốc và cảnh giác dược;

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thông tin thuốc và cảnh giác dược cho các cán bộ y tế.

     – Nghiên cứu khoa học:

Tổ chức nghiên cứu khoa học trong các hoạt động thu thập, thẩm định, đánh giá thông tin thuốc, cảnh giác dược nói chung và ADR nói riêng;

Tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến thông tin thuốc và cảnh giác dược.

     – Chỉ đạo tuyến:

Chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn cho các đơn vị thông tin thuốc và ADR khu vực và cơ sở;

Kiểm tra, giám sát các hoạt động thuộc mạng lưới thông tin thuốc và ADR quốc gia.

     – Hợp tác quốc tế:

Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới về lĩnh vực thông tin thuốc và cảnh giác dược;

Tổ chức và tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế về thông tin thuốc và cảnh giác dược.

     – Tư vấn, dịch vụ:

Tư vấn thông tin thuốc cho các cơ sở y tế, cán bộ y tế, doanh nghiệp và cộng đồng;

Tổ chức các hoạt động dịch vụ về thông tin thuốc và ADR theo yêu cầu và đơn đặt hàng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

– Tiến hành dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hàng năm theo quy định và phân cấp của Bộ Y tế. Quản lý vật tư, tài sản của Trung tâm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

     – Quản lý đơn vị theo các quy định hiện hành.

     – Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Y tế giao.

  • Là công cụ cho phép các cán bộ y tế báo cáo phản ứng có hại của thuốc và các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. Thông tin do các cán bộ y tế cung cấp sẽ vô cùng hữu ích để tiếp tục đánh giá một cách toàn diện hơn về các nguy cơ tiềm ẩn của thuốc khi lưu hành trên thị trường… Xem tiếp >>
  • Bản tin được xuất bản định kỳ với nội dung được đăng tải:
    – Các bài Tổng quan trong lĩnh vực Thông tin thuốc và Cảnh giác dược;
    – Các bài viết nhằm Hướng dẫn cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý.
    – Các bài Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn lâm sàng
    – Điểm tin Thông tin thuốc, Cảnh giác dược. Xem tiếp >>
  • Liệt kê danh mục những đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài đơn vị. Cung cấp nguồn học liệu tham khảo về công tác nghiên cứu khoa học của ngành. Xem tiếp >>

Patrimoines Partagés – France Vietnam

Xổ số miền Bắc