Đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức?

Quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức đều là những công cụ điều chỉnh hành vi con người. Tuy nhiên, giữa hai công cụ này sẽ có những điểm giống và khác nhau tương đối. Trong bài viết này, Luật Minh Khuê sẽ cùng quý bạn đọc đi tìm hiểu kĩ vấn đề này nhé.

1. Quy phạm pháp luật

 1.1 Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chú và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội, được cơ cấu chặt chẽ để mọi người có thể đối chiếu với hành vi của mình mà có xử sự phù hợp trong đời sống.

 

 1.2 Nguồn gốc pháp luật

Một trong những thuộc tính cơ bản, quan trọng của pháp luật là tính quy phạm phổ biến, bởi pháp luật được tạo nên chủ yếu là từ các quy phạm pháp luật. Quy phạm pháp luật vừa mang những nét đặc tính của pháp luật vừa có những nét dặc tính riêng rẽ của mình liên quan đến hình thức và nội dung của nó. Nghiên cứu lý luận về quy phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lí luận nhận thức mà còn phục vụ rất thiết thực cho các hoạt động thực tiễn pháp lí như xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật chính xác, khoa học. Ngoài ra, nó còn phục vụ việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, tạo kĩ năng sống và làm việc theo pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Vì những lẽ đó mà lý thuyết về quy phạm pháp luật cần được nghiên cứu chi tiết, đầy đủ.

Để tồn tại và phát triển, con người buộc phải liên kết với nhau thành những cộng đồng. Tính cộng đồng của đời sống loài người xuất hiện nhu cầu cần phải phối hợp, quy tụ hoạt động của những cá nhân riêng rẽ theo những hướng nhất định, để đạt được những mục đích nhất định, nghĩa là nhu cầu điều chỉnh những mối liên hệ giữa con người với con người, về nhu cầu này C.Mác đã nhấn mạnh:

Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khỉ quan độc lập của nó.

Như vậy, điều chỉnh mối quan hệ giữa con người là nhu cần thiết, tất yếu của đời sống con người, đặc biệt là khi tính chất xã hội hóa các hoạt động của con người ngày càng được mở rộng về quy mô và sự phức tạp.

Việc phối hợp (điều chỉnh) hoạt động cảu các cá nhân riêng rẽ có thể thực hiện dựa vào những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng cách mẫu hóa cách xử sự của con người, nghĩa là đưa ra những quy tắc sử xự làm mẫu để bất kì ai khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đã được dự liệu cũng phải thực hiện theo quy tắc xử sự mẫu đó.

Việc mẫu hóa cách xử sự của con người phải là kết quả nghiên cứu nhiều cách xử sự cá biệt cụ thể khác nhau rồi khái quát hóa để tạo ra một cách xử sự mẫu sao cho phù hợp với đa số để dùng chung cho nhiều người. Các quy tắc xử sự mẫu hình thành để điều chỉnh quan hệ xã hội và được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống gọi là quy phạm (chuẩn mực) xã hội. Các quy phạm xã hội là những hiện tượng không thể thiếu trong đời sống xã hội, chúng là những phương tiện để quản lý xã hội, phối hợp ý chí và quy tụ có mục đích hoạt động của từng cá nhân riêng rẽ lại nhằm đạt được những lợi ích và mục đích mong muốn tạo điều kiện cho xã hội ổn định và phát triển.

Trong xã hội có nhiều loại quy phạm xã hội khác nhau cùng được sử dụng để điều chỉnh các quna hệ xã hội như quy phạm đạo đức, quy phạm tập quán, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội, quy phạm (tín điều) tôn giáo và quy phạm pháp luật,…Các quy phạm xã hội khác nhau thì có những đặc tính khác nhau, nhưng chúng luôn liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau và cùng có tác động lên các quan hệ xã hội. Trong xã hội có giai cấp thì quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng nhất đối với việc duy trì trật tự xã hội, tạo điều kiện cho xã hội ổn định và phát triển.

 

1.3 Đặc điểm của quy phạm pháp luật

  • Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, vì vậy cũng như các quy phạm xã hội khác nó là quy tắc xử sự của con người. Quy phạm pháp luật luôn là khuôn mẫu cho hành vi của con người, nó chỉ dẫn cho con người cách xử sự (được làm gì, không được làm gì, hoặc phải làm gì, làm như thế nào) trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Điều này cũng có nghĩa là quy phạm pháp luật đã chỉ ra cách xử sự và xác định các phạm vi xử sự của con người, cũng như những hậu quả bất lợi gì nếu như không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
  • Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một tổ chức hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Mọi tổ chức, cá nhân ở vào những hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định đều phải thực hiện hành vi thống nhất như nhau. Tính chất chung của quy phạm pháp luật còn thể hiện ở chỗ nó được đặt ra không phải chỉ để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, nghĩa là từng quan hệ xã hội cụ thể bên cạnh những điểm chung thì cũng có rất nhiều những điểm riêng biệt, nhưng quy phạm pháp luật đã thống nhất tất cả chúng lại và thiết lập ra quy tắc xử sự có tính chất chung cho tất cả những chủ thể tham gia quan hệ xã hội chung đó. Chẳng hạn, giữa những người mua và những người bán khác nhau có thể thiết lập nên rất nhiều những quan hệ mua bán cụ thể với những đặc điểm riêng của từng mối quan hệ, song tất cả những quan hệ giữa người mua và người bán đều phải tuân thủ theo các quy tắc có tính chất chung đã được quy định trong pháp luật dân sự.
  • Quy phạm pháp luật là kết quả hoạt động có lí chí và ý chí của con người. Quy phạm pháp luật không hình thành một cách tự nhiên mà nó phụ thuộc vào ý chí nhà nước, ý chí của những người tạo ra nó.
  • Quy phạm pháp luật có thể tác động rất nhiều lần và trong thời gian tương đối dài cho đến khi nó bị thay đổi hoặc bị hết hiệu lực. Nó được sử dụng trong tất cả mọi trường hợp khi xuất hiện những hoàn cảnh, điều kiện được dự liệu.
  • Quy phạm pháp luật là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Không chỉ là khuôn mẫu cho hành vi, quy phạm pháp luật còn là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh. Nghĩa là, thông qua quy phạm pháp luật mới biết được hành vi nào của các chủ thể có ý nghĩa pháp lý, hành vi nào không có ý nghĩa pháp lý, hành vi nào phù hợp với pháp luật, hành vi nào trái pháp luật…Chẳng hạn, để biết đâu là hành vi tình cảm, đâu là hành vi pháp luật của cá nhân chúng ta phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật hay để đánh giá hành vi nào là hành vi vi phạm hành chính, hành vi nào là vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) thì phải căn cứ vào các quy phạm của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.
  • Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra, thừa nhận hoặc phê chuẩn, do vậy quy phạm pháp luật thể hiện ý chí nhà nước, chúng chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý của nhà nước, của lực lượng cầm quyền trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những đối tượng (tổ chức, cá nhân) nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật, những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà họ có và cả những biện pháp cưỡng chế nào mà họ buộc phải gánh chịu. Bằng việc chỉ ra các quyền, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm của các chủ thể tham gia quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật điều chỉnh tức là nhà nước đã nhận trách nhiệm bảo vệ chúng và bảo đảm cho chúng được thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Thuộc tính do các cơ quan nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.
  • Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện hai mặt là cho phép và bắt buộc, nghĩa là quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Trong quy phạm pháp luật thường chứa đựng những chỉ dẫn về khả năng và các phạm vi có thể tiến hành hành vi, cũng như những nghĩa vụ mà các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực hiện. Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, quy phạm pháp luật có vai trò thực hiện chức năng thông báo của nhà nước đến các chủ thể tham gia quan hệ xã hội về nội dung ý chí, mong muốn của nhà nước để họ biết được cái gì có thể làm, cái gì không được làm, cái gì phải làm, cái gì phải tránh không làm trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định nào đó…

Không chỉ dừng lại ở đó, quy phạm còn xác định rõ những hoàn cảnh, điều kiện tác động của mình, đồng thời còn chỉ ra những hậu quả pháp lý đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã được thiết lập trong quy phạm.

 

1.4 Các bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật

Về nguyên tắc, mỗi quy phạm pháp luật có ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Trong đó:

  • Gỉa định là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn.
  • Quy định là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định (được một quyền, phải làm một nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm)
  • Chế tài là phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lí của nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu. Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài. Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều phải có phần giả định. Bởi nếu không có phần giả định thì không thể xác định được quy phạm pháp luật này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào hoặc với điều kiện nào. Các quy phạm pháp luật hiện pháp thông thường chỉ có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.

Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của hệ thống pháp luật

Quy phạm xung đột thống nhất là quy phạm pháp luật có trong các điều ước quốc tế do các bên kết ước xây dựng nên.

Quy phạm xung đột thông thường là quy phạm pháp luật có trong các đạo luật trong nước (do mỗi quốc gia tự ban hành).

 

2. Quy phạm đạo đức là gì?

Quy phạm đạo đức là những quy tắc xử sự của con người tạo thành các chuẩn mực. Được hình thành từ thói quen, phong tục tập quán ở mỗi vùng miền. Được đảm bảo thực hiện mang đến các giá trị văn hóa lâu đời. Nhằm điều chỉnh ý thức đạo đức trong đời sống xã hội.

Quy phạm đạo đức được đặt ra với các chuẩn mực cho số đông, cho tập thể. Điều chỉnh với tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội. Chúng tác động đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội, tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống. Phù hợp với hoàn cảnh xã hội cũng như giá trị mà con người theo đuổi.

Quy phạm đạo đức được thực hiện bằng giá trị nhận thức, phản ánh giá trị con người. Được đảm bảo thực hiện bằng dư luận xã hội. Con người nhận thức được việc làm chuẩn mực, đúng đắn, phù hợp với giá trị tìm kiếm trong xã hội.

 

3. Điểm giống nhau giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức:

 3.1 Pháp luật và đạo đứuc đều gồm những quy tắc xử sự chung

Đều hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, với các chuẩn mực được thừa nhận. Gồm nhiều quy phạm tiếp cận ở các khía cạnh khác trong trong đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Căn cứ trên các quy phạm, con người biết mình nên làm gì, phải làm gì và làm như thế nào.

Chúng là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo đức. Hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào trái đạo đức. Từ đó mang đến ý nghĩa thực hiện quy phạm trong xã hội.

 

 3.2 Tính phổ biến và xu hướng phù hợp với xã hội

Đạo đức và pháp luật là các quy phạm phổ biến. Cả hai đều là khuôn mẫu và thước đo chuẩn mực trong hành vi của con người. Hướng con người biết nhận thức, lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện các hành vi khác nhau. Biết cân nhất giữa lợi ích và tổn thất trong hành vi.

 

 3.3 Pháp luật và đạo đức có liên hệ với nhau

Đạo đức và pháp luật đều là kết quả của quá trình nhận thức đời sống của con người. Pháp luật và đạo đức đều chịu sự chi phối, đồng thời tác động lại đời sống kinh tế xã hội. Mang đến các yêu cầu trong nhận thức và điều chỉnh con người.

 

 3.4 Chúng được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống

Cả đạo đức và pháp luật ban hành ra không phải để điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể. Đều hướng đến điều chỉnh một quan hệ xã hội chung và có thể áp dụng cho nhiều tình huống, hoàn cảnh.

 

4. Khác nhau giữa quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật

Giữa pháp luật và đạo đức thường xuyên có những mối quan hệ, tác động qua lại đan xen lẫn nhau. Ảnh hưởng lẫn nhau cho dù bản thân chúng có những điểm riêng biệt. Phân biệt trên các tiêu chí sau:

 

4.1 Đặc trung phân biệt quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức

Đặc trung là tính quyền lực, bắt buộc chung của quy phạm pháp luật. Không một quy phạm nào khác có được sức mạnh quyền lực này như quy phạm pháp luật.

Pháp luật là đại diện quyền lực, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhằm bảo vệ cho giai cấp và mang đến trật tỷ kỷ cương xã hội. Các chủ thể khác phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật.

Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau. Mang đến đặc trung và hiệu quả thực thi quyền lực nhà nước. Từ giáo dục, thuyết phục đến các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể,…Mang đến công bằng, bình đẳng cho xã hội.

 

 4.2 Khái niệm

Quy phạm pháp luật

Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn mẫu bắt buộc chung. Pháp luật được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và có giá trị hiệu lực với toàn bộ các chủ thể. Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện, bên cạnh các biện pháp cưỡng chế nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Quy phạm đạo đức

Là những quy tắc xử sự của con người hình thành trong đời sống. Đến từ thói quen, phong tục tập quán ở mỗi vùng, mỗi địa phương. Từ đó mang đến các chuẩn mực đánh giá chung về tư cách đạo đức, nhằm điều chỉnh ý thức đạo đức trong đời sống xã hội. Quy phạm này được thực hiện theo ý chí tham gia của chủ thể.

 

 4.3 Nội dung

Quy phạm pháp luật

  • Là quy tắc xử sự gắn với việc được làm, việc phải làm, việc không được làm. Thực hiện thông qua các quyền và nghĩa vụ dành cho các chủ thể khác nhau.
  • Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất cả mọi người trong xã hội. Không ai có thể lựa chọn làm trái pháp luật.
  • Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Trước tiên mang đến các nhận thức trong giá trị thực hiện pháp luật. Và bắt buộc chung người dân phải đảm bảo tuân thủ các quy định đó. Các cơ quan quản lý có thẩm quyền sẽ cưỡng chế chủ thể trong nghĩa vụ tuân thủ pháp luật.
  • Mang tính quy phạm chuẩn mực, là nguyên tắc thống nhất thực hiện trong xã hội. Có giới hạn, các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi pháp luật cho phép. Điều chỉnh mọi quan hệ, hành vi thực hiện trong xã hội.
  • Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị. Bên cạnh đó là đảm bảo công bằng, bình đẳng cho người dân.

Quy phạm đạo đức

  • Là các quan điểm chuẩn mực được hình thành trong đời sống của con người. Điều chỉnh đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người. Mang đến các giá trị đánh giá nhân cách, nhận thức, lối sống, tất cả các khía cạnh thuộc về chuẩn mực đạo đức.
  • Không mang tính bắt buộc chung với các chủ thể bên ngoài cộng đồng. Chỉ được thực hiện bằng sự tự nguyện, tính tự giác và đánh giá từ xã hội.
  • Không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của đại diện quản lý. Mà được thực hiện bằng 1 cách tự nguyện, tự giác của các cá nhân tham gia trong cộng đồng.
  • Không có sự thống nhất, không rõ ràng, cụ thể như quy phạm pháp luật.
  • Được thực hiện với phương thức truyền miệng, mang đến giá trị văn hóa qua các thế hệ.
  • Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người. Khi các quyền lợi cơ bản của con người phải được đảm bảo. Các nhận thức đạo đức giúp thực hiện hiệu quả hơn tinh thần pháp luật.

 

 

 4.4 Mục đích điều chỉnh

Quy phạm pháp luật

Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý chí Nhà nước. Thực hiện trong tính chất bắt buộc với mọi người dân. Nhằm tạo ra sự thống nhất quản lý chung trong nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức.

Quy phạm đạo đức

Dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người.

 

 4.5 Đặc điểm

Quy phạm pháp luật

  • Quy phạm pháp luật dễ thay đổi, tùy theo tình hình thực tiễn. Hướng đến thống nhất quản lý và mang đến quyền lợi công bằng, bình đẳng cho các chủ thể.
  • Có sự tham gia của Nhà nước, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Quy định tất cả các khía cạnh, quyền và trách nhiệm cho các chủ thể tham gia trong đời sống.
  • Cứng rắn, không tình cảm, thể hiện sự răn đe.
  • Giáo dục, cưỡng chế thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
  • Điều chỉnh với phạm vi rộng, bao quát hơn với nhiều tầng lớp đối tượng khác nhau.

 Quy phạm đạo đức

  • Hình thành và áp dụng lâu dài trong cộng đồng dân cư, dần trở thành nét văn hóa đặc trưng.
  • Không bị cưỡng chế hay ép buộc thực hiện.
  • Phạm vi điều chỉnh hẹp, áp dụng đối với từng tổ chức riêng biệt. Thực hiện trong nhận thức tình cảm của con người. Ràng buộc thực hiện bởi cộng đồng khi nhìn nhận, đánh giá hiệu quả áp dụng quy phạm đạo đức.

 

 4.6 Hình thức thể hiện

Quy phạm pháp luật

Bằng văn bản quy phạm pháp luật, có nội dung rõ ràng, chặt chẽ. Ràng buộc các chủ thể trong công việc, chức vụ, quyền hạn…

Quy phạm đạo đức

Thực hiện thông qua dư luận xã hội, trong nhận thức tình cảm của con người.

Vừa rồi Luật Minh Khuê đã tình bày về nội dung Đặc trưng nào là đặc điểm phân biệt quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích đối với quý bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!