Đa dạng bản sắc văn hóa Tây Nguyên

(TN&MT) – Song song với sự phát triển kinh tế, đồng bào bản địa Tây Nguyên vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống, duy trì được những phong tục tập quán…

 

(TN&MT) – Những năm gần đây, tình hình kinh tế – xã hội của vùng Tây Nguyên liên tục có bước tăng trưởng tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các dân tộc không ngừng được nâng cao. Song song với sự phát triển kinh tế, đồng bào bản địa Tây Nguyên vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống, duy trì được những phong tục tập quán đặc trưng của dân tộc mình.

Cà phê là sản phẩm chủ lực gắn liền với đời sống sinh hoạt sản xuất của người Tây NguyênCà phê là sản phẩm chủ lực gắn liền với đời sống sinh hoạt sản xuất của người Tây Nguyên

 

Thuở xa xưa, đại ngàn Tây Nguyên vốn là vùng đất tự trị của những bộ tộc thiểu số sơ khai như Ê-Đê, Gia Rai, M’nông, Bana, Mạ… Dấu ấn về đời sống sinh hoạt, sản xuất của những con người Tây Nguyên thời xa xưa xuất hiện trong các bản sử thi anh hùng nổi tiếng như: Đăm San, Xinh Nhã…. Ở đó, bức tranh xã hội rộng lớn về con người Tây Nguyên cùng với những phong tục tập quán đời thường đến những nghi lễ, luật tục được tái hiện một cách chân thực, khách quan nhất.

Từ sau chiến thắng lịch sử 30/4/1975, Tây Nguyên trở thành nơi đi xây dựng kinh tế mới của đồng bào các dân tộc cả nước. Ngoài đồng bào các dân tộc bản địa, Tây Nguyên xuất hiện những con người mới, mang những sắc thái văn hóa đặc trưng, riêng biệt. Ai ai cũng nỗ lực sản xuất, phát triển kinh tế, hy vọng sẽ làm giàu trên “miền đất hứa”. Đồng bào tại chỗ cũng hòa vào không khí ấy, tận dụng những lợi thế riêng của mình để xây dựng Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp.

 

 

 

Song song với đó, người Tây Nguyên không quên những gì gọi là “truyền thống” của dân tộc mình. Những luật tục, tập quán sinh hoạt, văn hóa đặc trưng… vẫn được duy trì trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày. Đã bao nhiêu năm trôi qua, các dân tộc bản địa Tây Nguyên vẫn tin vào tự nhiên, tin vào thần linh, tin vào những gì thế hệ trước mình đã để lại. Di sản văn hóa ấy cứ từng ngày được duy trì, tái hiện trong mỗi dịp lễ hội và trở thành đặc sản về văn hóa của vùng miền.

 

 

 

Tới Tây Nguyên, du khách sẽ được thưởng thức văn hóa cồng chiêng trong các ngày lễ lớn hay các sinh hoạt quan trọng của cộng đồng, được chiêm ngưỡng những ngôi nhà của người Ê-Đê “dài như một tiếng chuông ngân” hay những lễ hội: cúng sức khỏe, mừng lúa mới, bỏ mả… của người bản địa. Ngoài việc chứng kiến những chú voi Tây Nguyên đua sức trong những phần thi chạy, bơi… trong các lễ hội đua voi, du khách có thể trải nghiệm cảm giác ngồi trên lưng voi đi dạo vòng quanh những cánh rừng nguyên sinh, lội qua dòng sông chảy người Srê-pốk hay qua hồ Lắk. Ở những huyện như Buôn Đôn hay Lắk của tỉnh Đắk Lắk, những chú voi vẫn được đồng bào bản địa chăm sóc, nuôi dưỡng bên những căn nhà dài truyền thống. Voi nhà tham gia trong mọi lĩnh vực sản xuất, phục vụ du lịch tại Tây Nguyên. Chưa thấy voi, chưa thưởng thức rượu cần, chưa nghe cồng chiêng… cũng đồng nghĩa với việc khách du lịch chưa biết đến mảnh đất Tây Nguyên.

 

 

Hoa cà phê Hoa cà phê

Trong các lễ hội truyền thống, đồng bào các dân tộc bản địa luôn thể hiện sự tôn kính, cảm phục đối với thần linh (Yàng). Ở Tây Nguyên xưa và nay, Yàng là một đức tin về thế giới siêu nhiên của người bản địa. Trong tiềm thức của họ, mỗi thành tố tự nhiên như rừng, núi… đều có vị Yàng cai trị, ảnh hướng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người Tây Nguyên. Nhờ đức tin ấy, những nét sinh hoạt văn hóa, những lễ hội, tập quán đặc trưng vẫn tiếp tục được duy trì, xây dựng nên một đời sống tinh thần đa dạng, phong phú của người Tây Nguyên.

Không gian văn hóa cồng chiêng không thể thiếu trong những ngày lễ quan trọng của người Tây NguyênKhông gian văn hóa cồng chiêng không thể thiếu trong những ngày lễ quan trọng của người Tây Nguyên

 

 

 

Thưởng thức rượu cần của người Tây Nguyên hiếu kháchThưởng thức rượu cần của người Tây Nguyên hiếu khách

 

Nghi lễ cúng sức khoẻ cho VoiNghi lễ cúng sức khoẻ cho Voi

 

 

 

 

 

 

 

Chăm sóc VoiChăm sóc Voi

 

Voi thi đá bóngVoi thi đá bóng

 

Voi đua vượt hồ LắkVoi đua vượt hồ Lắk

 

Già làng trong lễ cúng bến nướcGià làng trong lễ cúng bến nước 

 

 

 

 

 

Lê hội đâm trâuLễ hội đâm trâu

 

Nghệ nhân tạc tượngNghệ nhân thi tạc tượng

 

Nghệ nhân thi tạc tượngNghệ nhân thi tạc tượng

 

Nghệ nhân thi tạc tượngNghệ nhân thi tạc tượng

 

Dựng cây nêuDựng cây nêu

 

 

 

Bài & ảnh: Lê Phước