Cường độ bê tông theo cấp độ bền (mpa) và mác bê tông (M) Nam Định – CÔNG TY TNHH THIÊN TRƯỜNG AN BÊ TÔNG TƯƠI

     TS. NGUYỄN ĐẠI MINH

   Viện KHCN Xây dựng

[external_link_head]

  Tóm tắt:  Khái niệm cấp độ bền bê tông (B)  đưa ra  trong tiêu chuẩn bê tông cốt thép hiện hành TCXDVN

356  :  2005 là bước đệm thay thế cho mác bê tông (M). Quan hệ giữa B và M được quy định  trong  tiêu chuẩn

này thông qua hệ số biến động cường độ  v, lấy  mặc định bằng 0,135.  Sự chênh lệch giữa B và M vào khoảng

10 MPa tùy thuộc vào cấp độ bền, và việc đánh giá cấp độ bền B hiện nay còn thông qua mác bê tông M.

 Nhiều ý kiến xem điều này có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, một số ít cho rằng đánh giá như vậy có thể chưa kinh tế vì áp dụng cho rất nhiều dự án trong phạm vi cả nước, hạn chế sự đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất bê tông.

 Vì vậy, bài báo  này  làm rõ  rằng  việc  đánh giá cường độ bê tông khi kết cấu được thiết kế theo tiêu chuẩn

TCXDVN 356  :  2005,  hiện nay vẫn còn phải dựa vào mác bê tông trừ khi người thiết kế có quy định khác.             Bài báo cũng trình bày sự khác nhau giữa đánh giá cường độ bê tông theo tiêu chuẩn  Việt Nam với tiêu chuẩn Anh và tiêu chuẩn châu Âu là những tiêu chuẩn có chung khái niệm xác suất đảm bảo cường độ đạt trên 95%    như TCXDVN 356:2005.

  1. Mở đầu

 Bê tông  cốt thép (BTCT)  có  một số  ưu việt hơn so với các loại vật liệu xây dựng khác như:  (a)  có thể tạo

[external_link offset=1]

thành những kết cấu có các hình dạng khác nhau theo yêu cầu kiến trúc, (b) có đặc tính bền lâu (durability) rất

tốt, với bề dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép thích hợp kết cấu BTCTsẽ có tuổi thọ cao, thậm chí ở các điều kiện

khí hậu và môi trường khắc nghiệt, ăn mòn mạnh,(c) có khảnăng chống cháy tốt, với lớp bê tông bảo vệ  dày

hợp lý thì kết cấu BTCT được xem là kết cấu chịu lực chống cháy tốt nhất  và (d) có giá thành rẻ,đặc biệt là giá

bảo trì ít hơn so với kết cấu thép [1]. Vì vậy, sửdụng bê tông trong xây dựng ởnước ta hiện nay rất phổ biến và

đạt trình độ tương đối cao so với khu vực.

 Bê tông có nhiều đặc trưng cơ lý cần lưu ý, trong đó cường độ bê tông là đặc trưng quan trọng mà các kỹ

sư xây dựng quan tâm khi đánh giá khả năng chịu lực của công trình làm bằng kết cấu BTCT.  Xác định cường

độ của bê tông là một trong những giai đoạn kiểm tra nghiệm thu chất lượng của kết cấu đã thi công xong. Tuy

nhiên, cường độ bê tông có nhiều khái niệm/định nghĩa khác nhau như: mác bê tông (ví dụ: theo  TCVN 5574  :

1991 [2],  bê tông M  300), cấp độ bền bê tông  (ví dụ:  theo tiêu chuẩn TCXDVN 356  :  2005 [3],  bê tông B  25), cường độ chịu nén  đặc trưng  mẫu lập phương 28 ngày  fcu  (ví dụ:  theo tiêu chuẩn Anh BS 8110 [4], bê tông C 30 có  fcu= 30 MPa), bê tông cấp C30/37  (theo  Eurocode 2 [5], bê tông  cấp C30/37, tương ứng với cường độ đặc trưng mẫu trụ là 30 MPa và mẫu lập phương là 37 MPa), bê tông có cường độ chịu nén quy định mẫu trụ f’c (ví dụ:  theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318[6],  f’c= 25 MPa),… Hiện nay, việc thiết kếkết cấu BTCT  ở nước ta được thực hiện theo TCXDVN 356  :  2005  nhưng thiết kế cấp phối  và cung cấp bê tông  phần lớn thông qua mác bê tông.  Do đó, việc đánh giá cường độ bê tông cũng thường được hiểu là thông qua mác bê tông. Việc này làm xuất hiện  các ý kiến khác nhau. Có  ý kiến cho rằng  khi  đánh giá cường độ bê tông căn cứ theo  mác bê tông tương ứng với cấp độ bền bê tông quy định trong TCXDVN 356 : 2005 (Phụ lục A) là chấp nhận được. Một số ít ý kiến xem làm như vậy có thể chưa kinh tế vì áp dụng cho rất nhiều dự án trong phạm vi cả nước, hạn chế sự đổi mới/cải tiến công nghệ sản xuất bê tông (nhằm giảm hệ số biến động cường độ các mẫu thử  v  (chú thích: trong TCXDVN 356:2005, Phụlục A,    v  v lấy  mặc định  bằng 0,135  –  rõ hơn về hệ số  v có thểxem trong[7])).

Trong khi đó, khi đánh giá cường độ bê tông theo tiêu chuẩn Anh BS 8110 hay Eurocode 2 (cả2 tiêu chuẩn này

đều  có  cùng một khái niệm về xác suất đảm bảo  về cường độ  lớn hơn 95% như tiêu chuẩn TCXDVN 356  :

2005), sự chênh cường độ chỉlà 3 hay 4 MPa[8, 9].

Vì  vậy, bài  viết này  trình bày  rõ thêm  việc  đánh giá cường độ bê tông theo cấp độ bền  dựa theo mác bê

tông của Việt Nam như thế nào và sự khác nhau so với tiêu chuẩn Anh và châu Âu nhằm loại bỏ các thắc mắc

[external_link offset=2]

lâu nay về vấn đề đánh giá theo “cấp” hay “mác” bê tông như đã nói ở trên.

 2. Đánh giá cường độ bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam

 Để đánh giá được  cường độ bê tông cần phải hiểu đúng các khái niệm về cường độ bê tông theo các tiêu

chuẩn thiết kế. Một số vấn đề về cường độ bê tông áp dụng trong  tính toán kết cấu theo TCXDVN 356  :  2005

được trình bày trong [10].  Đối với bê tông, chủ yếu quan tâm đến cường độ chịu nén (chú thích: có thể do thí

nghiệm đánh giá cường độ chịu  nén dễ thực hiện và cho kết quả tin cậy hơn so với thí nghiệm đánh giá các

đặc trưng khác như kéo, mô-dul đàn hồi,…).

 Từ năm 2005 trở về trước, kết cấu BTCT  ở nước ta phần lớn được thiết kế theo TCVN 5574:1991 (hiện

nay đã thay thế bởi TCXDVN 356:2005). TCVN 5574:1991 có 3 khái niêm về cường độ bê tông, đó là: mác bê

tông, cường độ tiêu chuẩnvà cường độ tính toán về nén.

Mác bê tông hay chính xác hơn là mác theo cường độ chịu nén, kí hiệu bằng chữ M, lấy bằng cường độ chịu nén (cường độ trung bình), tính bằng kg/cm2 của mẫu chuẩn khối lập phương có cạnh bằng 150 mm, được dưỡng hộ và thí nghiệm theo tiêu chuẩn TCVN 3118 : 1979 [11].

           Tài liệu nguyên bản

Cường độ bê tông theo cấp độ bền (mpa) và mác bê tông (M) Nam Định - CÔNG TY TNHH THIÊN TRƯỜNG AN BÊ TÔNG TƯƠI

[external_footer]