Chia sẻ kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Văn hóa Việt Nam vô cùng đa dạng với nhiều sắc thái khác nhau đến từ 54 dân tộc anh em. Để tìm hiểu hết từng nét văn hóa riêng biệt, rất khó để có thể đến từng vùng miền tìm hiểu, tham quan. Thay vào đó, nhiều người lại tìm đến Làng văn hóa để trải nghiệm. Vậy bạn đã có kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam sao cho hiệu quả nhất chưa?

Giới thiệu về làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

giới thiệu về làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam tọa lạc tại Đồng Mô, Sơn Tây. Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km về phía Tây. Đây là một trong những điểm đến thuộc hành trình nghĩ dưỡng của chuỗi các khu du lịch nổi tiếng như Suối Ngọc Vua Bà, Thác Đa, Rừng quốc gia Ba Vì,…
Với tổng diện tích lên đến 1544ha, làng văn hóa chia thành 7 phân khu chức năng. Bao gồm:
+ Khu các làng dân tộc
+ Trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí
+ Khu di sản văn hóa thế giới
+ Công viên
+ Khu dịch vụ tổng hợp
+ Khu cây xanh & hồ Đồng Mô
+ Điều hành văn phòng
Đây là nơi vinh dự được lưu trữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào 54 dân tộc anh em. Hiện nay ở đây có không ít các cộng đồng dân tộc đang hoạt động hàng ngày như Ê đê, Tày, Dao, Mường, Thái, Cơ Tu, Tà ÔI, Khmer,…
Du khách về tham quan Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ có cơ hội khám phá kho tàng văn hóa phong phú và đặc sắc của các dân tộc. Bên cạnh đó còn được thưởng ngoạn cảnh sắc hữu tình. Cũng như thiên nhiên yên tĩnh, trong lành giữa tình cảm nồng ấm của đồng bào dân tộc. Chắc chắn đây là một điểm đến nếu bỏ lỡ thì thật đáng tiếc. Chính vì vậy nên nếu chưa từng ghé thăm. Ngay lúc này bạn hãy trang bị một số kiến thức hữu ích từ kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam để góp nhặt cho mình một hành trình thật bổ ích.

Đường đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Cách trung tâm thủ đô 40km về phía Tây. Nằm ngay cuối Đại lộ Thăng Long. Đường đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam khá dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn đi bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Phương tiện đi lại đến Làng văn hóa

phương tiện di chuyển đến làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

Theo kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam được chia sẻ. Để đi đến Làng văn hóa, chúng ta có thể chọn 1 trong các phương tiện sau:
+ Ô tô hoặc xe máy:  đi đến cuối đại lộ Thăng Long, bạn sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn lối đi về Làng văn hóa. Ở địa điểm vòng xuyến, đi theo lối ra thứ nhất là đến nơi.
+ Xe bus: có thể bắt các tuyến 75 ( BX Yên Nhĩa – BX Hương Sơn, giá vé 25k/lượt), tuyến 71B ( BX Mỹ Đình – BX Xuân Mai, giá 20k/lượt), tuyến 71 (BX Mỹ Đình – BX Sơn Tây, giá vé 20k/lượt).
+ Máy bay:  đối với các du khách ở xa Hà Nội, có thể di chuyển bằng máy bay đến Nội Bài. Sau đó đến làng văn hóa bằng phương tiện công cộng như xe bus hoặc tự thuê xe dịch vụ.

Giá vé làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

giá vé vào cửa làng văn hóa các dân tộc

Du khách tham quan làng văn hóa cần mua vé theo mệnh giá phù hợp. Cụ thể như sau:
+ Người lớn: 30k/lượt
+ Sinh viên ( nhớ mang theo thẻ sinh viên): 10k/lượt
+ Học sinh: 5k/lượt
+ Trẻ em dưới 6 tuổi: miễn phí vé vào cửa.
Giờ mở cửa tham quan: Làng văn hóa mở cửa từ thứ 3 đến chủ nhật hàng tuần, kể cả lễ tết.
Thời gian mở cửa: sáng 8h00 – 11h00, chiều 13h00-16h30

Thời điểm thích hợp đi thăm làng văn hóa

thời điểm thích hợp đi thăm làng văn hóa

Nếu muốn được trải nghiệm không khí sôi động và tham gia các lễ hội ở Làng văn hóa. Du khách nên đến vào dịp cuối tuần. Đây là thời điểm lý tưởng nhất cho mỗi chuyến tham quan.
Bên cạnh thời điểm cuối tuần. Du khách cũng có thể chọn đến vào những dịp nơi đây đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm nhất. Nhất là vào đầu xuân hoặc tháng 4, 5 hàng năm.
+ Thời điểm đầu năm: các hoạt động kỉ niệm cùng các lễ hội dân gian
+ 30/4 – 1/5: các lễ hội truyền thống kỉ niệm ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam
+ 19/5: kỉ niệm sinh nhật Bác hồ
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết ghé thăm nơi đây vào thời điểm nào. Thì với những kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam đã chia sẻ ở trên. Hẳn là bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không?

Khám phá tour làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

khu các làng dân tộc

Với một tour làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, du khách được trải nghiệm những gì? Hẳn là sẽ vô cùng bất ngờ bởi sự đặc sắc không chỉ đến từ văn hóa dân tộc. Mà hơn thế là cơ hội được chiêm ngưỡng thiên nhiên trong lành cũng như được tham gia nhiều hoạt động và lễ hội sôi động. Điều này du khách sẽ lần lượt cảm nhận thấy khi ghé thăm từng phân khu trong Làng văn hóa.

Khu các làng dân tộc

Đây là điểm dừng chân đầu tiên mà du khách nên ghé đến khi đi làng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Khu làng dân tộc có diện tích lên đến 198.61ha được chia làm 4 cụm làng tương ứng theo 4 vùng miền của Việt Nam. Nơi đây được xây dựng thành quần thể tái hiện lại cấu trúc làng, bản từng dân tộc với kiến trúc dân gian nhằm mục đích giới thiệu, bảo tồn và phát triển.
Đặc biệt vào dịp đầu năm, khu các làng dân tộc diễn ra không ít các lễ hội văn hóa truyền thống. Ví dụ như chợ Phiên Tây Bắc, lễ hội cầu mưa dân tộc Cor, lễ hội đua bùa Bảy Núi, chợ nổi Cái Răng,… Tất cả được tái hiện lại một cách chân thực nhất giúp du khách có cơ hội tận hưởng trọn vẹn không khí lễ hội đặc trưng theo từng vùng miền của tổ quốc.

Khu di sản thế giới

Là khu vực tái hiện lại quần thể các công trình kiến trúc nổi tiếng của thế giới. Điển hình như kim tự tháp Ai Cập, Vạn lý trường thành, tháp Effel,… Du khách đến đây sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mô hình thu nhỏ của những kiến trúc kỳ vĩ này. Hẳn là vô cùng thú vị đúng không?

Khu công viên và bến thuyền

Là khu vực diễn ra các hoạt động gắn liền với mặt nước hồ Đồng Mô và khu vực cổng B của làng văn hóa các dân tộc.

Khu dịch vụ tổng hợp

Là bộ phận phức hợp các dịch vụ du lịch, thể thao quy mô lớn được khai thác dựa trên cảnh quan thiên nhiên. Bên cạnh đó là hệ thống những khách sạn dành cho du khách nghỉ dưỡng với chất lượng cao được nhiều người lựa chọn. Nơi đây là địa điểm chính cung cấp các dịch vụ cho du khách khi tới tham quan.

Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô

Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô

Là phân khu được khai thác dựa trên thiên nhiên cảnh quan của khu vực hồ Đồng Mô và xung quanh. Nơi đây phát triển những hoạt động sinh thái phù hợp. Đảm bảo sự an toàn và không gây hại đến môi trường tự nhiên.

Khu quản lý điều hành văn phòng

Khu quản lý điều hành văn phòng là khu vực dành cho cán bộ công nhân viên. Đây cũng là địa điểm tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Tham gia các trò chơi dân gian

Bên cạnh việc được thưởng thức cảnh quan thiên nhiên và tìm hiểu về lễ hội, bản sắc văn hóa dân tộc. Du khách đến với làng văn hóa còn được tham gia các trò chơi dân gian đặc trưng của từng vùng miền. Điển hình như ném còn, nhảy sạp, đánh đu, đi cầu kiều,… Chắc chắn đây sẽ là những trải nghiệm vô cùng thú vị mà chúng ta không nên bỏ lỡ khi có cơ hội đến đây.

Ném còn

ném còn

Ném còn là một mỹ tục truyền thống của người Tày nhiều năm qua. Đây là trò chơi thường diễn ra vào đầu năm với ý nghĩa phồn thực, cầu mong mùa màng bội thu, giao hòa âm dương.

Nhảy sạp

nhảy sạp

Nhảy sạp là trò chơi dân gian của các đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc. Người tham gia sẽ nhảy múa trên những thanh tre được giữ hai đầu và gõ theo nhịp.

Đánh đu

đánh đu

Đánh đu là trò chơi dân gian vô cùng phổ biến mang đặc trưng dân tộc Việt Nam. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp năm mới hay các lễ hội đầu xuân.

Đi cầu kiều

đi cầu kiều

Đi cầu kiều là một trò chơi vô cùng thú vị và hấp dẫn. Nếu có cơ hội, đừng ngại tham gia nhé.

Xem thêm: 6 điều bổ ích của những chuyến thăm quan đối với học sinh

Văn hóa ẩm thực các dân tộc

Là một quần thể du lịch sinh thái nổi tiếng. Du khách ghé đến không chỉ được tham quan vui chơi mà còn không thiếu những cơ hội thưởng thức văn hóa ẩm thực các dân tộc Việt theo vùng miền. Từng món ăn giản dị, đặc trưng mang theo tâm tình của đồng bào được bày bán cho du khách thập phương thưởng thức. Không chỉ ngon và lạ, thông qua đây chúng ta còn có cơ hội hiểu thêm về những tinh hoa được ẩn giấu trong những món ăn đã đi theo người dân bản xứ vùng miền cùng năm tháng. Vậy thực tế thì ẩm thực tại làng văn hóa các dân tộc Việt có gì đặc sắc?

 
cỗ mẹt bản mường
Cỗ mẹt bản Mường đậm đà, đủ vị thơm ngon

gà nướng
Gà đồi nướng – một trong những món ăn vô cùng đặc sắc của các đồng bào dân tộc

thịt trâu hun khói
Thịt trâu hun khói – món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái

Mâm cỗ truyền thống của người dân tộc Tày
Mâm cỗ truyền thống của người dân tộc Tày

Mâm cỗ của người Mường đơn giản nhưng vẫn sung túc
Mâm cỗ của người Mường đơn giản nhưng vẫn sung túc

Du lịch Hoàng Nguyên chúc bạn sẽ luôn có những hành trình thú vị và tuyệt vời nhất.
Thân ái!

Trên đây là kinh nghiệm đi làng văn hóa các dân tộc Việt được chính những người từng có cơ hội trải nghiệm chia sẻ lại. Hi vọng, đó cũng là thông tin bổ ích cho những ai đang lên kế hoạch chuyến đi của bản thân trong tương lai.chúc bạn sẽ luôn có những hành trình thú vị và tuyệt vời nhất.Thân ái!