CHIẾN LƯỢC TIẾP BIẾN CỦA VIỆT NAM VÀ VÂN NAM TRONG LỊCH SỬ GIAO LƯU VĂN HÓA VỚI TRUNG HOA | Khánh | Tạp chí Khoa học
Là hai vùng đất cùng kế thừa di sản văn hóa Bách Việt và trải qua lịch sử giao lưu tiếp xúc đầy biến động với văn hóa Trung Hoa trên nhiều phương diện, tuy nhiên, lịch sử đã thể hiện hai dân tộc cư trú trên hai xứ sở mà ngày nay là Việt Nam và Vân Nam trong quá khứ đã có những lựa chọn ứng xử rất khác nhau với “gã khổng lồ” phương Bắc, và biểu hiện cuối cùng chính là hai kết cục hoàn toàn khác biệt: trong khi Việt Nam vẫn giữ được văn hóa gốc và nền độc lập của mình, thì Vân Nam giờ đây là một phần trong lãnh thổ của Trung Quốc và gần như đã bị Hán hóa. Bài viết thông qua vận dụng lí thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa của D. Redpield, R. Linton và M. J. Herskovits, cùng quan niệm của J. W. Berry về “các chiến lược tiếp biến văn hóa” và lí luận bản sắc văn hóa của S. Hall như một nỗ lực hướng tới tìm hiểu kiểu chiến lược tiếp biến đưa đến hai sự lựa chọn và hai kết quả khác nhau ấy giữa Việt Nam và Vân Nam trong lịch sử giao lưu văn hóa với Trung Hoa giai đoạn thế kỉ III TCN đến thế kỉ XIII.