Card màn hình Nvidia Quadro: Lựa chọn hàng đầu của các tín đồ đồ hoạ!
Chuyển tới tiêu đề chính trong bài
[xem]
Card màn hình Nvidia Quadro được giới tiêu dùng biết đến với chức năng chủ yếu chuyên dành cho thiết kế đồ họa. Nói như vậy không có nghĩa là các chức năng khác không sử dụng được. Không phải vậy bạn nhé! Chỉ là chức năng tối ưu của nó là dành cho các máy trạm để xử lý phim, hình ảnh. Nếu bạn muốn chơi game, nó vẫn có thể chơi được ở một số game thông thường. Không mượt mà “chiến game nặng” như card GeForce.
Nvidia Quadro là card màn hình được thiết kế và phát triển dành cho đồ họa. Có trên 200 ứng dụng chuyên ngành. Hiện nay, Quadro được xem là sự lựa chọn số một cho các tín đồ đồ họa trên toàn cầu. Bởi nó mang đến hiệu suất và độ tin cậy tốt nhất cho người tiêu dùng.
Bạn sẽ thăng hoa trong sự nghiệp đồ họa của mình với card màn hình chuyên dụng của Nvidia. Nó có cấu trúc GU mạnh mẽ và được thúc đẩy bởi Kepler. Mang lại cho các máy trạm một đẳng cấp mới về hiệu suất và khả năng sáng tạo.
Cho dù bạn là ai? Bạn đang tạo ra sản phẩm như thế nào? Truyền thống hay đột phá. Card màn hình Nvidia sẽ giúp bạn thực hiện điều đó một cách nhanh gọn và tốt hơn bao giờ hết.
Thông qua sự hỗ trợ bản mới nhất OpenGL, DirectX,…. Nvidia cam kết phát triển các phần mềm chuyên dụng. Và được các công ty phần mềm chứng nhận với trên 200 ứng dụng. Sau đây là một số sản phẩm của Nvidia Quadro:
Nvidia Quadro kiến trúc Fermi
Dòng sản phẩm này bao gồm:
Card màn hình Nvidia Quadro 400
Có tính năng chống răng cưa chuyên nghiệp FAXX mới TSAA. Nvidia Quadro 400 mang đến cho bạn hình ảnh sắc nét mà không chịu ảnh hưởng bởi sự tương tác các mô hình. Hiệu suất nó mang lại so với Quadro FX 380 lên đến 90% CAD. Đồng thời, tiêu thụ điện năng nhỏ hơn 35W, có thiết kế linh hoạt để phù hợp với mọi máy trạm. Bạn có thể quản lý tốt desktop và xuất dữ liệu ra nhiều màn hình với công nghệ Nview và Nvidia Mosaic.
Card màn hình Quadro 600 chip Fermi
Có các tốc độ không thể chê: tốc độ xung nhân 640Mhz và tốc độ xung bộ nhớ 800Mhz. Không những thế nó còn được trang bị bộ nhớ GDDR3 1GB với 128bit. Đạt 25.6GB/s băng thông. Có 96 nhân CUDA chạy với tốc độ 1280Mhz nhờ cấu trúc Fermi (GPU GF108GL).
Quadro 600 chip Fermi chỉ có 1 cổng DVI và 1 cổng Display xuất hình ở độ phân giải tối đa 2560 x 1600. Được hỗ trợ cùng lúc 2 màn hình. Nvidia Quadro 600 hỗ trợ Microsoft DirectX 11, Next – Generation Nvidia Cuda Architecture, NVIDIA Parallel DataCache, NVIDIA GigaThread Engine, Fast 3D Texture Transfer, Hardware 3D Window Clipping, Unified Driver Architecture (UDA), Shader Model 5.0, OpenGL 4.3, 3D Window Clipping, 64X Full-Scene Antialiasing (FSAA),…
Nvidia Quadro 2000
Card này có thể hiển thị hình ảnh nổi 3D và hiển thị trên 8 màn hình bằng công nghệ Mosaic. Các hình khối nhuyễn được tạo ra tự động, mượt mà ở chi tiết mà không làm ảnh hưởng đến số frame hiển thị với giải thuật tự chia nhỏ đa giác Internal Quadro Tessellation. Ở card màn hình Quadro 2000 có đến 192 lõi chạy song song và chỉ cần 63W.
Quadro 6000
Đây chính là bước đột phá trong công nghệ. Với 6GB GDDR5 bộ nhớ đồ họa và nhân Cuda là 448 nhân. Được xây dựng bằng kiến trúc Fermi cho hiệu suất đáng nể trên hàng loạt thiết kế, hình ảnh động và các ứng dụng video. Những tín đồ đồ họa, hoặc các bạn chuyên thiết kế đồ họa sử dụng Quadro 600 sẽ giúp cho công việc yêu thích của mình vận hành một cách suông sẻ. Nó sẽ giúp bạn thực hiện các dự án trong khoảng thời gian ngắn hơn.
Quadro K600
Là card màn hình tầm trung nhưng được rất nhiều người tin dùng. Bạn có biết vì sao không? Bởi vì nó hỗ trợ hầu hết các ứng dụng đồ họa một cách khá tốt. Bên cạnh đó, giá cả của nó cũng không quá mắc để sở hữu, chỉ khoảng 250$.
Card màn hình Nvidia Quadro K5000
Là sản phẩm đồ họa cao cấp của Nvidia dành cho Mac Pro. Với sự hỗ trợ của màn hình 4K và chạy cùng lúc 4 màn hình. Không những thế, nó còn có 4GB bộ nhớ, cho gấp 2 lần hiệu năng của chiếc Quadro 4000 của kiến trúc Fermi trước đó. Và nó đã được hãng sản xuất mang đi triển lãm tại IBC.
Quadro K6000
Tại một hội nghị chuyên về đồ họa máy tính vừa diễn ra tại Siggraph, Nvidia đã cho ra mắt Quadro K6000. Là card màn hình được đánh giá là mạnh nhất trên thị trường. Có tới 12GB VRam, dung lượng khủng nhất từ trước đến nay . Thêm vào đó là 2880 nhân Cuda. Quadro K6000 giúp bạn có thể xem trước các cảnh dựng phim 3D trong thời gian ngắn. Cao gấp đôi so với K5000 khi sở hữu sức mạnh tính toán 5,2 TFLOPS và 288GB/s băng thông bộ nhớ. Có 4 cổng bao gồm 2 cổng DVI và hai cổng DisplayPort giúp kết nối với cùng lúc 4 màn hình. Độ phân giải ở mức tối đa là 3840 x 2160 (4K). Với mức tiêu thụ điện năng cao hơn K5000 rất nhiều là 225W. Quadro K6000 sử dụng GPU GK110 dựa trên kiến trúc Kepler và dây chuyền công nghệ 28nm của TSMC. Được biết trong Quadro K6000 có 7,1 tỷ tổng số bóng bán dẫn.
Card màn hình Quadro P5000 và P6000
Là hai card màn hình mới của Nvidia được thiết kế dựa trên kiến trúc Pascal. Nó được mệnh danh là card màn hình chuyên dùng cho đồ họa có cấu hình cao cấp nhất của Nvidia hiện nay. Nếu bạn thấy K6000 có dung lượng khủng tới 12GB VRam thì P5000 chạm đỉnh 16GB. Còn “anh chàng” P6000 vượt đỉnh lên tới tận 24GB. Chính vì chức năng chuyên dụng của dòng Quadro là xử lý video nên bộ nhớ và cấu hình của chúng thường cao hơn rất nhiều so với các “anh bạn” card khác.
Quadro GP100
Nếu so tốc độ tính toán của K6000 chỉ đạt 5,2 teraflops thì GP100 được xem là mạnh mẽ nhất hiện nay với tốc độ tính toán khoảng 12 teraflops. Nó còn vượt mặt Quadro P6000 khi “đàn anh” này chỉ có 10 teraflops. Nó được trang bị nhân Cuda là 3.584 nhân và được trang bị sẵn 16GB HBM2 – một dạng bộ nhớ 3D. Dữ liệu ra vào GPU nhanh hơn do được sử dụng kết nối đa dụng NVlink.
Card màn hình Quadro GP100 được gắn vào cổng PCI – Express 3.0 trên bo mạch chủ. Bạn có biết vì sao GPU có kết nối NVLink trong khi bo mạch chủ máy tính PC lại không có không? NVLink mặc dù tốc độ nhanh hơn nhưng chưa thay thế được PCI – Express 3.0 trên máy tính. Do đó, Nvidia đã sử dụng kết nối NVLink trên thiết lập GPU kép. Nó được sử dụng như cơ chế truyền dữ liệu chính giữa 2 GPU riêng lẻ trên máy tính. Từ đó, hiệu năng của GPU sẽ cao hơn so với thiết lập SLI thông thường. Lần kết nối NVLink này là lần đầu tiên được đưa lên hệ thống Windows. Nó được sử dụng trên các server DGX-1 chạy Linux và được gắn trực tiếp lên bo mạch chủ của hệ thống IBM Power8.