Cúng Xe Rằm Tháng 7 Cần Chuẩn Bị Gì? 3 Mẫu Văn Khấn Cầu Bình An

Rằm tháng 7 là một thời điểm vô cùng linh thiêng, nhiều người Việt có phong tục cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 với mong muốn an ủi các vong linh và cầu mong sự phù hộ bình an. Đặc biệt với những người làm ăn, kinh doanh lễ cúng xe rằm tháng 7 được quan tâm một cách đặc biệt.

Vì sao nên cúng xe rằm tháng 7?

Tháng 7 còn được gọi là tháng cô hồn, cô hồn trong quan niệm dân gian chỉ những vong hồn đã khuất và chưa được hoặc không được đầu thai do còn vương vấn trần gian. Đa số các vong hồn này không có nơi nương tựa, không nơi trú ẩn và cũng không có người cúng kính. Vì phải chịu nhiều oan trái mà những vong linh này phải sống vất vưởng, không thể siêu thoát.

Quan niệm vào tháng 7 âm lịch hàng năm sẽ có rất nhiều ma quỷ được ra ngoài và quấy nhiễu người thường. Chính vì vậy, rằm tháng 7 cúng cô hồn chính là mong muốn để các vong linh được an ủi, không quấy phá đến gia đình và người thân. Đặc biệt với xe cộ, đi lại lại càng quan trọng việc cúng cô hồn rằm tháng 7 bởi liên quan trực tiếp đến công việc làm ăn và sự an toàn của tính mạng.

Theo tín ngưỡng của người Việt, ngày rằm tháng 7 được xem là ngày “Xá tội vong nhân”, chính là ngày cổng địa ngục được mở thông để các vong hồn được về lại nhân gian. Chính vì thế đây là thời điểm quan trọng để cúng xe với mục đích cầu xin các vong linh không quấy nhiễu, cầu thần linh phù hộ cho chủ xe và bảo hộ việc đi lại, di chuyển.

Cúng xe rằm tháng 7 hàng năm là một tín ngưỡng quen thuộc của người ViệtCúng xe rằm tháng 7 hàng năm là một tín ngưỡng quen thuộc của người Việt

Cúng xe ô tô rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì?

Lễ vật cúng bái tháng cô hồn không cố định, mỗi vùng miền, mỗi gia đình sẽ có cách chuẩn bị khác nhau. Bạn cũng có thể chuẩn bị theo điều kiện kinh tế gia đình, không cần quá cầu kỳ, quan trọng hơn hết vẫn là sự thành tâm khi cầu khấn.

Chủ xe nên chuẩn bị một số món lễ vật như:

  • Lễ vật: Lễ vật cúng rằm tháng 7 bao gồm 1 đĩa hoa quả các loại, bánh kẹo, 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối, chén nước, chén rượu, hoa tươi, hương thơm (nhang), đèn cầy (nến).
  • Vàng mã: Bên cạnh các lễ vật kể trên, bạn cũng cần chuẩn bị thêm một ít vàng mã bao gồm tiền vàng, vàng thỏi. Thực tế bạn không cần đốt quá nhiều vàng mã, chỉ nên sử dụng vừa đủ để tránh hao tốn tiền của và tránh lãng phí.
  • Mâm cúng: Mâm cúng với với món truyền thống là tốt nhất, chuẩn bị theo điều kiện, sở thích mỗi nhà. Mâm cúng có thể có nhiều món cũng có thể làm ít món, không bắt buộc.

Lễ vật chuẩn bị cho mâm cúng tùy theo tấm lòng gia chủ, không nhất thiết quá cầu kỳLễ vật chuẩn bị cho mâm cúng tùy theo tấm lòng gia chủ, không nhất thiết quá cầu kỳ

Các gia chủ có thể tham khảo một số món ăn có thể chuẩn bị trong mâm cúng ngày rằm đơn giản, dễ thực hiện như sau:

  • Mâm cúng mặn: Thịt gà luộc nguyên con, heo quay (Nếu gia đình có điều kiện thường dùng nguyên con nhưng nếu không có thể dùng 1 miếng), giò lụa, rau củ xào hoặc luộc, canh mọc,…
  • Mâm cúng chay: Thịt gà chay, thịt heo chay, chả chay, bún xào xay, rau củ luộc hoặc xào,…

Việc chuẩn bị lễ vật, mâm cúng xe không quan trọng sự xa hoa cầu kỳ, chỉ cần tươm tất đủ đầy và chuẩn bị bằng chính tấm lòng thành là được. Đồ lễ chỉ là phụ, thành tâm mới là chính nên bạn không nên bày quá nhiều đồ dẫn đến tình trạng lãng phí tiền của, nhất là lãng phí vào việc đốt tiền vàng.

Xem thêm: Cúng Xe Hàng Tháng Cần Chuẩn Bị Những Gì Và Lưu Ý

3 Mẫu văn khấn cúng xe rằm tháng 7 chuẩn được dùng nhiều nhất

Văn cúng xe rằm tháng 7 rất quan trọng vì thể hiện được mong cầu của gia chủ, để các vị thần linh có thể lắng nghe được và phù hộ cho xe. Bạn đọc có thể tham khảo các mẫu văn khấn cúng xe rằm tháng 7 sau đây:

Mẫu 1:

Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! Nam Mô A Di Đà Phật! 

Con lạy chín phương Trời, mười phương các vị chư Phật. 

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần. 

Con kính lạy các ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, các ngài Bản Gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần. 

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh  

Con là:… (tên chủ xe)

Ngụ tại…. (địa chỉ chủ xe)

Hôm nay là ngày…. (đọc ngày tháng năm âm lịch)

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng các phẩm vật, độ trì cho con là…(tên chủ xe), cùng chiếc xe mang biển số…(biển số xe)  xuất hành bình an, làm ăn thuận lợi, mọi việc tất thành, cầu tài tài, cầu lợi đắc lợi. Con xin tạ ơn!

Mẫu 2:

Con tên là:…(tên chủ xe)

Địa chỉ:… (địa chỉ chủ xe, nên đọc đầy đủ số nhà, đường, phường/ xã, quận/ huyện, tỉnh/ thành phố, Việt Nam)

Hôm nay: Ngày… tháng…năm… (đọc theo ngày âm lịch)

Nhân dịp tháng cô hồn con sắm đồ cúng xe để thực hiện lễ cúng xe rằm tháng 7 dâng lên ông bà Tổ tiên, các đấng Thần linh, Thổ thần, vong linh quanh quẩn chưa siêu thoát. 

Con xin mời các ngài về tham dự đầy đủ và hưởng lễ vật. Con cũng cầu xin các ngài phù hộ cho xe con thượng lộ bình an, làm ăn được tấn tài tấn lộc, thuận buồm xuôi gió, vạn sự như ý. 

Con xin tạ ơn các ngài!

Mẫu 3:

Hôm nay, Ngày … Tháng … Năm … (đọc theo ngày âm lịch)

Họ tên: … (tên họ đầy đủ của chủ xe)

Cung Thỉnh: Chư vị Thần Linh, Thần hoàng bổn cảnh, Thổ Địa, các chư thánh chư thần cư ngụ và cai quản nơi đây, các vong linh ở quanh đây. 

Mời chư vị giá đáo đàng tràng thọ hưởng các lễ vật phẩm vật, hộ trì cho con là…(tên họ đầy đủ của chủ xe) và chiếc xe này mang biển số… xuất hành bình an, làm ăn luôn thuận lợi, mọi việc cầu mong tất thành, cầu tài được tài, cầu lợi đắc lợi. 

Con xin tạ ơn !!!

Lưu ý: Khi cúng rót rượu 3 lần, châm trà 1 lần, khấn 3 lần và phải nhớ mới các chư thần nhận vật phẩm cúng lễ sau khi đọc bài cúng xe rằm tháng 7.

Văn khấn, bài cúng nên chọn một mẫu thông dụng, phù hợp với gia chủVăn khấn, bài cúng nên chọn một mẫu thông dụng, phù hợp với gia chủ

Có nên cúng xe rằm tháng 7 hay không?

Thực tế việc cúng xe hay cúng kiếng bất kỳ điều gì cũng đều là do quan niệm tâm linh của mỗi người, mỗi gia đình. Việc cúng xe ô tô không hề sai theo phong tục từ xưa của người Việt mặc dù một số người cho rằng điều này chưa thực sự đúng so với khoa học hiện đại.

Tuy nhiên, nếu đã một phong tục tâm linh từ xưa đến nay thì văn hóa này cũng sẽ là một cách để trấn an tinh thần của các chủ xe, để mỗi tài xế luôn vững tin vào những điều tốt đẹp và cầm chắc tay lái hơn. Bởi chuyện cúng xe nằm trong đức tin của mỗi người, có thể xem đó là một chỗ dựa tinh thần cực kỳ vững chãi.

Tuy nhiên, song hành với việc tin tưởng vào sự phù hộ của các đấng thần linh, các tài xế luôn phải tỉnh táo, cần thận mỗi khi cầm lái. Nên tuyệt đối tuân thủ luật giao thông đường bộ, không chen lấn, vượt đầu, không chạy xe quá tốc độ,… nhất là trong thời điểm nhạy cảm như tháng cô hồn.

Ngoài ra, tài xế phải đảm bảo được sự tỉnh táo, tập trung mỗi khi cầm lái, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, tuyệt đối phải ghi nhớ.

Cúng rằm tháng 7 là tín ngưỡng của mỗi người với mong muốn cầu mong sự bình anCúng rằm tháng 7 là tín ngưỡng của mỗi người với mong muốn cầu mong sự bình an

Một số điều cấm kỵ khi chạy xe trong tháng cô hồn

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, vậy nên các tài xế nên hết sức lưu ý:

  • Không nên chạy xe vào ban đêm, đặc biệt là vào khung giờ từ 10h tối đến 4h sáng. Thời điểm này đường xá khá vắng vẻ nên rất dễ có trường hợp chạy xe quá tốc độ gây nguy hiểm. Sự chủ quan này cùng với việc rơi vào tháng 7 âm lịch có thể sẽ không may mắn.
  • Không nên chạy xe vào chập choạng tối hoặc sáng sớm, giờ linh thiêng là 12h trưa và 12h sáng cũng nên hết sức hạn chế. Thời điểm này được xem là lúc âm dương giao thoa, ma quỷ quấy nhiễu mạnh hơn, điều kiện ánh sáng cũng không được tốt.
  • Hạn chế đi qua những con đường thường xuyên có tai nạn vì có thể có rất nhiều vong hồn chưa siêu thoát, quay lại quấy phá người khác.

Cúng xe rằm tháng 7 là một tín ngưỡng mang ý nghĩa tinh thần, tâm kinh nên tùy theo cách nhìn nhận của mỗi người mà có những quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đã lựa chọn tuân theo việc cúng xe, đầu tháng hoặc ngày rằm, hãy thật sự thành tâm để lời thỉnh cầu đến được với các đấng thần linh, ban phước lành cho mọi chặng đường.