Cập nhật nhanh các loại bằng lái xe ô tô mới nhất

Theo thông tin từ Dự thảo Luật Giao thông đường bộ năm 2022 sửa đổi dự kiến thì sẽ có những điều chỉnh về quy định phân chia các hạng giấy phép lái xe. Tuy nhiên, trước khi Luật mới được ban hành và có hiệu lực thì hệ thống giấy tờ vẫn được áp dụng theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, sẽ có 11 loại bằng lái xe ô tô được cấp cho người điều khiển ô tô và xe máy.

các loại bằng lái xe ô tô

Các loại bằng lái xe và độ tuổi 2022

Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15.4.2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe sau:

1. Bằng lái xe ôtô hạng B11 (đủ 18 tuổi trở lên)

    Bằng lái xe ôtô hạng B1: số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

    – Ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

    – Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg – Ôtô dùng cho người khuyết tật.

    bằng lái xe b1

    2. Bằng lái xe ôtô hạng B12

       Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

      – Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe

      – Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg

      – Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

      bằng lái xe b2

      3. Bằng lái xe ô tô hạng B2 (đủ 18 tuổi trở lên) 

         Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

        – Người lái xe ôtô 4 – 9 chỗ, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

        – Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

        bằng lái xe ô tô c

        4. Bằng lái xe hạng C(đủ 21 tuổi trở lên)

          – Người lái xe ôtô 4 – 9 chỗ, ôtô tải kể cả ôtô tải chuyên dùng và ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên

          – Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên

          – Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

          bằng lái xe hạng d

          5. Bằng lái xe hạng D(đủ 24 tuổi trở lên) 

            – Ôtô chở người từ 10 – 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe

            – Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.

            bằng lái xe hạng e

            6. Bằng lái xe hạng E(đủ 27 tuổi trở lên) 

              – Ôtô chở người trên 30 chỗ

              – Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe ô tô hạng B1, B2, C, D. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

              7. Bằng lái xe hạng F 

              Người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ôtô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

              8.Bằng lái xe hạng FB2(đủ 21 tuổi trở lên)

                Người lái các loại xe theo quy định hạng B2 kéo theo rơ moóc

                9.Bằng lái xe hạng FC(đủ 24 tuổi trở lên) 

                 

                bằng lái xe hạng f

                Người lái xe các loại xe theo quy định hạng C kéo theo rơ moóc

                10.Bằng lái xe hạng FD(đủ 27 tuổi trở lên) 

                 Người lái xe các loại xe theo quy định hạng D kéo theo rơ moóc

                11.Bằng lái xe hạng FE(đủ 27 tuổi trở lên) 

                 Người lái xe các loại xe theo quy định hạng E kéo theo rơ moóc.

                Học bằng lái xe ô tô mất bao lâu?

                Theo thông tin cập nhật từ bộ giao thông vận tải: người học bằng lái xe hạng này sẽ phải hoàn thành đào tạo trong 3 tháng. Thời gian 3 tháng này, học viên sẽ phải tham gia các buổi học và tiếp thu các khối lượng kiến thức kỹ năng cần thiết.

                • Thời gian để được dự thi đối với bằng lái xe B2 : 93 ngày (Hành chính).

                • Thời gian để được dự thi đối với bằng lái xe B1 : 87 ngày (Hành chính).

                Tại khoản 7, điều 1, Thông tư 04/2022/TT-BGTVT đã điều chỉnh thời gian học thực hành lái xe ô tô đối với các hạng B1, B2 và C cụ thể như sau: 

                • Hạng B1 (xe số tự động) :có 340 giờ học thực hành

                • Hạng B1 (xe số cơ khí): có 420 giờ học thực hành

                • Hạng B2: có 420 giờ học thực hành

                • Hạng C: có 752 giờ học thực hành

                Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên một xe tập lái) cho hạng B1 (xe số tự động), B1 (xe số cơ khí) cùng B2 là 15 giờ. Trong khi đó, hạng C có số giờ học thực hành lên đến 24 giờ.

                Sau khi kết thúc 3 tháng học, học viên sẽ tiến hành làm một bài thi tốt nghiệp. Bài thi tốt nghiệp gồm 30 câu hỏi lý thuyết đối với hạng B1 và 36 câu hỏi lý thuyết đối với hạng B2. Chúng có cấu trúc giống với đề thi lý thuyết sát hạch. Học viên cần phải trả lời đúng 26/30 (B1) và 32/36 (B2) câu. Đó là điều kiện để tham dự kỳ thi sát hạch.

                các loại bằng lái ô tô

                Nếu lần 1 chưa tốt nghiệp, sẽ tiến hành thi lúc nào đạt thì thôi. Thời hạn sẽ là trước kỳ thi sát hạch diễn ra. Nếu trong kỳ thi sát hạch bạn không vượt qua bài lý thuyết? Bạn sẽ chờ đến kỳ thi năm sau. Lúc này bạn sẽ không thắc mắc học bằng lái xe B1 mất bao lâu nữa mà thay vào đó bạn phải ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi năm sau thật tốt nhất. 

                Lái xe ô tô 4-7 chỗ cần học bằng gì? 

                Hiện nay có 3 loại bằng lái xe 4 chỗ và bằng lái xe 7 chỗ có thể đáp ứng được nhu cầu thi bằng lái xe ô tô này: Bằng B1, Bằng B2 và Bằng C. Học lái xe ô tô 4 – 7 chỗ bạn sẽ phải học lái xe loại B. Tuy nhiên bằng B được chia làm 2 loại: bằng B1 số tự động và bằng B2 số sàn. Trước khi học bất kì loại bằng lái nào, bạn cũng cần phải xác định rõ mục đích sử dụng và loại xe chuyên dùng của mình là gì. Giúp cho bạn tiết kiệm được chi phí thời gian, công sức của mình.

                Trường hợp nhu cầu lái xe của bạn chỉ dừng ở giới hạn thi bằng lái xe ô tô để lái xe gia đình, lái xe taxi, những loại xe được phép tham gia vận tải kinh doanh như xe tải và máy kéo với 1 rơ moóc có trọng tải không vượt quá 3,5 tấn…thì bạn hãy học bằng lái xe hạng B2.

                 Nếu bạn là nữ thì khuyên bạn hãy chọn hạng bằng b1 hoặc B2 vì đến gần hơn 99% người học bằng C là Nam. Bằng lái xe B2 phù hợp nhất đối với những người học để lái xe gia đình hoặc lái xe kinh doanh.…

                Còn mục đích học bằng lái xe của bạn là để hành nghề lái xe tải có trọng tải >3.5 tấn; Máy kéo kéo một rơ móc có trọng tải thiết kế >3.5 tấn; Các loại xe ôtô số tự động hay số sàn từ 4 – 9 chỗ. Thì tốt nhất nên chọn học bằng lái hạng C để hạn chế được việc giới hạn các loại xe điều khiển. Một điểm cộng của những anh tài xế xe tải dành cho bằng lái hạng C chính là sự tiện lợi trong việc rút ngắn thời gian lên đến 2 năm khi bạn có nhu cầu nâng hạng lên bằng D khi cần lái xe khách. Vì từ bằng B2 nâng hạng lên bằng D chúng ta cần phải mất đến 5 năm.

                các loại bằng lái xe ô tô

                Giá các loại bằng lái xe ô tô 

                Các chi phí chính bắt buộc để hoàn thành một khóa học lái xe ô tô học viên cần phải biết. Ngoài ra thì khi đi thi học viên sẽ phát sinh thêm một số chi phí như : lệ phí thi, lệ phí xe chip.

                Lệ phí học xe chip giá giao động từ 230k-300k/1h tùy từng thời điểm. (xe chip là xe thi thử và cũng là xe thi thật trên trực tiếp sân thi nên chúng tôi khuyên học viên nên học 2-4h xe chip để thi cử nó được tốt nhất)

                Lệ phí thi bao gồm : Lệ phí thi lý thuyết (90k), Lệ phí thi sa hình (300k), Lệ phí thi đường trường (60k), Lệ phí làm bằng (135k).

                Hiện nay giá học bằng lái xe B1 thì mức học phí dao động từ 6.500.000 đồng – 7.500.000 đồng / khóa học đã bao gồm tất cả các chi phí trong quá trình học như : Hồ sơ, học lý thuyết, thực hành, mô hình, xăng xe, sân bãi công thầy tóm lại là học viên trong quá trình học không mất thêm bất kỳ chi phí nào cả.

                Đối với bằng B2, loại bằng lái xe ô tô thông dụng nhất hiện nay (lái xe chở người dưới 9 chỗ), thì mức học phí dao động từ 5.200.000 đồng – 5.500.000 đồng/ khóa học tương đối cao so với năm 2019. Các chi phí này đã bao gồm tất cả các chi phí trong quá trình học như : Hồ sơ, học lý thuyết, thực hành, mô hình, xăng xe, sân bãi công thầy tóm lại là học viên trong quá trình học không mất thêm bất kỳ chi phí nào cả.

                Chi phí cho một khóa học lái xe ô tô bằng C dao động từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Giá này thường đã bao gồm mọi chi phí phát sinh như xăng xe, thầy giáo, đường trường …

                các loại bằng lái xe ô tô

                 

                Những câu hỏi thường gặp về học bằng lái xe ô tô 

                Hồ sơ tham gia khóa học lái xe ô tô gồm những gì?

                CMND photo cả 2 mặt

                8 ảnh 3×4 (áo có cổ, không đeo kính)

                Mẫu đăng ký khoá học đã hoàn tất

                Điều kiện để “đậu” qua kỳ thi sát hạch là gì?

                Trong bộ 600 câu hỏi lý thuyết đã học, đề thi sẽ rút ra 30 câu và học viên cần trả lời đúng 26 câu.

                Về phần thực hành, học viên cần đạt 80/100 điểm cho 10 bài thi sa hình. 

                Sau khi thi bao lâu thì có bằng lái xe?

                Thời gian có giấy phép lái xe là 7 – 10 ngày từ khi thi sát hạch.

                Học thực hành lái xe ô tô với xe gì, tôi có được chọn thầy không?

                Học viên học thực hành tại trung tâm được thực hành toàn bộ bằng xe VIOS mới, và tại sân bãi của trung tâm, gần phòng học lý thuyết. Học viên có thể kết hợp học lý thuyết và thực hành ngay tại trung tâm. Học viên hoàn toàn có thể chọn thầy cho mình, có quyền yêu cầu đổi giảng viên dạy lái xe ô tô nếu cảm thấy không hợp. Trung tâm có khoảng 100 xe ô tô các loại và hơn 60 giảng viên thường trực, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu học lái xe ô tô của học viên trên toàn địa bàn Hà Nội.

                Lịch thi nhằm ngày bận công việc có thể được thi ngày khác không?

                Đối với những trường hợp tới ngày thi nhưng lại bận công việc không thể sắp xếp. Học viên hãy chủ động liên hệ với trung tâm mà mình đã đăng ký để sắp xếp lại thi.

                Trung tâm sẽ đăng ký cho bạn thi lại ở thời gian khác dựa vào lịch thi của Sở GTVT. Học viên nên thông báo trước 1 tuần cho bên trung tâm.

                 Rớt thực hành hay lý thuyết có thể đăng ký thi lại liền lúc đó không?

                Khi thí sinh dự thi bị rớt phần thi lý thuyết sẽ không được tham gia thi thực hành, và phải chờ thời gian thi ở ngày sau để thi lại. Không quy định số lần trượt lý thuyết.

                Đối với người bị rớt thực hành sẽ vẫn giống với người rớt lý thuyết, sẽ đăng ký và chờ ngày thi sắp tới. Đối với người rớt thực hành lần 2 bắt buộc sẽ phải thi lại lý thuyết. Điều này gây mất thời và tiền bạc, vì vậy học viên nên nắm chắc từng bài thi, thi 1 lần là đậu.

                Thi sa hình B2 có khó không? 

                Thi sa hình B2 trải qua 11 bài thi. Bạn có số điểm tối đa là 100 điểm. Phải thực hiện đầy đủ, đúng quy trình của 11 bài thi.

                Tùy vào mức độ sẽ bị trừ điểm khác nhau, nếu bạn dưới 85 điểm sẽ được coi là rớt.

                Xem thêm:>> Thời hạn đăng kiểm ô tô 4 chỗ mới nhất 

                Tổng hợp