[Chi Tiết] Văn Khấn Miếu Chuẩn Nhất, Bày Tỏ Lòng Thành!
Nếu bạn đã từng ghé thăm vùng làng quê nào đó, chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ với điểm đặc biệt ở nơi đây. Theo truyền thống của người Việt từ xa xưa, mỗi khu làng điều có ngôi miếu để thờ cúng các vị thần đã có công xây dựng, bảo vệ xóm làng. Đây không chỉ là sự biết ơn với các thế hệ đi trước mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần được giữ gìn và phát huy.
Vậy lễ cúng miếu diễn ra vào ngày nào? Cần chuẩn bị lễ vật gì? Nội dung văn khấn miếu thế nào đúng chuẩn tâm linh?… Tất cả những thắc mắc này sẽ được dịch vụ đồ cúng Bình Dương giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Miếu là gì? Lễ cúng miếu diễn ra vào ngày nào?
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam. Người được thờ ở miếu rất đa dạng, được thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng mà miếu đó thờ. Quy mô của miếu thường nhỏ hơn đền.
Ví dụ: Miếu Bà Ngũ Hành (Vùng Tàu), Miếu Ông (thờ Quan Công, Thổ Địa,…), Miếu Bà (Thiên Hạ Thánh Mẫu, Nương Nương,…)
Lễ hội miếu làng vừa mang tính chất tín ngưỡng, vừa mang tính chất tri ân, cũng là dịp để bà con xóm làng vui chơi, gắn bó, thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc.
Thời gian diễn ra lễ cúng ở từng miếu là khác nhau, tùy thuộc vào từng vùng miền và người dân địa phương tự “định” ra ngày cúng đó. Quy mô và hình thức tổ chức cũng khác nhau. Do vậy, nếu đây là lần đầu tiến bạn tìm hiểu thì cũng đừng quá ngạc nhiên nhé.
Lễ vật trong lễ cúng miếu
Việc chuẩn lễ vật trong mâm cúng ít nhiều có sự khác nhau, tùy thuộc vào văn hóa vùng miền và truyền thống của người dân địa phương. Tuy nhiên về cơ bản phải có những lễ vật sau:
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản…,
- Lễ Mặn: Gồm xôi, gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín.
- Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng)
- Lễ vàng mã : tiền, vàng, nón, hia…
Văn khấn miếu chuẩn tâm linh
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là …………………………………………………… Tuổi ………………………….
Ngụ tại…………………………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..( âm lịch)
Hương tử con đến nơi ………………………………………….. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng
chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm sắm sửa dâng lên lễ bạc hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm, trình cáo
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng,
sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Cách hạ lễ cúng miếu
Đến đây sẽ có nhiều quý gia chủ thắc mắc về cách hạ lễ cúng miếu như thế nào là đúng. Theo như những gì mà dịch vụ đồ cúng Bình Dương tìm hiểu: Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Sau khi, quý gia chủ tiến hành hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Điều cần chú ý ở đây chính là các lễ vật ở bàn thờ Cô, bàn thờ Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu không hạ lễ. Các lễ vật cúng ở miếu thì tuyệt đối không mang về nhà.
KẾT LUẬN:
Dịch vụ đồ cúng Bình Dương hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về văn khấn miếu. Nhìn chung, lễ cúng miếu được xem là lễ cúng truyền thống lâu đời và được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Tùy vào văn hóa vùng miền và truyền thống tâm linh của người dân địa phương, việc chuẩn bị lễ vật và văn cúng ít nhiều có sự khác nhau.
Mọi thông tin chi tiết, quý bạn đọc có thể gọi về số hotline 1900.3010 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
>>>> Xem thêm chi tiết: Văn khấn giỗ tổ dòng họ
Đánh giá