Chuyên ngành Tin học ứng dụng
Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên có kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:
* Kiến thức
Khối kiến thức giáo dục đại cương
– Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học XH&NV, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
Khối kiến thức cơ sở ngành
– Kiến thức về các nguyên lý lập trình căn bản, kỹ thuật xử lý ảnh, cấu trúc dữ liệu & giải thuật để giải quyết các bài toán lập trình, từ đó phát triển các kỹ năng lập trình để có thể phân tích, tổng hợp, xây dựng thuật toán và hệ thống thông tinphục vụ cho các môn học chuyên ngành sau này.
– Kiến thức về cơ sở toán học của chuyên ngành Tin học ứng dụng. Người học nắm vững những kiến thức cơ bản về lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị và đại số Boolean bao gồm các thuật toán giải các bài toán tìm kiếm, tô màu, cây khung bé nhất, đường đi ngắn nhất, luồng cực đại trên đồ thị, phương pháp tối thiểu hóa hàm boole và ứng dụng. Người học có khả năng tư duy về logic toán học để giải quyết các bài toán quan hệ rời rạc trong Tin học và ứng dụng trong thực tế.
– Kiến thức về lập trình bao gồm: lập trình cấu trúc, lập trình hướng đối tượng Java và lập trình .NET. Kiến thức này là nền tảng cho người học có thể tự nghiên cứu và học tiếp các môn học lập trình nâng cao: lập trình ứng dụng web, lập trình mạng. Người học có thể tham gia phát triển dự án theo nhóm.
– Kiến thức về cơ sở dữ liệu & hệ quản trị CSDL, hiểu được ý nghĩa và vaitrò của cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ truy vấn dữ liệu và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu nhằm giúp cho người học xây dựng các ứng dụng dựa trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khi làm đề tài hay sau khi ra trường.
– Người học nắm vững những khái niệm cơ bản về kiến trúc máy tính và hệ điều hành máy tính: phân loại, nguyên lý, cách làm việc, phân tích thiết kế và chi tiết về một số hệ điều hành thông dụng hiện nay. Người học hiểu được vai trò và cơ chế hoạt động của hệ điều hành trong hệ thống máy tính. Kiến thức này làm cơ sở cho các vấn đề thiết kế và cài đặt các hệ thống thông tin.
– Kiến thức về thiết kế hệ thống thông tin, hệ thống thông tin địa lý, hệ thống mạng máy tính, thiết kế Web, xử lý số liệu thống kê, … nhằm tạo điều kiện thuận lợi để học các môn chuyên ngành và nghiên cứu chuyên sâu sau này.
Khối kiến thức chuyên ngành
– Kiến thức nâng cao về khai thác và quản lý dữ liệu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, về xử lý phân tích trực tuyến (Online Analytical Processing) và các dịch vụ tích hợp dữ liệu của các hệ quản trị cơ sở dữ liệu để xây dựng kho chứa dữ liệu (data warehouse) hỗ trợ cho các bài toán dự báo và quyết định trong quản lý.
– Kiến thức về kỹ thuật lập trình Web, cách xây dựng và xuất bản một Website. Người học có thể cài đặt, cấu hình Web server, xây dựng các trang Web động với ASP, PHP, .NET và ADO.NET. Người học nắm được cách truy xuất cơ sở dữ liệu web và tương tác với cơ sở dữ liệu, cách lập trình web services, cách triển khai được các công nghệ AJAX và WebService vào trong ứng dụng Web, xây dựng các ứng dụng Web trong thực tế.
– Kiến thức về thu thập dữ liệu và các kỹ thuật khai khoáng dữ liệu (Data Mining) để xây dựng các mô hình giải quyết các bài toán thực tế. Kiến thức cơ bản về dự báo (Forecasting), cách áp dụng mỗi phương pháp dự báo vào từng vấn đề cụ thể, khả năng xây dựng các mô hình dự báo cho từng vấn đề kinh tế, xã hội và khoa học mà có nhu cầu cần dự báo.
– Kiến thức về lập trình mạng theo mô hình client/server, về các giao thức mạng để xây dựng các ứng dụng mạng. Kiến thức về xây dựng ứng dụng trên thiết bị di độngnhư lập trình Java trên môi trường Android, thiết kế giao diện cho các ứng dụng trên hệ điều hành Android, phát triển ứng dụng cho cá nhân, doanh nghiệp hoặc đưa lên Google Play.
– Kiến thức về lập trình GIS để thao tác với các đối tượng không gian và phi không gian trong cơ sở dữ liệu. Người học có thể tạo dự án ứng dụng công nghệ GIS nhằm tự động hóa các công việc trong GIS trong môi trường ArcGIS bằng công cụ lập trình hướng đối tượng ArcObjects.
– Kiến thức về bảo mật, bảo vệ dữ liệu và an toàn thông tin: các phương thức tấn công thâm nhập, phương pháp mã hóa đối xứng và cơ sở hạ tầng khóa công khai, một số giải pháp bảo mật khác. Bảo mật Web Server, máy tính, mạng máy tính.
* Kỹ năng
Kỹ năng cứng
– Sử dụng tốt ngôn ngữ và kỹ thuật lập trình tạo sản phẩm trong lãnh vực công nghệ thông tin.
– Xử lý thông tin, phân tích, tổng hợp, đánh giá và giải quyết vấn đề.
– Thiết kế, xây dựng và phát triển hệ thống thông tin đảm bảo an toàn cũng như xây dựng hệ thống mạng cục bộ cho các cơ quan, trường học, doanh nghiệp.
– Tổ chức triển khai và thực hiện tạo sản phẩm phần mềm và chuyển giao công nghệ trong lãnh vực công nghệ thông tin.
Kỹ năng mềm
– Trình độ ngoại ngữ: Trình độ tiếng Anh/Pháp tương đương trình độ A. Người học có khả năng đọc hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh/Pháp.
– Làm việc độc lập, sáng tạo, giao tiếp và làm việc theo nhóm, thích ứng nhanh với những công việc khác nhau theo nhu cầu xã hội.
– Phân tích và giải quyết các vấn đề mới trong Công nghệ thông tin, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy sáng tạo.
– Tự cập nhật kiến thức chuyên ngành, tự nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
– Trình bày kết quả và trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và khách hàng, có kỹ năng mềm trong hoạt động khoa học, công nghệ.
– Năng động, sáng tạo và cập nhật kiến thức công việc.Tổ chức và điều hành có hiệu quả các hoạt động của nhóm.
– Hợp tác tốt với đồng nghiệp và cộng đồng trong công việc và cuộc sống.
* Thái độ
– Có ý thức trách nhiệm công dân, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật; có ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội qui của cơ quan, doanh nghiệp; có thái độ đúng đắn và đạo đức nghề nghiệp.
– Có bản lĩnh nghề nghiệp, tác phong chuyên nghiệp. Thể hiện sự tự tin, lòng nhiệt tình với công việc. Thích nghi và có thái độ xử lý phù hợp và hiệu quả sự thay đổi của môi trường làm việc.
– Yêu nghề, có tinh thần cầu tiến và không ngừng học tập nâng cao khả năng chuyên môn; có tinh thần năng động và sáng tạo trong giải quyết công việc.