Cúng Ông Chuồng Bà Chuồng: Cách cúng, Văn khấn [đầy đủ A-Z]

Cúng ông chuồng bà chuồng là một trong những lễ cúng quan trọng với những hộ gia chủ chăn nuôi, làm nông nghiệp. Tùy theo từng vùng miền và tín ngưỡng của gia chủ thì mâm cúng này ít nhiều cũng có ít nhiều sự khác biệt.

Vậy lễ cúng bà chuồng ông chuồng có nguồn gốc từ đâu? Ý nghĩa là gì? Mâm cúng gồm những lễ vật gì? Văn khấn cúng chuồng trại chăn nuôi đầy đủ,… Tất cả những điều này sẽ được Daythangthoinoi giải đáp qua bài viết dưới đây, hãy cùng đọc và theo dõi.

Nguồn gốc của cúng Tết TrâuNguồn gốc của cúng Tết Trâu

Cúng ông chuồng bà chuồng vào ngày nào? Ý nghĩa

Vào dịp Tết Nguyên Đán, nếu chúng ta được ăn tết và được vui chơi thì các con vật nuôi cũng sẽ được ăn tết. Ông bà ta quan niệm rằng, lễ cúng này lễ cúng dành cho trâu bò. Đến đây chúng ta đã giải thích được rằng vì sao ông bà ta gọi lễ cúng này là Tết Trâu Bò.

Nước ta là nước nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi là chủ yếu. Chính vì vậy, trâu bò hỗ trợ người dân quê rất nhiều để canh tác trồng trọt. Con trâu là đầu cơ nghiệp, là tài sản lớn của người thôn quê. Do vậy, cha ông ta điều biết ơn nó rất nhiều.

Tết trâu tết bò được gia chủ thực hiện vào sáng mùng bốn Tết. Lễ vật trong lễ cúng thường đơn giản và không có nhiều sự khác biệt theo vùng miền.

Ngoài ra đây cũng chính là lễ cúng chuồng khi bắt đầu chăn nuôi heo, bò, gà vịt,…

Mâm cúng ông chuồng bà chuồng đơn giảnMâm cúng ông chuồng bà chuồng đơn giản

Mâm cúng ông chuồng bà chuồng gồm những gì?

Mâm cúng tết Trâu, Tết bò gồm những lễ vật sau:

  • Nhang đèn

  • Trái cây

  • Thúng gạo

  • Giấy tiền vàng bạc

  • Trà rượu hay bánh tét với đường.

Cách cúng cầu Ông Chuồng Bà Chuồng:

Chủ nhà lại chuồng trâu đổ rượu vào miệng mũi trâu đực, đổ nước trà vào miệng mũi trâu cái, rồi lấy hai lá vàng bạc giấy dán hai sừng. Có người cúng xong còn đem bánh tét đúc cho trâu ăn. Chuồng trâu cũng được dán giấy cho … ăn tết. Đây chính là nét truyền thống văn hóa đẹp của cha ông ta, tạo nên đời sống tinh thần đẹp.

Gia chủ cũng không quên những bao lì xì hoặc cho những thúng gạo, đòn bánh cho những đứa trẻ chăn trâu mướn cho họ, coi như quà thưởng, đền công khó nhọc cả một năm trời cho những đối tượng giúp họ có lúa đầy bồ, gạo đầy cối.

Văn khấn cúng chuồngVăn khấn cúng chuồng

Văn khấn Cúng Chuồng

Nội dung bài văn khấn nào cũng vậy, nội dung bài cúng, chúng tương đối dài và khó nhớ. Chính vì vậy, gia chủ nên in bài văn khấn ra giấy A4 để dễ đọc và thực hiện lễ cúng một cách chỉnh chu hơn.

Nội dung BÀI VĂN KHẤN CÚNG ÔNG CHUỒNG BÀ CHUỒNG cụ thể như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

……………Thành, ……………..huyện, ………………..xã, ………………….thôn, ……………………xứ chi nguyên.

Tuế thứ……………….niên, ……………ngoạt, ……….Nhựt

Tư nhơn tín chủ…………………………..cùng toàn gia đẳng

Cung lễ tạ thần quan chuồng trại Xuân niên

Thành tâm cẩn dụng phẩm vật, hương đăng, thanh chước thứ phẩm chi nghi.

Cẩn ủy chủ bái ……………………..cẩn dĩ phỉ nghi

VỌNG TẠ CHI VỊ

  • Cung vọng chư vị Ngưu lang thần quan, Trư lang thần quyện chi thần

  • Quách nguyên canh chưởng chúa Ngưu Lang trư cùng chủ lang Lục súc chi thần

  • Cặp thập loại hộ trì đồng lai phối hưởng

Xin chư vị phò hộ: Ngưu-Trư-Lục súc gia cầm ……….

Chung niên phát triển thành đạt.

PHỤC VỌNG CÁO VU

Ghi chú: Cúng chuồng trại không có hoa quả, áo binh. Giấy cúng có bán sẵn.

Khi cúng vào dâng hương, bái 4 bái rồi rót rượu, vái xong bái 2 bái rồi người cúng tránh đi nơi khác. Sau đó vào rót nước bái tạ 4 bái, cũng tránh đi nơi khác khoảng 1 phút, lại đốt giấy. Bưng cơm cúng cũng như ít thức ăn đỗ vào cho heo, gà ăn. Còn trâu, bò phải có bó rau hay cỏ, cúng xong bỏ vào cho ăn.

Lạc hồng viên, nghĩa trang lạc hồng viên, lạc hồng viên hòa bình.

Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ có thể hiểu và biết được các thắc mắc xoay quanh lễ cúng ông chuồng bà chuồng. Mỗi một lễ cúng mang một ý nghĩa riêng, chính vì vậy, quý gia chủ phải chuẩn bị và thực hiện lễ cúng một cách chỉnh chu nhất.

Mọi thắc mắc của quý khách hàng vui lòng liên hệ về số điện thoại hotline: 1900.3010 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

Xin chân thành cảm ơn!

>>> Xem thêm:

Văn khấn, Lễ vật, Cách Cúng tết hàn thực

3.5/5 – (22 bình chọn)