Công tố viên là gì? Vai trò và sự khác biệt so với luật sư, kiểm sát viên?
Bạn đã biết công tố viên là gì hay chưa? Vai trò của công tố viên trong tố tụng hình sự là gì? So với luật sư thì công tố viên khác ở điểm nào? Một công tố viên chuyên nghiệp cần hội tụ những kỹ năng nào? Mức lương của công tố viên hấp dẫn ra sao? Nghề công tố viên có những đặc điểm thú vị nào? Tất cả sẽ được tiết lộ qua bài viết dưới đây của Mua Bán!
Mục lục bài viết
Công tố viên là gì?
Theo quy định quốc tế, công tố viên hay Prosecutor được định nghĩa là người của cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp trong vụ án hình sự. Có thể nói, công tố viên là một chủ thể quan trọng không thể thiếu trong các vụ án hình sự.
>>>Xem thêm: Ngành công an thi khối nào? Những câu hỏi thường gặp khi thi vào ngành Công an?
Vai trò của Công tố viên trong tố tụng hình sự
Những vụ án thuộc án hình sự có mức độ từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng, vì vậy nên trong tố tụng hình sự, công tố viên đóng vai trò rất quan trọng. Họ là chủ thể tham gia vào vụ tố tụng với tư cách là người đại diện cho lợi ích công. Nói theo cách khác, công tố viên chính là viên chức Nhà nước, đại diện và nhân danh Nhà nước có trọng trách buộc tội bị cáo trong vụ án hình sự.
Vai trò trong hoạt động điều tra
Ở Việt Nam, Công tố viên chính là Kiểm sát viên. Trong hoạt động điều tra, công tố viên có nhiệm vụ kết luận điều tra sau khi rà soát, kiểm tra tài liệu vụ án của bên Cảnh sát gửi tới.
Nếu có vướng mắc hay thiếu sót ở quá trình điều tra, công tố viên có thể ra lệnh cho cảnh sát điều tra lại vụ án hoặc khắc phục, bổ sung những gì còn thiếu sót cho hồ sơ vụ án. Sau khi đã có đủ cơ sở từ hồ sơ vụ án do cảnh sát trình bày, công tố viên dựa vào đó để đi tới kết luận cho vụ án, luận tội bị cáo và đưa ra lời buộc tội.
Nếu công tố viên không thực hiện buộc tội thì hành động đó được gọi là không truy tố. Trên thực tế, công tố viên cũng có thể thực hiện điều tra trực tiếp theo quy định, công tố viên có thể thực hiện kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra và khám xét vụ án.
Vai trò của công tố viên trong quá trình thi hành án
Trong quá trình thi hành án, công tố viên tham gia phiên tòa có vai trò đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết, kết luận vụ án hình sự. Công tố viên cũng thực hiện nhiệm vụ đưa ra câu hỏi, đưa ra các chứng cứ có trong vụ án trước tòa và thực hiện việc luận tội , phát biểu quan điểm về giải quyết vụ án. Trong phiên tòa, công tố viên cũng thường phải tranh luận với những người tham gia tố tụng tại tòa như bị cáo, luật sư của bị cáo,…
Trong trường hợp nếu tòa án không thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, công tố viên sẽ là người kiến nghị, yêu cầu tòa án thực hiện đúng điều trên. Bên cạnh đó, công tố viên cũng sẽ thực hiện kiểm sát bản án và quyết định của tòa án.
Vai trò người bảo vệ nhân quyền
Với tư cách là người đại diện cho lợi ích công, một công tố viên khi tham gia vào vụ án hình sự sẽ có cả vai trò làm người bảo vệ nhân quyền. Công tố viên có quyền đệ trình lên tòa án không chỉ tất cả những chứng cứ buộc tội bị cáo mà còn có quyền trình lên những chứng cứ thiên về phía bị cáo. Họ có quyền kiến nghị tòa án áp dụng luật một ánh công bằng nhất, tránh việc thiên vị dẫn đến việc bị cáo có thể nhận lại sự đối xử bất công hay quá mức cần thiết.
Vai trò với tư cách là Luật sư Nhà nước
Với tư cách là luật sư Nhà nước, công tố viên thực hiện nhiệm vụ tham gia vào các dự thảo, tranh luận và các dự luật, thực hiện hoặc hướng dẫn cho chính quyền trung ương hay địa phương các chiến lược kiện tụng trong trường hợp chính quyền ở các cấp này có liên quan đến các vụ kiện tụng.
>>>Xem thêm: Học phí Kinh tế Luật và các phương thức xét tuyển năm 2022
So sánh công tố viên với một số vị trí liên quan
Thường khi nhắc đến công tố viên, chúng ta cũng thường hay nghĩ tới những chức danh khác như kiểm sát viên, luật sư,… Vậy công tố viên khác luật sư và kiểm sát viên thế nào? Câu hỏi sẽ được bật mí ngay dưới đây:
Công tố viên và luật sư khác nhau như thế nào?
Khác với luật sư, trong quá trình thi hành án, luật sư thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi quyền và lợi ích cho người phạm tội còn công tố viên thực hiện nhiệm vụ truy tố người phạm tội. Trong tố tụng, luật sư tham gia hoạt động tố tụng còn công tố viên thì tiến hành công tác tố tụng.
Công tố viên và kiểm sát viên khác nhau như thế nào?
Bạn luôn thắc mắc không biết sự khác nhau giữa công tố viên và kiểm sát viên là gì? Trên thực tế, hai chức danh này đều chỉ một vị trí như nhau mà thôi, ở Việt Nam là kiểm sát viên còn ở Hàn Quốc được gọi là công tố viên. Hoàn toàn không có gì khác nhau đâu bạn nhé!
Trang phục công tố viên Việt Nam ra sao?
Ở Việt Nam, đặc điểm trang phục của công tố viên là gì? Trên thực tế, trang phục của công tố viên Việt Nam được quy định tại Điều 4 Quyết định 54/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013. Quy định này đưa ra các yêu cầu về quản lý cũng như sử dụng trang phục, giấy chứng minh; giấy chứng nhận chức danh pháp lý trong ngành.
Trang phục của công tố viên Việt Nam được chia ra làm 2 nhóm cụ thể:
- Đồng phục mặc thường ngày
: Quần – áo (xuân, hè); quần – áo cho mùa thu, đông; áo khoác, áo sơ mi dài tay, cà vạt, thắt lưng, giày da và tất, dép, áo mưa, phù hiệu, bộ cấp phù hiệu và biển tên.
- Lễ phục của công tố viên Việt Nam:
Quần áo lễ phục dành cho mùa hè; quần áo lễ phục dành cho mùa đông; áo sơ mi dài tay, bộ cành tùng đơn gắn áo, cuống đeo huân chương. Đây là lễ phục dành cho những ngày lễ, ngày hội nghị hoặc trong các cuộc họp quan trọng.
Bên cạnh đó, khi mặc đồng phục hoặc lễ phục thì công tố viên cần đáp ứng theo đúng quy định. Như mặc áo sơ mi hè thì phải đóng thùng, không đeo trang sức hoặc vật trang trí phản cảm…
Những kỹ năng của một công tố viên chuyên nghiệp
Cho dù bạn chưa từng được tham dự một phiên tòa trực tiếp thì chắc hẳn bạn cũng đã từng xem qua những bộ phim có sự xuất hiện của công tố viên đúng không nào? Một công tố viên chuyên nghiệp cần phải có rất nhiều kỹ năng khác nhau, để có thể đạt được chức danh đầy quyền lực này, tất nhiên họ cần trau dồi cho mình những kỹ năng trọng yếu như dưới đây.
Kỹ năng tranh luận và hùng biện
Công tố viên phải là người có khả năng tranh luận và hùng biện tốt, lời nói của họ phải mạch lạc, rõ ràng và thể hiện được sự quyền lực của mình.
Trong khi thi hành án, công tố viên sẽ phải tranh luận trực tiếp với rất nhiều bên, vậy nên việc yếu kém trong kỹ năng tranh luận cũng như hùng biện sẽ khiến tòa án mất cân bằng, công tố viên không được để mình yếu thế trước tòa án vì như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình thi án án cũng như kết luận vụ án.
Lời nói của công tố viên nhất định phải có trọng lượng, mọi chứng cứ, lý lẽ, lập luận công tố viên đưa ra trước tòa án nhân dân tối cao đều phải dựa trên cơ sở thực tế, suy tính chặt chẽ, tỉ mỉ, không được lan man, dài dòng, đi xa thực tiễn.
Nếu muốn trở thành một công tố viên chuyên nghiệp, kỹ năng tranh luận và hùng biện là kỹ năng trọng yếu mà bạn cần phải trau dồi, phát triển từ rất sớm. Vì khi tranh luận trong thực tế, sẽ có những trường hợp bạn các bên phản biện lại lập luận của công tố viên, lúc này công tố viên không được lung lay, để làm được điều đó thì trước khi diễn ra phiên tòa thi hành án, công tố viên phải suy xét kỹ càng nhất có thể, không được để sơ hở ở bất cứ nội dung nào thì mới có thể giữ vững lập trường và chiến đấu đến cùng vì lợi ích công.
>>>Xem thêm: Ngành luật học trường nào chất lượng và uy tín nhất?
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Tất nhiên đây cũng là một kỹ năng không thể thiếu nếu muốn trở thành một công tố viên thực thụ. Từ quá trình tiếp nhận vụ án đến khi kết thúc vụ án, sẽ có hàng tá những vấn đề phát sinh mà không ai có thể lường trước được, vì án hình sự thường sẽ có mức độ phức tạp rất lớn, do đó sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đề mà cần đến sự quyết đoán của công tố viên.
Chính vì vậy mà công tố viên phải có khả năng nhận diện vấn đề, giải thích nguyên nhân, đưa ra biện pháp giải quyết hữu hiệu nhất trong thời gian ngắn nhất. Có thể làm được điều này không phải là một điều dễ dàng, nhưng nếu muốn làm một công tố viên chuyên nghiệp, chắc chắn không thể thiếu được kỹ năng này. Bạn cần phải trực tiếp trải nghiệm rất nhiều thì mới có thể đạt đến trình độ tốt trong việc xử lý vấn đề liên quan tới vụ án hình sự.
Kỹ năng phân tích và nghiên cứu thông tin
Công tố viên còn phải là “bậc thầy” trong tiếp nhận và xử lý thông tin. Bởi tính chất nghiêm trọng và phức tạp của các vụ án hình sự nên hồ sơ vụ án đi kèm chắc chắn cũng phức tạp và gây đau đầu không ít cho các công tố viên thụ án.
Do vậy nên khi có trong tay đủ các thông tin cần thiết, họ cần phải tiến hành sàng lọc, rà soát kĩ lưỡng, phân tích thật tỉ mỉ các chi tiết liên quan đến vụ án, nghiên cứu sâu về những khía cạnh khác nhau của vụ án, từ đó đưa ra hướng kết luận đúng đắn nhất, công tâm nhất. Nếu không có khả năng phân tích và nghiên cứu thông tin tốt, công tố viên sẽ dễ dàng đi lệch hướng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình thi hành án.
Kỹ năng chịu áp lực
Đây là một vị trí công việc có thể nói là rất áp lực, chỉ cần sai sót một chút là sẽ gây ảnh hưởng tới cả vụ án, tòa án cũng như những bên tham gia tố tụng. Vậy nên khi làm công tố viên, hãy chắc chắn rằng bạn có thể chịu được dưới môi trường làm việc áp lực cao vì chắc chắn rằng đây không phải là vị trí công việc dễ dàng. Đối với các nữ công tố viên, tố chất này càng cần phải được trau dồi nhiều hơn vì phái yếu thường dễ bị tổn thương hơn.
Hé lộ mức lương của công tố viên
Hiện nay mức lương của công tố viên dao động từ khoảng 8 triệu đến 12 triệu đồng, đây không hẳn là một mức lương quá cao nhưng cũng không hẳn là một mức lương thấp mà lại còn đảm bảo tính ổn định. Không chỉ vậy bạn còn được học hỏi rất nhiều từ môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng như có cơ hội thăng tiến cao trong sự nghiệp.
Nếu như bạn có đam mê với công việc đáng mơ ước này, đừng chần chừ gì nữa mà hãy bắt đầu thực hiện hóa ước mơ đó ngay bay giờ. Hãy trau dồi cho mình những kỹ năng, những kiến thức cần thiết để bắt đầu hành trình thực hiện hóa ước mơ của mình. Được khoác trên mình chiếc áo công tố viên là mong muốn của không ít các bạn trẻ hiện nay, hi vọng các bạn sẽ thực hiện được nó bằng lửa nhiệt huyết cháy bỏng trong trái tim mình nhé!
Trên đây là toàn bộ thông tin giải thích về công tố viên là gì, vai trò của công tố viên cũng như công tố viên khác luật sư và kiểm sát viên như thế nào. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập Blog của Muaban.net thường xuyên để đọc thêm nhiều thông tin hữu ích về tìm việc làm, kỹ năng, học tập,… nhé!
>>>Xem thêm: