Cúng Tết hàn thực : Bài văn khấn tết hàn thực ở Việt Nam 2022
Việc chuẩn bị cúng tết hàn thực có thể sẽ còn khá mới lạ với những ai lần đầu tiên biết đến dịp lễ Tết hàn thực này. Vậy tết hàn thực cúng như thế nào, bài văn khấn tết hàn thực ở Việt Nam gồm những gì. Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Nut Corner giải đáp trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé!
Cúng ngày tết hàn thực có ý nghĩa thế nào?
Tết hàn thực là một trong những dịp tết cổ truyền của người Trung Quốc. Dịp lễ này diễn ra trong ba ngày từ mùng 3 tháng 3 đến mùng 5 tháng 3 âm lịch. Tương truyền đây là những ngày mà người dân Trung Quốc sẽ phải kiêng lửa và chuẩn bị bàn cúng với đồ ăn nguội đã được nấu sẵn.
Nhằm để bày tỏ lòng thương nhớ đến vị hiền sĩ Giới Tử Thôi vì sự chân thành và chính trực của ông vào thời vua Tấn Văn Công. Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng khi du nhập sang Việt Nam, tết hàn thực đã được thay đổi để phù hợp với văn hóa và mang những sắc thái riêng của người Việt.
Trong ngày 3 tháng 3 hằng năm người Việt đặc trưng là những gia đình ở các tỉnh miền xuôi phía Bắc sẽ chuẩn bị một mâm cỗ để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khác với Trung Quốc, trên mâm cỗ cúng của người Việt sẽ là các món bánh trôi, bánh chay thay thế cho những thức ăn nguội tượng trưng cho tết hàn thực.
Việc sử dụng bánh trôi hay bánh chay đã phần nào nói lên được nét riêng biệt trong ngày tết hàn thực của Việt Nam. Bánh trôi bánh chay là những loại bánh được làm từ bột gạo nếp thơm, là thành quả kết tinh từ công sức lao động vất vả. Dâng lên bàn thờ tổ tiên những chiếc bánh trôi hay bánh chay là cách người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Và đó cũng chính là ý nghĩa mà việc cúng ngày tết hàn thực mang đến cho mỗi gia đình Việt.
Cần chuẩn bị gì cho mâm cỗ cúng tết hàn thực?
Hương, hoa tươi, trầu cau
Có thể nói trong bất kỳ mâm cúng nào của người Việt đều phải có sự hiện diện của nén hương, hoa tươi và trầu cau. Và dĩ nhiên trong mâm cỗ cúng tết hàn thực cũng không phải là một ngoại lệ. Đây là những thứ cơ bản và thiết yếu để tạo nên một mâm cúng hoàn chỉnh đấy nhé.
Bánh trôi, bánh chay
Đây được xem là điểm sáng tạo của người Việt trong mâm cỗ cúng tết hàn thực. Do vậy không có lý do nào bánh trôi, bánh chay lại không nằm trong danh sách cần chuẩn bị cho mâm cỗ.
Bạn có thể tìm mua bánh trôi và bánh chay tại các chợ địa phương hoặc siêu thị nếu không có quá nhiều thời gian. Hay nhiều gia đình cũng tổ chức cho cả nhà quây quần cùng nhau nhào bột, nặn bánh và cho ra lò những dĩa bánh thơm ngon dâng lên bàn thờ tổ tiên.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý số lượng đĩa bánh trôi và bánh chay trên mâm cúng nên là 3 hoặc 5 đĩa. Đây là những con số biểu tượng cho lời cầu mong may mắn và hạnh phúc sẽ đến với gia đình.
Ngũ quả
Một mâm cúng hoàn chỉnh thì không thể thiếu đĩa trái cây đúng không nào. Bạn có thể chọn 5 loại quả có màu khác nhau để đại diện cho ngũ hành, và dâng cúng tổ tiên để thể hiện lòng hiếu kính và cầu mong những điều tốt lành.
Để có một đĩa trái cây đẹp mắt, bạn nên lựa những quả mọng nước và có màu sắc tươi sáng. Ngoài ra, các loại trái cây đã chín có hương thơm nhẹ nhàng cũng có thể dùng để bày biện trên mâm ngũ quả.
> Bạn có thể tham khảo thêm về Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày tết ở ba miền và bạn có thể tham khảo thêm về quà Tết đặc sản ba miền.
Đồ cúng chay hoặc mặn
Ngoài các lễ vật cơ bản kể trên, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một số món ăn chay hoặc mặn để mâm cúng trở nên thịnh soạn và đầy đủ hơn. Dưới đây là một số gợi ý của Nut Corner có thể giúp bạn hoàn thiện mâm cúng tết Hàn thực:
- Món chay:
Rau xào nấm, Đậu chiên, Đậu hũ non sốt nấm, Canh đậu phụ, Salad dưa chuột hoặc đu đủ, Nem chay, Giò chay
- Món mặn
: Xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc, Gà luộc, Nem rán (chả ram), Giò lụa hoặc chả giò, Rau xào, Canh măng, miến
Tết hàn thực cúng thế nào cho đúng?
- Hoa:
Hoa cúc hoặc hoa hồng hay hoa lay ơn là những loại hoa được ưa chuộng để cúng tết hàn thực.
- Hương:
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt đều thắp hương lên bàn thờ với con số lẻ. Do đó bạn nên chuẩn bị từ 3 – 5 nén hương.
- Bánh trôi và bánh chay:
Số lượng đĩa bánh trôi hoặc bánh chay nên từ 3 đĩa hoặc 5 đĩa
- Nước sạch:
Sau khi rửa sạch và lau khô ly hoặc chén nhỏ, bạn nên cho một lượng nước sạch vừa đủ ở miệng ly hoặc chén, tránh trường hợp rót quá đầy làm tràn ra bên ngoài.
- Trầu cau:
Bạn nên rửa thật sạch lại với nước sau khi mua về, và sau đó đặt ngay ngắn trên một cái đĩa nhỏ.
Cúng tết hàn thực vào giờ nào?
Tết hàn thực năm 2021 sẽ là ngày 14/04 dương lịch (03/03 âm lịch). Theo tìm hiểu của chúng tôi, đây là ngày hoàng đạo, tốt cho mọi việc bao gồm cả việc thờ cúng. Khung giờ đẹp nhất mà bạn nên bày biện mâm cúng tết hàn thực đó là 19h (7 giờ tối). Nếu việc thờ cúng diễn ra muộn hơn, tổ tiên sẽ về hưởng lễ muộn. Ngoài ra, cúng muộn cũng sẽ khiến cho vong hồn tụ tập và quấy nhiễu bên ngoài. Dưới đây là các khung giờ đẹp và phù hợp để cúng tết Hàn thực nhất:
-
Giờ Thìn (7h – 9h).
-
Giờ Tỵ (9h – 11h).
-
Giờ Thân (15h – 17h).
-
Giờ Dậu (17h – 19h).
Ngoài các khung giờ tốt kể trên,bạn cũng nên tránh cúng vào những giờ xấu như:
-
Giờ Sửu (1h – 3h).
-
Giờ Mão (5h – 7h)
-
Giờ Ngọ (11h – 13h)
-
Giờ Mùi (13h – 15h)
-
Giờ Tuất (19h – 21h)
-
Giờ Tý (23h – 1h)
Văn khấn tết hàn thực
Văn khấn tết hàn thực số 1
“Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là:………..
Ngụ tại:………………………
Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận…
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!
Nam mô A di Đà Phật!”
Văn khấn tết hàn thực số 2
“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ chúng con là…Ngụ tại…
Hôm nay là ngày 3.3, gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con nhớ đức cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh thành hoàng chư vị đại vương, ngài bản xứ thần linh thổ địa, ngài bản gia táo quân, ngũ phương, long mạch, tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… (họ của gia chủ) cúi xin thương xót cho con cháu giáng về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai âm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, trên bảo dưới nghe.
Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).”
Những lưu ý khi chuẩn bị món cúng tết hàn thực
Tết Hàn thực tại Việt Nam tuy không phải là một ngày lễ quá lớn nhưng đây cũng là khoảng thời gian giúp mọi người quây quần bên gia đình. Do đó, bạn cần chuẩn bị thật tốt để mâm cỗ dâng tổ tiên thành công tốt đẹp. Để việc chuẩn bị của bạn trở nên dễ dàng và đơn giản hơn, hãy đọc thật kỹ những lưu ý nhỏ nhưng có võ dưới đây nhé:
-
Hiện nay, bánh trôi và bánh chay được làm ra theo nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, mâm cúng tết hàn thực chuẩn nhất vẫn nên dùng loại bánh trôi bánh chay nguyên bản. Vì chúng thể sự tinh khiết, thanh tịnh và thể hiện lòng thành kính với bậc tổ tiên. Các hình dạng hay màu sắc khác chỉ nên dùng để ăn chứ không nên đặt trên mâm cúng.
-
Nhiều người vì muốn mâm cúng trở nên thịnh soạn hơn nên đã chuẩn bị thật nhiều món ăn cầu kỳ. Điều này có thể vừa làm mất thời gian vừa tốn kém về kinh tế. Trong ngày tết Hàn thực, lòng thành tâm của gia chủ là điều quan trọng nhất. Do đó bạn không nên chuẩn bị quá nhiều món ăn sang trọng hay đắt tiền.
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc chuẩn bị cúng tết hàn thực tại Việt Nam. Hi vọng những gì mà Nut Corner vừa chia sẻ đã phần nào giúp bạn hiểu sâu hơn về tết hàn thực của người Việt. Chúc bạn thành công.