Chọn CPU Core i5 hay i7 khi mua máy tính ?
Intel đã chia bộ xử lý cho máy tính cá nhân thành ba dòng là Core i7 , Core i5, Core i3 tương ứng với sản phẩm cao, trung và cơ bản. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chip Core i5 sẽ luôn chậm hơn Core i7 như bạn sẽ thấy trong phần sau.So với Core i5, chip Core i7 có ưu thế về khả năng xử lý đa tác vụ, chạy các ứng dụng trình diễn đa phương tiện hoặc chơi được các tựa game nặng. Nếu cảm thấy máy tính đang sử dụng quá chậm chạp, bạn nên “mạnh dạn” chọn CPU Core i7 cho cấu hình mới. Tuy nhiên, một bộ máy dùng chip Core i5 sẽ có giá rẻ hơn Core i7 nếu có cấu hình tương đương. Cụ thể với mẫu ultrabook mới Dell XPS 13 Touch dùng chip Core i5 sẽ có giá rẻ hơn khoảng 200 USD so với sản phẩm trang bị Core i7 cùng cấu hình.
Nếu bạn có nhu cầu “lên” một cấu hình máy tính mới (desktop hoặc laptop) thì về việc chọn bộ xử lý là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Core i5 và i7 của Intel là hai dòng chip được cân nhắc nhiều và cũng làm bạn đọc đau đầu vì chúng có những ưu điểm riêng. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai dòng chip trên chứ không đơn thuần là sự khác nhau giữa những con số. Chúng ta sẽ bỏ qua dòng Core i3 vì chủ yếu dành cho cấu hình phổ thông, giá mềm. Tương tự chip của AMD cũng là một câu chuyện khác sẽ được đề cập riêng trong một bài viết khác.
Xét riêng về số nhân thì chip càng nhiều nhân hơn sẽ có khả năng xử lý đa luồng tốt hơn. Điểm cần lưu ý là chip Core i7 không phải luôn có 4 nhân (quad-core) và Core i5 chỉ có 2 nhân. Điều này chỉ đúng với chip Core i7 của máy tính để bàn (desktop) và Core i5 cho di động (laptop). Bạn cũng có thể thấy điều ngược lại là Core i7 của laptop, chẳng hạn Core i7-4610Y và i7-5600U chỉ có 2 nhân trong khi Core i5 của desktop là i5-4690T hoặc i5-4570R có đến 4 nhân. Ngoài ra còn có một số CPU dòng Extreme riêng cho nền tảng desktop có đến 6 và thậm chí là 8 nhân. Bộ nhớ đệm
Như đề cập trên, Intel vẫn dùng chung tên gọi Core i3, Core i5 và Core i7 cho tất cả thế hệ CPU nhưng bạn vẫn có thể phân biệt được chúng qua tên mã (SKU) sản phẩm. Cụ thể chip Nehalem và Westmere có 3 chữ số, chẳng hạn Intel Core i7-920. Sandy Bridge Haswell và Broadwell có đến 4 chữ số, trong đó chip Sandy Bridge luôn bắt đầu bằng số “2”, Ivy Bridge là số “3” và tương ứng chip thế hệ mới nhất Broadwell sẽ bắt đầu bằng số “5” như Core i7-5500.Bộ xử lý thường dùng quy ước đặt tên để thể hiện ưu thế vượt trội của nó nhưng điểm mấu chốt của vấn đề là hiệu suất luôn được cải thiện tốt hơn qua mỗi thế hệ CPU. Bạn cần quan tâm là công nghệ sản xuất và thời gian sản phẩm xuất hiện trên thị trường chứ không phải tên gọi của chúng. Chẳng hạn chip Core i7-5500U sẽ có hiệu năng tổng thể tốt hơn so với Core i5-5200U. Sẽ thiếu khôn ngoan nếu bạn cho rằng xung nhịp hay tốc độ xử lý lệnh của chip là dấu chỉ đáng tin cậy khi so sánh và chọn mua sản phẩm. Tuy giả định này có thể đúng với một số trường hợp nhưng kiến trúc bộ xử lý mới là sức mạnh thực sự của nó.
Bên cạnh xung nhịp cơ bản thì chip Core i7 cũng thường có bộ nhớ đệm (cache level hay on-board memory) lớn hơn Core i5. Chẳng hạn với CPU desktop, dung lượng bộ nhớ đệm cấp 3 (L3 cache) của Core i5 sẽ từ 3 – 6MB trong khi Core i7 có từ 4 – 8MB. Bộ nhớ trong của chip được dùng lưu giữ dữ liệu tạm trong phiên xử lý, các lệnh kế tiếp cần thực thi để bộ nạp (prefetch) và bộ giải mã (decode) chuẩn bị trước để đáp ứng cực nhanh trong chu kỳ xử lý. Kích thước bộ nhớ lớn sẽ giúp khả năng xử lý đa nhiệm của chip tốt hơn vì dữ liệu của các ứng dụng chạy nền vẫn luôn sẵn sàng cả khi bạn chuyển sang giao diện cửa sổ ứng dụng khác.
Turbo Boost
Hiểu một cách đơn giản thì Turbo Boost là tính năng ép xung tự động được Intel tích hợp trong bộ xử lý. Về cơ bản, nó cho phép tăng tốc xung nhịp một số hoặc hai nhân xử lý (core) khi cần trong những ứng dụng đơn nhiệm. Công nghệ Turbo Boost phiên bản 2.0 còn có khả năng điều chỉnh riêng xung nhịp nhân đồ họa với mức tăng khoảng 60 – 90% với chip desktop và từ 100 – 180% với chip di động, tùy phiên bản. Cả chip Core i5 lẫn Core i7 đều trang bị tính năng trên, trong đó chip Core i7 đạt xung nhịp cao hơn.
Hyper Threading
Công nghệ đa luồng Hyper Threading cũng được Intel đưa vào trong chip để hệ điều hành và ứng dụng “nhìn” thấy bộ xử lý có nhiều nhân hơn so với thực tế. Khác với Turbo Boost thì công nghệ này chủ yếu để tăng hiệu năng các ứng dụng chạy đa nhiệm như trình diễn đa phương tiện, đồ họa và cả khi lướt web nếu bạn mở nhiều cửa số nội dung khác nhau.
Tất cả chip Core i7 đều hỗ trợ công nghệ đa luồng Hyper Threading. Do đó nếu một chip desktop Core i7 có 6 nhân vật lý sẽ xử lý đến 12 luồng dữ liệu cùng lúc, chip 4 nhân xử lý được 8 luồng và chip 2 nhân xử lý được 4 luồng dữ liệu cùng lúc. Ngược lại với Core i5, chỉ có các chip 2 nhân (thường chip di động) mới hỗ trợ công nghệ Hyper Threading trong khi các chip Core i5 4 nhân của desktop sẽ không trang bị công nghệ này.
Quảng cáo