Cao su tổng hợp là gì?
Trên thị trường hiện nay cao su tổng hợp là loại cao su đang được sử dụng rất nhiều trong các ngành công nghiệp, ngày một càng phổ biến và rộng rãi. Thay vì sử dụng loại cao su tự nhiên có giá thành đắt đỏ thì khách hàng đang từng bước hướng tới loại cao su này vì chúng có những đặc điểm ưu việt hơn cao su tự nhiên. Và không để bạn đợi lâu chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cao su tổng hợp là gì nhé và chúng có những đặc điểm gì mà lại khiến khách hàng lựa chọn sử dùng sản phẩm này ngày càng nhiều như vậy.
Table of Contents [Hide]
1.
Cao su tổng hợp là gì?
Cao su tổng hợp là một loại chất dẻo do con người tạo ra có tính chất co giãn và có thể chịu được sức ép lớn mà dẫn đến có thể thay đổi được hình dáng ban đầu của mình nhưng vẫn có thể phục hồi lại được.
2.
Cao su tổng hợp được tạo ra như thế nào?
Loại cao su này được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng các cấu trúc đơn bào gồm isopren, 1.3 – butadien, cloropren và isobutylen với một lượng phần trăm nhỏ isopren cho liên kết chuỗi. Trong đó các cấu trúc đơn này có thể trộn theo các tỷ lệ nhất định mà mình mong muốn để tạo ra phản ứng đồng trùng hợp cho ra kết quả là các cấu trúc có những đặc tính khác nhau để có thể áp dụng vào các mục đích sử dụng khác nhau.
3.
Đặc tính của cao su tổng hợp?
– Loại cao su này có độ bám dính cao, độ bền cắt nổi bật. Và khi ở trong trường hợp bị chịu lực kéo mạnh ở hai bên thì loại cao su này sẽ không bị trượt ra khỏi bề mặt.
– Loại cao su này có lực bám dính và lực kết dính tương đối thấp khi ở trong nhiệt độ lên tới khoảng 40 độ C.
– Có khả năng chống lão hóa tốt hơn so với cao su tự nhiên, các sản phẩm được làm từ loại cao su này đều có các tính năng như độ đàn hồi tốt, độ bền cao và trên bề mặt của sản phẩm rất êm ái, đặc biệt rất an toàn cho người sử dụng.
– Loại cao su này có giá thành rẻ hơn so với cao su tự nhiên chính vì thế mà loại cao su này sẽ rất phù hợp với thu nhập bình quân đầu người của nước ta hiện nay khi có nhu cầu sử dụng.
– Tuy nhiên loại cao su này có một nhược điểm là khi không còn được sử dụng nữa thì chúng khó mà bị phân hủy ở ngoài môi trường tự nhiên, nếu không được xử lý đúng cách thì sẽ dễ gây ô nhiễm môi trường.
4.
Lịch sử hình thành nên cao su tổng hợp?
– Vào những năm 1890, các loại phương tiện giao thông đường bộ bắt đầu sử dụng loại bánh hơi chính vì điều đó mà nhu cầu sử dụng cao su ngày càng tăng lên nhanh chóng. Nhưng vì các vấn đề chính trị khiến cho giá thành cao su tự nhiên dao động rất lớn.
– Nhận ra được những vấn đề đó vào năm 1879, Bouchardt đã chế tạo thành công ra loại cao su tổng hợp từ phản ứng trùng hợp isopren mở đầu trong công cuộc tạo ra loại cao su có tính năng như cao su tự nhiên mà lại có giá thành rẻ hơn nguồn cung lớn đáp ứng được cho thị trường.
– Trong công cuộc đó Đức chính là quốc gia đầu tiên đã thành công trong việc sản xuất cao su tổng hợp ở quy mô thương mại. Được diễn ra trong chiến tranh thế giới thứ nhất khi nhu cầu sử dụng cao su tự nhiên không đáp ứng đủ, nguồn cung lại quá ít. Nên Đức đã tạo ra loại cao su tổng hợp dựa trên sự trùng hợp của butadien khác với loại của Bouchardt. Đây là thành quả của nhà khoa học người Nga Sergei Lebedev. Và khi chiến tranh kết thúc loại cao su này lại bị thay thế bằng cao su tự nhiên. Nhưng các nhà khoa học lại không từ bỏ mà vẫn tiếp tục nghiên cứu để tìm ra loại cao su tổng hợp ưu việt hơn có thể đáp ứng được những nhu cầu đã được đặt ra. Kết quả là các nhà khoa học đã thành công phát minh ra loại cao su Buna S ( cao su styren-butadien). Đây là sản phẩm được tạo ra từ phản ứng trùng hợp của butadien và styren.
5.
Ứng dụng của cao su tổng hợp?
Từ những đặc tính tương tự như cao su tự nhiên nhưng lại có giá thành rẻ hơn nên loại cao su này đã được ứng dụng vào trong một số ngành như công nghiệp chế tạo, xây dựng, cơ khí, y tế, sản xuất đệm cao su tổng hợp và nhiều ngành khác.
– Ứng dụng ở trong ngành giao thông như làm cao su chống va đập, gờ giảm tốc,..
– Trong ngành xây dựng như gối cầu cao su, khe co giãn cầu đường,…
– Trong ngành thủy lợi, thủy điện như làm gioăng đệm cao su, phớt cao su,…
– Trong ngành công nghiệp như làm thảm cao su, bánh xe cao su, trục rulo cao su, săm lốp, ống cao su…
– Trong ngành y tế được làm thành nút cao su,…
6.
Làm thế nào để phân biệt được cao su tổng hợp và cao su tự nhiên?
– Đầu tiên chúng ta sẽ xét về nguồn gốc: cao su tự nhiên sẽ được làm từ mủ của cây cao su, còn cao su tổng hợp chúng được làm từ những chất liệu tổng hợp từ nhiều loại hóa chất.
– Thứ hai chúng ta sẽ xét về đặc điểm: cao su tự nhiên vì là loại sản phẩm làm từ chất liệu thiên nhiên nên chúng rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và có thể phân hủy ở ngoài môi trường tự nhiên, nhưng cao su tổng hợp lại ngược lại sản phẩm này được làm từ các loại hóa chất khác nhau nên chúng khó mà phân hủy được ở ngoài môi trường tự nhiên.
– Thứ ba chúng ta sẽ xét về cấu trúc phân tử và thành phần của chúng: cao su tự nhiên có cấu trúc là cis-1.4 isopren (trên 98%) bao gồm các thành phần như protein, phospholipide, các loại axit béo,… cao su tổng hợp có cấu trúc chứa các đồng vị khác nhau như là cis-1.4, trans-1.4, đồng vị 1,2 hoặc 3,4.
Đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến loại cao su tổng hợp mà tôi có thể cung cấp cho bạn. Mong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cao su tổng hợp là gì và cũng như những đặc điểm hay lịch sử hình thành nên loại cao su này. Hy vọng bài viết đem lại những trải nghiệm tuyệt vời đến với bạn. Cám ơn bạn đã theo dõi hết bài viết này.
Xem thêm bài viết :
>> Túi trùm pallet
>> Túi pe dạng cuộn
>> Túi nhựa pe