Cơ Sở Lý Luận Về Văn Hóa Ẩm Thực Đường Phố Tại Việt Nam
5/5 – (4 bình chọn)
Bài viết Cơ Sở Lý Luận Về Văn Hóa Ẩm Thực Đường Phố Tại Việt Nam dưới đây sẽ làm thỏa mãn nhu cầu cho nhiều bạn học viên khi bạn đang vất vả trong việc tìm kiếm nội dung Về Văn Hóa Ẩm Thực Đường Phố Tại Việt Nam để đáp ứng cho bài luận văn thạc sĩ của mình về chủ đề liên quan. Đối với chúng ta nói riêng và tất cả bạn bè trên thế giới nói chung khi nói đến văn hóa ẩm thực thì sẽ nghĩ ngay đến Văn Hóa Ẩm Thực Đường Phố tại Việt Nam. Do tính thực tiển của đề tài nên bài viết dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích cho các bạn tham khảo để phục vụ cho bài luận văn tốt nghiệp của mình
Ngoài việc luôn chia sẻ những tài liệu hay có giá trị đến cho các bạn, Luận Văn Tốt còn nhận viết thuê luận văn thạc sĩ. Nếu các bạn có khó khăn hay vì lý do nào đó mà không thể hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình thì hãy gọi ngay Zalo/tele : 0934573149 để được tư vấn báo giá bạn nhé …
1. Khái quát chung về ẩm thực
1.1 Khái niệm ẩm thực
Nghĩa hẹp: “Theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi.”
Nghĩa rộng: “Ẩm thực có nghĩa là nền văn hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen.” Ẩm thực không chỉ nói về “văn hóa vật chất” mà còn nói về cả mặt “văn hóa tinh thần”. “Những thực phẩm mang màu sắc tôn giáo cũng mang nhiều ảnh hưởng rất lớn tới ẩm thực.”
Theo PGS.TS Phan Thị Thu Hiền, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: “Ẩm thực là chế biến đồ ăn thức uống có đủ dinh dưỡng, đủ năng lượng và có sức hấp dẫn đối với nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay, ẩm thực phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chuỗi cung ứng từ đồng ruộng đến bàn ăn. Như vậy, ẩm thực vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính văn hóa và vừa mang tính xã hội.”
1.2 Ý nghĩa của ẩm thực
Ẩm thực góp phần mang văn hóa: ““Hình thành và phát triển cùng với quá trình hình thành dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nó gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày và qua đó cũng thể hiện văn hóa đặc trưng của người Việt. Văn hóa của người Việt được thể hiện ở những nét đẹp trong giao tiếp, cư xử trong bữa ăn hàng ngày, bữa cỗ, bữa tiệc, cúng, giỗ. Đó là sự thanh lịch với những phép tắc, lề lối không quá khắt khe nhưng vẫn đủ lễ nghĩa. Những quy tắc đó tuy đơn giản nhưng mỗi người đều được dạy bảo từ khi còn tấm bé.”
Ẩm thực là một phần của cuộc sống: Từ lúc đầu ẩm thực chỉ đơn giản là những món ăn bình thường, phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. Với sự phát triển của kinh tế xã hội thì ẩm thực còn là một nghệ thuật, mỗi món ăn là một tác phẩm nghệ thuật và người nấu là một nghệ nhân, nhu cầu ăn uống của con người ngày càng cao, “ẩm thực cũng là một nghệ thuật vô cùng quan trọng trong đời sống, và việc thưởng thức hay làm công việc nấu ăn, chúng ta cũng cần phải cảm nhận nó với khía cạnh nghệ thuật.”
2 Khái quát văn hóa ẩm thực và ẩm thực đường phố
2.1 Khái niệm văn hóa ẩm thực
Cơ Sở Lý Luận Về Văn Hóa Ẩm Thực Đường Phố Tại Việt Nam là một khái niệm khá phức tạp và mới mẻ. Chúng ta có thể hiểu văn hoá ẩm thực như sau:
“Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn tiếng của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống thững tập tục kiêng kỵ trong đi uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các món ăn; cách thức thương thức món ăn…”( Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).
Nói như vậy thì từ xa xưa, người Việt Nam đã chú ý tới văn hoá ẩm thực. “Ăn trông nổi, gối trông tưởng” đâu chỉ là vật chất mà còn là ứng xử với gia đình – xã hội. Con người không chỉ biết “Án no mặc ấm” mà còn biết “ÁI ngon mặc đẹp”. Trong ba cái thủ “Ăn – Chơi – Mộc” thì cái ăn được đặt lên hàng đầu. “Ăn trở thành một nét văn hoá, và từ lâu người Việt Nam đi biệt giữ gìn những nét văn hoá ẩm thực của dân tộc mình.
Các nước trên thế giới, việc ăn uống cũng có những nét riêng biệt thể hiện văn hoá riêng của từng nước, từng khu vực. Các chương sau sẽ giúp chúng ta thấy được những nét riêng biệt đó.”
XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Luật An Toàn Thực Phẩm
2.2 Khái quát về ẩm thực đường phố
“Ẩm thực đường phố hay thức ăn vỉa hè, thức ăn lề đường là các loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời… thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến các loại xe đẩy.”
Theo khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng.
Đặc điểm:
Thức ăn đường phố ngày càng trở nên phổ biến cùng với nếp sống đô thị hóa vì các mặt tích cực của nó đối với xã hội:
-
Nó cung cấp một nguồn thức ăn thường giàu chất dinh dưỡng với giá cả phải chăng và mang hương vị đặc biệt . Nó thường đa dạng và tiện lợi cho những người có thu nhập thấp và eo hẹp thời gian, đồng thời cũng hấp dẫn cả khách du lịch và những người có kinh tế khá.
-
“Thuận tiện cho người tiêu dùng, nguồn thức ăn đa dạng, hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho xã hội.
-
Đôi khi thức ăn đường phố còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.
Bên cạnh mặt tích cực, nó cũng tiêu cực của nó, đó là :
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Người bán thường còn hạn chế kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế hạn hẹp nên có thể thức ăn dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.”
2.2.1 Ẩm thực đường phố tại Việt Nam
“Ẩm thực đường phố Việt Nam đa dạng và phong phú. Bên cạnh những món ăn truyền thống, còn có những món là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các dân tộc sinh sống lâu đời ở Việt Nam như dân tộc Hoa, Chăm, Khmer hay các quốc gia phương Tây và gần đây còn có các món ăn vặt đến từ các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ… Các món ăn này được người Việt tiếp nhận và biến đổi ít nhiều tùy theo khẩu vị và phong cách chế biến của người Việt.”
“Nét độc đáo của ẩm thực đường phố góp phần tạo nên sức hút đối với du khách. Việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường như lá dong, lá chuối, dây lạt bằng tre trong việc chế biến, trang trí món ăn cũng tạo cho ẩm thực Việt Nam trở nên đặc sắc so với ẩm thực của các nước khác.” Ngoài ra, phong cách ăn uống đường phố của người Việt cũng khiến du khách thấy thú vị.
Một số khu phố nổi tiếng với những món ăn đường phố:
Hàng Buồm – Khu ẩm thực đường phố Hà Nội
Nơi đây được ví như một Hà Nội thu nhỏ vô cùng năng động và đông đúc với nhiều sự lựa chọn về ẩm thực, từ các món ăn truyền thống đến những món ăn độc đáo được du nhập từ nước ngoài. Đến với Phố Hàng Buồm có thể thưởng thức đồ ăn tại quán hoặc dạo phố trên phố. Một số món ăn vặt nổi tiếng như chả ốc, xôi chim, lẩu nướng, chè thập cẩm, nộm bò, bánh gối,… Với mức giá giao động từ 5k đến 50k. Ngoài ra tại khu phố này du khách có thể vừa ăn uống vừa nghe nhạc như hát văn, ca trù, nhạc trẻ,…
Khu chợ ăn vặt phố Lạch Tray, Hải Phòng
“Một phố khá nổi tiếng với hàng trăm món ăn vặt hấp dẫn. “Đường Lạch Tray cũng là một trong những khu chợ ăn vặt Hải Phòng với đủ các quán ăn thuận tiện cho khách hàng ghé tới với các món ăn đa dạng. Đến với khu chợ ăn này bạn đừng bỏ lỡ các món ốc, các loại ốc được bày đầy ắp trước mặt, bạn chỉ việc chọn loại muốn ăn và cách chế biến như: hàu nướng mỡ hành, sò huyết tươi nướng, các loại ốc hấp sả, xốt me, sốt cay cực ngon.” Đặc biệt là món càng cù kỳ sốt me, ăn một lần là phải thử lại lần nữa.”
Đến với chợ ăn vặt Lach Tray, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức món súp cua với hương vị thơm ngon, không hề bị tanh ăn cùng với ngô non hoặc trứng cút.
Khu ẩm thực Phạm Hồng Thái Đà Nẵng
Khu phố ẩm thực hoạt động từ 5h chiều đến 2h sáng, đây được coi là thiên đường ăn đêm tại Đà Nẵng, đa dạng với các món ăn bắt vị du khách, ngon bổ rẻ. Khu phố với những món ăn hấp dẫn như bánh xèo, mì quảng, ram bắp, ốc hút,…
Con đường ẩm thực – Chợ đêm Trần Phú (Cần Thơ)
“Chợ đêm Trần Phú (P.Cái Khế, Q.Ninh Kiều) được người dân địa phương và khách du lịch biết đến như là con đường ẩm thực sôi động bật nhất tại TP.Cần Thơ mấy năm vừa qua. Con đường ẩm thực Trần Phú với hơn 100 gian hàng, chủ yếu là các quầy quán hải sản, trái cây tự chọn, sinh tố, nước mía, thức ăn nhanh… Hải sản ở đây đa phần được nhập từ vùng biển Tây Nam ở các tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang…” nên chất lượng đảm bảo sự tươi ngon.
Chợ đêm Đà Lạt
Chợ đêm nhộn nhịp, “thu hút rất nhiều khách du lịch tới tham quan, nơi đây luôn là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt được yêu thích. Du khách đến đây có thể để mua sắm đồ lưu niệm, quần áo hay thưởng thức những món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ làm nên danh tiếng của ẩm thực Đà Lạt như:” Bánh tráng nướng, xiên nướng, sữa đậu nành, bánh bột lọc chén, bánh ướt lòng gà,…
Hẻm 284 Lê Văn Sỹ – Hồ Chí Minh
“Để kể ra tên những con phố ẩm thực tại Sài Gòn không thể không nhắc đến khu ẩm thực hẻm 284 Lê Văn Sỹ. Con hẻm này không nằm ngoài đường lớn mà ẩn mình trong khu phố cạnh trường Đại học Sư phạm TPHCM.” Những quán ăn vặt hẻm 284 Lê Văn Sỹ từ lâu đã là điểm dừng chân quen thuộc của những “tâm hồn ăn uống”. Với mức giá vừa phải dưới 50.000 đồng.
Phố ăn vặt An Dương Vương – Hồ Chí Minh
Phố ăn vặt An Dương Vương là một địa điểm ăn vặt lý tưởng để bạn thưởng thức các món ăn vặt hấp dẫn. “Đến với phố ăn vặt An Dương Vương bạn sẽ được thỏa thích ăn uống, khám phá những món ăn vặt ngon. Có thể thưởng thức tại phố ăn vặt An Dương Vương như: Bò bía, bạch tuộc nướng, dimsum, bắp xào , gỏi cuốn, há cảo,… Các món ăn có giá dao động từ 10k đến 60k, thời gian hoạt động từ 5h chiều đến 10h tối.”
2.2.2 Ẩm thực đường phố trên thế giới
Singapore nổi tiếng là một trong các quốc gia có món ăn đường phố ngon đáng để thử. “Đất nước này gồm nhiều dân tộc ở thế giới đến sinh sống do đó ẩm thực của họ cũng vô cùng đa dạng, mang những nét riêng của dân tộc mình ở các khu phố ẩm thực khác nhau. Khu phố ẩm thực nên tới: Golden Mile, Chinatown,…
Các món ăn đường phố nổi tiếng: cơm gà (3 – 4 đô Sing), bánh mì nướng kaya (khoảng 6 đô Sing), thịt xiên nướng (0,4 đô Sing), cua sốt ớt (40 – 50 đô Sing), mì thịt băm Bak Chor Mee (5 đô Sing),…”
Trung Quốc được xếp vào hạng bậc nhất thế giới bởi tính đa dạng và độc đáo của một quốc gia lớn thứ 4 thế giới. “Nền ẩm thực hình thành từ nhiều trường phái khác nhau và chịu ảnh hưởng trực tiếp điều kiện khí hậu, vị trí địa lí hay chỉ là thói quen ăn uống của từng vùng miền. Những tất cả đều tạo nên một màu sắc ẩm thực Trung Hoa vô cùng đặc sắc. Khu ẩm thực nên tới: các khu chợ ở Hồng Kông, Đài Bắc, Thượng Hải, Bắc Kinh – các trung tâm lớn của Trung Quốc nổi tiếng với ẩm thực đường phố.”
Các món ăn đường phố nổi tiếng: kẹo hồ lô, bánh bao (1 – 2 Nhân Dân Tệ), Hamburger vịt quay Bắc Kinh (30 Nhân Dân Tệ) , các món chiên – nướng (bạch tuộc, cá viên), đậu hũ thối (khoảng 2 – 3 Nhân Dân Tệ),…
“Thái Lan là nơi tập trung nhiều con phố ẩm thực đường phố của đất nước này. Thái Lan nổi tiếng với ẩm thực đường phố bậc nhất của thế giới với hương vị đậm đà. Món ăn của Thái Lan mang sự kết hợp vị chua, ngọt và cay tinh tế. Khu phố ẩm thực nên tới: khu Yaowarat, chợ đêm Thepprasit, Phuket Town,…
Các món đường phố nổi tiếng như: Pad Thai (mì xào trứng, đậu phộng, đậu phụ, sốt me) giá 60 – 200 baht, Som Tum (gỏi đu đủ), xôi xoài giá 60 – 150 baht, các món xiên nướng khoảng 5 baht/xiên, trà sữa giá 20 -50 baht,…”
Hàn Quốc với “Phố Myeongdong, phố Insadong hay chợ Namdaemun là những địa điểm nổi tiếng nhất ở Seoul luôn tấp nập khách du lịch đến mua sắm và ăn uống. Tới đây, khách du lịch sẽ bị hấp dẫn bởi ‘bộ sưu tập những món ăn đường phố’ được bày bán trên những chiếc xe đẩy. Những món ăn đường phố nhất định phải ăn thử khi đến hàn quốc bánh gạo màu trắng, khô, có hình trụ nấu chung với eomuk (bánh cá), rau củ và bột ớt cay, Tteokbokki.”
Vương quốc Anh là nơi tập trung văn hóa ẩm thực phong phú. Phố Stockbridge “nằm ở trung tâm thung lũng Test, vốn là thị trấn chợ cổ và giờ đây là một điểm đến tuyệt vời cho những người yêu thích ẩm thực. Stockbridge không chỉ có quầy” thịt, “cửa hàng rượu tư, một số món cá ngon nhất nước Anh mà còn có một chuỗi quán rượu nổi tiếng là nơi tập trung văn hóa ẩm thực phong phú . Đầu tiên phải kể đến địa danh Stockbridge. Phố Stockbridge nằm ở trung tâm thung lũng Test, vốn là thị trấn chợ cổ và giờ đây là một điểm đến tuyệt vời cho những người yêu thích ẩm thực. Stockbridge không chỉ có quầy thịt, cửa hàng rượu tư, một số món cá ngon nhất nước Anh mà còn có một chuỗi quán rượu nổi tiếng.”
Trên đây là Cơ Sở Lý Luận Về Văn Hóa Ẩm Thực Đường Phố Tại Việt Nam hy vọng sẽ mang đến cho các bạn thêm tư liệu hữu dụng cho bài luận văn tốt nghiệp Về Văn Hóa Ẩm Thực Đường Phố Tại Việt Nam. Nhưng nếu trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn hay cần hỗ trợ thêm về bài làm của mình thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Luận Văn Tốt nhé. Chúc các bạn thành công
DOWNLOAD MIỄN PHÍ