Cúng giao thừa như nào? Văn khấn giao thừa trong nhà, ngoài trời
Vào ngày cuối cùng của năm cũ (tính theo lịch âm) người Việt Nam ta thường có phong tục cúng giao thừa hay còn gọi là Trừ tịch (trừ khử ma quỷ, điểm xấu) vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Theo quan niệm dân gian thì việc này sẽ giúp người người, nhà nhà xoá bỏ hết tất cả những điều không may mắn của năm cũ và chào đón những điều vui vẻ, hạnh phúc trong năm mới. Vậy bạn có biết cúng giao thừa là gì? Mâm cúng ngoài trời và trong nhà chuẩn bị ra sao? Văn khấn như nào là chính xác nhất? Hãy cùng PATO đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!
NỘI DUNG CHÍNH
[Ẩn]
Tại sao cần cúng vào đêm giao thừa?
Theo như những nghiên cứu từ thời Minh Đường được lưu giữ lại trong cuốn sách Nghi lễ dân gian – Nghi lễ cúng gia tiên đêm giao thừa (hay còn gọi là lễ trừ tịch) là một trong những lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên đán nói riêng và trong một năm mới nói chung.
Lễ cúng bái vào đêm giao thừa chính là lễ dâng hương lên các vị quan triều đình và ông bà tổ tiên của mỗi nhà vào ngay chính giây phút chuyển giao của năm cũ và năm mới với ý nghĩa “tống cựu nghinh tân” tạm biệt những điều buồn đau, không may mắn của năm cũ và chào đón những điều tốt đẹp của năm mới. Cầu xin các quan, các vị thần linh phù hộ cho đại gia đình có một năm mới bình an, hạnh phúc.
Lễ cúng bái vào đêm giao thừa còn là thời điểm để người dân tế lễ với hai đoàn Phán quan của nhà trời phái xuống trông coi năm mới. Người dân cũng cầu cúng Bản cảnh Thành hoàng và Thổ địa Thần kỳ trong đêm Giao thừa. Không chỉ vậy, việc lễ cúng vào ngày giao thừa cũng là lúc gia đình, con cháu mời ông bà, tổ tiên của mình về cùng con cháu đón Tết, cùng nhau sum vầy, quây quần đón năm mới.
Những điều bạn cần biết khi cúng giao thừa
– Thời điểm cúng giao thừa đẹp nhất là từ 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút (đêm 30 sang ngày mùng 1 của năm mới). Đây Theo quan niệm của ông bà tổ tiên ta, đây chính là thời khắc thiêng liêng Đất Trời giao thoa, Âm dương gặp gỡ để vạn vật bừng lên sức sống mới.
– Khi cúng giao thừa nên cúng ngoài trời trước rồi mới cúng trong nhà. Cúng ngoài trời là để tế lễ với phái đoàn sứ Phán Quan – Quan Hành Khiển, còn lễ trong nhà là để đón gia tiên, tiền tổ về vui vầy cùng gia đình.
– Người cúng giao thừa phải là người chủ gia đình. Bởi lẽ theo truyền thống việc cúng bái đêm giao thừa là để cầu mong hưng thịnh, sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình.
Cúng giao thừa ngoài trời
Chuẩn bị mâm cúng giao thừa ngoài trời
Lễ vật vàng mã: Lễ cúng giao thừa cần chuẩn bị giấy cúng. Số lượng người trong gia đình sẽ chuẩn bị bao nhiêu bộ quần áo có nhân vật, nam và nữ. Mỗi người chuẩn bị 12 bộ quần áo và viết tên của mình lên đó. Khi dâng mâm cúng phải để tất cả quần áo lên mâm cúng.
Chuẩn bị đồ cúng dâng trên bàn thờ: Mỗi nhà thường có một bàn thờ ngoài trời (thường là bàn thờ Ông Thiên) có lư hương. Lễ vật trên bàn thờ này gồm có: một đĩa trầu cau, một đĩa hoa quả gồm ngũ quả, một ngọn đèn dầu, một đĩa muối gạo, ngũ trà, các loại bánh, mứt tùy từng gia đình, 1 bình hoa, vàng mã.
Chuẩn bị mâm cơm cúng: Mâm cúng giao thừa có thể được chế biến thành món chay hoặc món mặn và dọn theo từng bàn riêng lẻ.
– Món mặn thường có: 1 con gà luộc, bánh chưng, xôi, chè, rượu, nước, giò chả và các món cơm canh ngon khác tùy theo nhu cầu của gia đình. Có rất nhiều món ăn với các món ăn phụ.
– Món chay thường có: bánh, kẹo, mứt, chè nước
Bài văn khấn giao thừa ngoài trời
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển
Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Cự Tào Phán quan
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo quân,chư vị Tôn thần.
Nay là phút Giao thừa năm Quý Mão
Chúng con là ………………………….
Ngụ tại ……………………
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời các ngài giá lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con được minh niên khang thái, vạn Sự cát tường. Bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông , ngày ngày được hưởng ơn Trời, Phật, chư vị Tôn thần.
Cúi xin chín phương Trời mười phương chư Phật cùng Chư vị tôn thần chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (lạy)
Nam mô A-di-đà Phật (lạy)
Nam mô A-di-đà Phật (lạy)
Cúng giao thừa trong nhà
Mục lục bài viết
Chuẩn bị mâm cúng giao thừa trong nhà
Ở miền Bắc, mâm cơm cúng tổ tiên đêm giao thừa thường theo nguyên tắc truyền thống: 4 bát, 4 đĩa (không kể xôi, nước chấm, dưa hành) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa, bốn phương. Trong một chiếc nồi lớn, 6 bát và 6 đĩa hoặc 8 bát và 8 đĩa tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có. Đôi khi phải xếp lên cao đến 2, 3 tầng. Những bát này thường có chân giò hầm măng, thịt viên luộc thập cẩm, miến lòng gà và mọc. Các món ăn thường là xôi, bánh chưng, thịt luộc, thịt đông, giò chả, nem rán, mô hình và dưa hành. Có nhà còn cúng gà, thường là gà trống thiến.
Trên mâm cơm cúng của người miền Trung có bánh chưng, bánh tét, rau dưa, chả Huế, thịt đông, thịt gà xé rau răm, chả Huế, thịt heo luộc, bát canh măng hầm, bún Huế, chả cá hoặc chả giò . Đĩa của người miền Trung đầy ắp đĩa.
Ở miền Nam, mâm cúng thường tương đối đơn giản, chỉ có hương, hoa, đèn, bánh mứt, trái cây, chè,… Còn nếu là mâm cỗ mặn đầy đủ thì sẽ có thịt lợn luộc, gà luộc, xôi, bánh chưng, chè,…
Bài văn khấn giao thừa trong nhà
Nam mô A-di-đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy:
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.
– Con kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.
– Con kính lạy ngài cựu niên Hành khiển, cựu Hành binh chi thần, cựu Phán quan.
– Con kính lạy ngài đương niên Hành khiển, đương niên Hành binh chi thần, đương niên Phán quan.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm Nhâm Dần với năm Quý Mão
Chúng con là: …, sinh năm: …, hành canh: … tuổi, cư ngụ tại số nhà: …, ấp/khu phố: .., xã/phường …, quận/huyện/ thành phố …, tỉnh/thành phố …
Nhân phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khang thái, vạn tượng canh tân.
Nay ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Ngọc Hoàng Thượng đế, giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.
Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật, Thánh, dâng hiến tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai Thái tuế, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, ngài Hỷ thần, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, chư vị bản gia Táo quân, và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên kháng thái, vạn sự tốt lành, bốn mùa tám tiết được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng, bách sự hanh thông, ngày ngày được hưởng ơn trời, Phật, chư vị tôn thần.
Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư Phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (lạy)
Nam mô A-di-đà Phật (lạy)
Nam mô A-di-đà Phật (lạy)
Như vậy, bài viết trên PATO đã mang đến cho các độc giả những thông tin bổ ích về phong tục cúng giao thừa vào đêm 30 (hoặc 29) Tết hàng năm. Ngoài ra nếu bạn muốn biết thêm những thông tin về dịp Tết Nguyên đán thì hãy theo dõi ngay chuyên mục Văn hoá Việt Nam tại BLOG PATO nhé!.