Cúng nhà mới thuê: Thủ tục nhập trạch nhà thuê chi tiết
Có cần cúng nhà mới thuê hay không? Nhiều người cho rằng, chỉ cần cúng nhập trạch đối với nhà của mình, còn nhà thuê hay nhà trọ thì không cần thực hiện các nghi lễ cúng bái. Song, hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, đồng thời nắm rõ cách cúng nhà mới thuê chuẩn nhất.
Có cần cúng nhà mới thuê không?
Ở trọ nên lập bàn thờ gì? Có cần làm lễ cúng khi ở trọ hay không?
Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta từ xưa đã có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Ngoài giấy tờ công nhận quyền sở hữu đất về mặt pháp lý thì người ta luôn quan niệm rằng, mỗi vùng đất đều thuộc quyền sở hữu của các vị thần linh.
Trong đó, Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai trong gia đình nên khi chuyển vào dù là nhà mới hay nhà thuê thì vẫn nên thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch để báo cáo với thần linh. Không cần rình rang long trọng, mâm lễ cúng nhà mới thuê quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành của gia chủ.
Đây là cách để bày tỏ sự tôn trọng đối với đấng bề trên và nhận được sự che chở, phù hộ của Ngài trước những điều xui rủi, tai ương trong cuộc sống và công việc làm ăn. Vì thế, khi ở nhà thuê hay nhà trọ thì đều nên làm lễ cúng để xin phép gia tiên được chuyển về nơi ở mới.
Cúng nhà mới thuê cần những gì?
Để lễ cúng nhà mới thuê được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, gia chủ cần phải chuẩn bị chu đáo những lễ vật cần thiết. Đặc biệt, tránh tình trạng thiếu sót bằng cách liệt kê và ghi chép rõ ràng rồi mới tiến hành sắm sửa. Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm gia chủ cũng có thể xin tư vấn từ các chuyên gia phong thủy.
Nhìn chung, mâm lễ cúng nhà mới thuê phải được chuẩn bị đầy đủ mâm ngũ quả, bình hoa tươi, bếp lửa, bánh kẹo,… Cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
Mâm ngũ quả
Trên mâm ngũ quả cúng nhà mới thuê dâng lên thần linh cần chọn những loại tươi ngon nhất. Tùy theo từng mùa và mỗi vùng miền sẽ chọn loại quả phù hợp.
-
Không dùng quả héo hay dập nát, thối để cúng lễ.
-
Những loại quả có nhiều gai hoặc mọc sát đất cũng nên tránh vì không đem lại vượng khí tốt.
-
Số quả này trên mâm nhất định phải là số lẻ. Theo quan niệm của người phương Đông thì số lẻ tượng trưng cho may mắn, sinh sôi, nảy nở.
Hoa tươi
Gia chủ lựa chọn những bông hoa cúng nhà thuê tươi nhất, nở vừa phải để cắm vào bình. Bạn nên chọn hoa có màu sắc tươi tắn như: Hoa cúc, hoa hồng, hoa lay ơn… để thể hiện sự tươi mới, thịnh vượng. Cũng như số lượng quả thắp trên mâm, hoa cũng cắm theo số lẻ để cầu mong gia đình đón nhận được tài lộc dồi dào.
Bếp lửa
Bếp lửa có ý nghĩa rất quan trọng trong gia đình, nhất là khi cúng nhà mới thuê. Ngọn lửa tượng trưng cho sinh khí, may mắn. Cùng với đó, lửa có tác dụng xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo. Nếu không có lửa thì ngôi nhà sẽ lạnh lão, thiếu sự sống, thường xuyên bị ma quỷ quấy phá và khó đón nhận được luồng khí tốt.
Ấm đun nước
Trong gian bếp ấm cúng của gia đình cần thiết phải có ấm đun nước. Nước tượng trưng cho Thủy, là một trong 5 yếu tố của trời đất: Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Nếu thiếu nước thì trời đất mất đi sự cân bằng và không thể duy trì sự sống. Vì vậy ấm đun nước không thể thiếu trong thủ tục chuẩn bị lễ nhập trạch nhà thuê.
Các đồ dùng khác
Bên cạnh trái cây, hoa tươi, bếp lửa, ấm nước thì bạn cần chuẩn bị thêm một số đồ dùng khác để cúng nhà mới thuê. Các vật dụng không nên quá cầu kỳ nhưng nhất định phải có đầy đủ. Đó là:
-
Bánh kẹo
-
Ba hũ gạo
-
Muối
-
Nước trắng
-
Trầu cau
-
Chè, thuốc lá
-
Tiền vàng, đồ mã
-
Nhang trầm
Cách lập bàn thờ ở nhà trọ chi tiết nhất
Sau khi đã chuẩn bị tươm tất vật phẩm cúng lễ, gia chủ sẽ bắt đầu tiến hành lễ cúng nhập trạch. Các bước cúng lễ cơ bản lần lượt theo trình tự:
-
Bước 1: Đặt bếp lửa ở chính giữa cửa ra vào. Chủ nhà đi trước, sau đó đến các thành viên trong gia đình và khách mời lần lượt bước qua bếp lửa. Trên tay của chủ nhà cầm bát hương. Những người còn lại sẽ cầm một vật dụng cần thiết sử dụng trong gia đình.
-
Bước 2: Người đại diện thắp hương và đọc văn khấn. Tất cả những thành viên còn lại khấn vái theo.
-
Bước 3: Khi đấng bề trên đã dùng xong đồ lễ, gia chủ pha trà nóng để dâng lên.
-
Bước 4: Hóa tiền vàng để biếu thần linh và tổ tiên.
-
Bước 5: Hạ lễ và bày mâm cỗ mời những người đến dự lễ.
- bàn thờ
Bước 6: Giữ lại muối, gạo và nước để đặt lên
Như vậy là bạn đã hoàn tất xong lễ cúng nhà mới thuê. Nhà thuê cúng lễ nhập trạch không cầu kỳ nhưng bắt buộc phải có. Cùng với tấm lòng thành kính của bạn, chắc chắn mọi sự sẽ thuận lợi khi bạn ở nhà mới thuê.
Xem thêm:
>>> Nhập trạch là gì? Lễ nhập trạch nhà mới chi tiết nhất
Bài cúng nhà mới thuê
Gia chủ đọc văn khấn để thỉnh cầu thần linh chứng giám, chiếu cố và phù hộ độ trì cho cả gia đình. Người đọc văn khấn phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và quan trọng nhất là phải thành tâm một lòng tôn kính thần linh.
Dưới đây là bài cúng nhà mới thuê đầy đủ và chính xác nhất:
Văn khấn nhập trạch nhà thuê
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật! (3 lạy)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …………………….. ( Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ)
Hôm nay là ngày ……. tháng ……. năm ……. chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, thông minh chính trực giữ ngôi tam thái, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại: ………………………. ( địa chỉ nhà chi tiết) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật! (3 lần kết hợp vái lạy).
Có thể bạn quan tâm:
>>> Bài cúng về nhà mới, văn khấn nhập trạch đầy đủ nhất
Trên đây là một số thủ tục cần chuẩn bị trong nghi lễ cúng nhà mới thuê. Trong cuộc sống luôn có những mối liên hệ giữa thực tại với thế giới bên kia. Vì vậy, hãy thờ cúng thần linh và tổ tiên chu đáo để không gây bất kính với đấng bề trên.