Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên

Festival cồng chiêng Tây Nguyên 2018 được tỉnh Gia Lai tổ chức, cùng sự tham gia của 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Kon Tum) với lực lượng nghệ nhân, diễn viên khoảng 1.200 người. Nhiều hoạt động sẽ được 5 tỉnh Tây Nguyên phối hợp tổ chức như: Lễ hội đường phố diễn ra trên các đường phố ở thành phố Pleiku; lễ hội truyền thống của 11 dân tộc thiểu số tại chỗ; trình diễn nghệ thuật chỉnh chiêng, tạc tượng gỗ dân gian, đan lát, dệt thổ cẩm; sinh hoạt văn nghệ dân gian như diễn xướng sử thi Tây Nguyên, hát dân ca; triển lãm ảnh không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; triển lãm và trình diễn nhạc cụ các dân tộc Việt Nam.

cong chieng va le hoi dan gian tay nguyen Không gian văn hóa cồng chiêng

Ngoài ra, lễ hội cồng chiêng còn có một số hoạt động bổ trợ như: Làm phim, phóng sự về văn hóa cồng chiêng; công bố tour du lịch cộng đồng và tổ chức đoàn famtrip (du lịch kết hợp khảo sát) có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch lớn của TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; hội thảo khoa học quốc tế về thời đại đá cũ ở Việt Nam.

cong chieng va le hoi dan gian tay nguyen cong chieng va le hoi dan gian tay nguyen Lễ hội là sự kiện quan trọng của người dân Tây Nguyên

Bên cạnh đó, du khách còn được tham quan các danh lam thắng cảnh đẹp, tận hưởng không khí trong lành mát mẻ, được trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu về các lễ hội đặc biệt của đồng bào các dân tộc như: Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mnông…

cong chieng va le hoi dan gian tay nguyen Múa hát tại lễ hội

Trong khuôn khổ các hoạt động Festival du khách và người dân còn có cơ hội thưởng thức ẩm thực Tây Nguyên, mua những món quà kỷ niệm làm bằng tay hết sức tinh tế tại hội chợ làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, thời điểm diễn ra Festival cồng chiêng Tây Nguyên trùng với lễ hội hoa dã quỳ. Như vậy, ngoài thưởng thức cồng chiêng, du khách sẽ có dịp ngắm dã quỳ Tây Nguyên trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya với những cảm xúc mới mẻ, ấn tượng.