Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Đánh giá
Mục lục bài viết
Review ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng phát triển nhất thế kỷ 21
Những ngành học liên quan đến lĩnh vực du lịch vẫn luôn thu hút được rất nhiều bạn trẻ quan tâm tìm hiểu và theo học. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn yêu thích ngành học này và có mong muốn học tại NEU thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì?
Mã ngành: 7810103
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (Tourism and Hospitality Management) là ngành học về các hoạt động liên quan đến quá trình điều hành và quản lý du lịch. Các hoạt động quản trị du lịch có thể là: Thiết kế, điều hành tour du lịch, phân công nhiệm vụ cho các hướng dẫn viên du lịch, lựa chọn các địa điểm tham quan, vui chơi, phối hợp với các bộ phận khác trong công ty du lịch, làm việc với cơ quan địa phương để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành tour du lịch,…
Sinh viên theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại NEU sẽ được đào tạo để có đủ kiến thức, kỹ năng và văn hóa để có thể theo đuổi được nghề.
2. Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại NEU như thế nào?
Thời gian đào tạo: 4 năm, mỗi năm có 2 học kỳ chính và 1 học kỳ phụ (học kỳ hè).
Khối lượng kiến thức đào tạo là 130 tín chỉ: khối kiến thức giáo dục đại cương là 43 tín chỉ, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 87 tín chỉ (trong đó có 18 tín chỉ kiến thức chuyên sâu và 10 tín chỉ chuyên đề thực tập).
Cụ thể chương trình đào tạo của ngành như sau:
Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của NEU
3. Điểm chuẩn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của NEU
4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sau khi tốt nghiệp NEU ra sao?
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, mỗi năm ngành du lịch Việt Nam đón khoảng 800 nghìn lượt khách nước ngoài và hàng trăm nghìn lượt khách trong nước. Với tốc độ phát triển “chóng mặt” như thế này, dự kiến sẽ tạo ra khoảng 3.000.000 việc làm cho ngành Du lịch – Khách sạn. Do đó, cơ hội việc làm của sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sau khi tốt nghiệp NEU rất có tương lai và nguồn thu nhập hấp dẫn. Cụ thể, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- – Bạn có thể làm việc tại các sở, ban, ngành thuộc Bộ văn hóa thể thao và Du lịch.
- – Bạn có thể làm hướng dẫn viên du lịch tại các điểm đến du lịch, điểm tham quan du lịch.
- – Bạn có thể làm chuyên viên phụ trách các bộ phận tiếp thị, lưu trú, tổ chức hội nghị – sự kiện, chăm sóc khách hàng,…
- – Bạn có thể làm thiết kế, điều hành, quản lý tour, marketing du lịch tại các tổ chức, doanh nghiệp làm về lĩnh vực có liên quan tới dịch vụ du lịch và lữ hành cả trong và ngoài nước.
- – Bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch như: kinh doanh ăn uống, kinh doanh các dịch vụ giải trí, kinh doanh vận chuyển, kinh doanh sự kiện,…
- – Bạn có thể làm việc tại cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch; Các tổ chức chính phủ, phi chính phủ có liên quan đến du lịch; hoặc các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về du lịch.
- – Bạn có thể làm công việc nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các trường đại học cao đẳng, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu trên cả nước.
- – Bạn cũng có thể tự thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình.
Trên đây, bài viết “Review ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng phát triển nhất thế kỷ 21” đã chia sẻ các thông tin hữu ích về ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại NEU. Nếu bạn yêu thích ngành học này thì hãy luôn cố gắng, học hỏi để theo đuổi đam mê của mình nhé!