[Chuẩn] Văn khấn sám hối hàng ngày cầu xin an lạc, may mắn!
Với những gia đình có truyền thống tín ngưỡng đạo Phật thì việc đọc văn khấn sám hối hàng ngày cầu xin sự may mắn, an lạc trở nên rất gần gũi. Tuy nhiên, nếu đây là lần đầu tiên quý bạn đọc tìm hiểu các thắc mắc xoay quanh đọc kinh sám hối thì sẽ có nhiều bỡ ngỡ.
Ở bài viết này, dịch vụ đồ cúng Bình Dương sẽ lần lượt giải đáp chi tiết: Sám hối là gì? Có những hình thức xám hối nào? Nội dung văn khấn xám hối thế nào đúng chuẩn Phật pháp? Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Sám hối là gì? Ý nghĩa của sám hối là gì?
Hiểu một cách đơn giản, sám hối là tự mình ăn năn với những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ, nguyện với Phật, với lòng mình sẽ không tái phạm lỗi lầm đó lần nào nữa.
Tuy nhiên không phải chúng ta vịn vào hai chữ sám hối để bản thân mình phạm lỗi rồi sám hối sửa lỗi thì sẽ không còn ý nghĩa gì cả.
Sám hối mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong việc tự mình sửa mình, nâng cao giá trị và phẩm giá của bản thân, hướng đến cái thiện và sự hoàn mỹ. Phật pháp dạy rằng gieo nhân nào gặp quả ấy, ở hiền gặp lành.
Ngoài ra, đây chính là cách mà bản thân luôn được nhẹ nhàng, tránh xa được những lo âu, phiền muộn với cuộc sống thực tại.
Cách sám hối đúng ý nghĩa Phật pháp
Đạo Phật thường lấy ngày 14 hoặc 30 Âm Lịch hàng tháng để làm ngày Phật tử xám hối. Vào hai ngày này, quý Phật tử có thể đến chùa đọc kinh và lạy Hồng Danh 108 Đức Phật.
Ngoài ra, nếu quý gia chủ không thể đến chùa được vào hai ngày trên thì có thể đọc kinh xám hối tại gia. Điều quan trọng là sự thành tâm sám hối để tâm mình được bình an.
Văn khấn sám hối
Con xin cung kính lễ lạy:
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Thập Phương Chư Phật Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Tam Bảo khắp mười phương. (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Hôm nay lại bước qua một ngày, con tự biết con đã được rất nhiều may mắn, con đã hưởng được tha lực từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát.
Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho, và được chư vị giúp đỡ mà con mới có được ngày hôm nay. Con xin thành tâm thành kính quỳ nơi đây dâng lòng chí thành chí kính tri ân. (1 lạy)
Con xin thành tâm thành kính cầu nguyện sự an lành, an lạc, thanh bình, hạnh phúc cho cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng khắp các chúng sanh hữu tình, vô tình.
Con cầu xin thập phương tam thế chư Phật, chư Bồ Tát, Đức Từ phụ A Di Đà Phật, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và chư vị từ bi gia hộ, giúp đỡ để chúng con đồng được sự an lành, an lạc, tu hành đến Tri Kiến Giải Thoát, thoát khỏi sanh tử luân hồi, đồng xin nguyện được vãng sanh về Cực Lạc Quốc. (1 lạy)
Con cũng thành tâm cầu siêu cho vong linh cửu huyền thất tổ, cha mẹ, tổ tiên, thân bằng quyến thuộc nhiều đời nhiều kiếp.
Những vong linh liên hệ và không liên hệ đến con,
Những vong linh, sinh vật có thể con vô tình đã lỡ gây hại, sát hại trong quá khứ, trong nhiều kiếp trước,
Cùng những vong linh mất trong chiến tranh, thiên tai, tật bệnh,và vì mọi lý do chưa được vãng sanh.
Con thành tâm cầu nguyện xin tha lực từ bi của mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, cùng chư vị giúp đỡ để các vong linh được tiếp dẫn về nơi an lạc, siêu sanh Tịnh Độ. ( 1 lạy)
Nay con xin chí thành sám hối mọi tội lỗi con đã vô tình hay cố ý tạo từ nhiều kiếp cho đến nay, những tội con gây trong kiếp sống hiện tại. Những tội do vô minh, do Tham Sân Si, do bởi ngã mạn vô minh che lấp.
Từ nay, mỗi ngày con xin kiểm soát hành động, tư tưởng để sám hối, sửa sai và xin nguyện giữ mình không tái phạm.
(Ghi chú: Nhớ và ghi ra những điều, dù nhỏ, dù lớn mà mình đã gây ra trong kiếp này và thành tâm sám hối)
Hết thảy các tội, con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng sám hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát, Đức từ phụ A Di Đà Phật, Đức Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (1 lạy)
(Ghi chú: Nếu quý vị làm lễ Sám Hối riêng, hãy đọc lại câu“Hết thảy các tội con xin chí thành quỳ nơi đây dâng lòng Sám Hối. Xin chư Phật mười phương, chư Bồ Tát và Đức Mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát chứng minh cho lòng thành của con. (54 hoặc 108 lạy.)
Thời gian nào tốt nhất để sám hối tại nhà?
Thời điểm tốt nhất để thực hiện khấn nguyện mỗi ngày chính là sáng sớm khi mới thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là khoảng thời gian mà con người chúng ta cảm thấy được thanh tịnh nhất, thảnh thơi và an lành.
Ngoài ra, chúng ta có thể đọc văn khấn sám hối vào bất cứ thời điểm nào trong ngày cũng được, chỉ cần nó giúp bạn cảm thấy tốt hơn, giải tỏa căng thẳng cũng như cảm giác áy náy là được
KẾT LUẬN:
Sám hối là hình thức ăn năn hối lỗi với những sai lầm mình đã gây ra, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ai cũng có quyền đọc kinh xám hối và không bắt buộc ai cả. Dịch vụ đồ cúng Bình Dương hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về văn khấn sám hối và hiểu đúng về ý nghĩa Phật Pháp.
Mọi thông tin chi tiết, quý bạn đọc có thể gọi về số hotline 1900.3010 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
>>> Thông tin hấp dẫn khác:
Văn khấn treo gương bát quái
Văn Khấn Lễ Tơ Hồng
Đánh giá