‘Cúng thần’ trên thân cây cổ thụ ở Hà Nội
Đa số cây cổ thụ ở Hà Nội có bàn thờ gắn trên thân cây, ngày ngày hương khói nghi ngút. Càng ở khu vực đông dân cư, cây càng được thờ cúng nhiều. Đa số những cây này là cây đa, cây si hoặc cây đề.
Cây đa cổ thụ phố Hàng Bồ (quận Hoàn Kiếm) với bàn thờ gắn trên thân cây. Trên bàn thờ này luôn có hoa tươi, hàng ngày đều đặn có người hương khói.
Tục thờ thần cây ở Việt Nam đã có từ xa xưa, xuất phát từ quan niệm cây cỏ cũng có linh hồn và có mối quan hệ qua lại với con người. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc thờ cúng cây cổ thụ ở Hà Nội có yếu tố tâm lý mê tín dị đoan, cầu xin thái quá.
Cây đa với ban thờ cùng các đồ lễ đầy đủ, chắn trước con ngõ nhỏ trên phố Phùng Hưng (quận Hoàn Kiếm).
Phùng Hưng là con phố khu trung tâm Hà Nội, nơi có nhiều dân cư và buôn bán sầm uất. Có lẽ vì thế mà bàn thờ trên cây đa này luôn có hoa tươi, trái ngọt, đều đặn hương khói.
Một ban thờ lớn có mái che gắn trên cây cổ thụ phố Vũ Thạnh (quận Đống Đa).
Cây đa cổ thụ trên phố Yên Phụ (quận Tây Hồ). Dù thân lẩn trong bức tường kiên cố, cây vẫn có khoảng hở để gắn không chỉ một mà tận hai bàn thờ.
Cây cổ thụ ở đường Thanh Niên (quận Tây Hồ) với ban thờ treo khá thấp.
Ban thờ trên cây bồ đề cổ thụ phố Vũ Thạnh (quận Đống Đa). Cây này thậm chí còn được quây rào sắt, có cổng ra vào đàng hoàng.
Đây là cây bồ đề đã được xếp hạng Cây di sản Việt Nam.
Giữa nơi để ngổn ngang vật liệu xây dựng, cây đa cổ thụ trên phố Ngọc Khánh (quận Ba Đình) vẫn có nơi thờ cúng.
Ban thờ nằm kín đáo trong thân cây đa trên đoạn ngã tư phố Châu Long – Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình).
Cây đa trên phố Hào Nam (Đống Đa), bát hương đặt dọc theo hốc cây.
Người dân đến thắp hương dưới gốc cây cổ thụ trên phố Trấn Vũ (quận Ba Đình).
Cây đa cổ thụ rất lớn tại phố Nguyễn Công Hoan (quận Ba Đình).
Cây đa trên phố Hàng Gà (quận Hoàn Kiếm) với bàn thờ được gắn trên bề mặt nghiêng.
Bàn thờ trong hốc cây đa trên phố Cửu Đông (quận Hoàn Kiếm).
Cây đa trên phố Hàng Bún (quận Ba Đình).
Hữu Nghị
Tag :