Dàn ý thuyết minh cây hoa đào lớp 8 hay nhất – Bài Giảng Miễn Phí 2022
Mục lục bài viết
Dàn ý thuyết minh cây hoa đào lớp 8 hay nhất
Dàn ý số 1 I. Mở bài: – Hoa đào đã nở báo hiệu một mùa xuân mới, mùa xuân của đất trời. – Hoa đào là loài hoa đẹp mang ý nghĩa rất lớn. …
Published on:
Dàn ý số 1
I. Mở bài:
– Hoa đào đã nở báo hiệu một mùa xuân mới, mùa xuân của đất trời.
– Hoa đào là loài hoa đẹp mang ý nghĩa rất lớn.
II. Thân bài:
a. Nguồn gốc
– Nguồn gốc: Hoa đào có nguồn gốc không rõ ràng, có người nói ở Iran cũng có người nói hoa đào xuất xứ từ Trung Quốc.
– Phân loại: Có nhiều loại hoa đào như đào bích, đào phai, đào bạch,… Hà Nội có hai vùng trồng đào đẹp nổi tiếng là Nhật Tân và Ngọc Hà.
b. Đặc điểm, hình dáng:
– Hoa đào nở ra thường có năm cánh, nụ hoa phô màu hồng xinh xắn.
– Cành đào khẳng khiu, lá thưa thớt.
c. Cách gieo trồng, chăm sóc
– Cây đào thường trồng ở miền Bắc nơi có nhiệt độ thấp, hoa chỉ nở vào mùa xuân, người trồng muốn hoa nở đúng cần nhiều kinh nghiệm.
– Ngày nay, người ta có thể dùng kỹ thuật ghép để có được những cành đào tuyệt đẹp như ý muốn.
III. Kết bài:
– Hoa đào tượng trưng xuân về, Tết đến.
– Ngày tết ở miền Bắc mà thiếu đi cành hoa đào không còn là ngày Tết cổ truyền, sắc đào mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhà.
Dàn ý số 2
I.Mở bài:
– Giới thiệu về hoa đào:
+ Là một loài hoa đẹp, hoa đào là biểu tượng của mùa xuân
+ Có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền
2.Thân bài:
a.Nguồn gốc, xuất xứ:
– Có nhiều ý kiến về xuất xứ của cây hoa đào
– Hoa đào có tên khoa học là Persica. Vì vậy nhiều người cho rằng nguồn gốc nó xuất phát từ Ba Tư. Một số truyền thuyết kể rằng nó được du nhập từ đất nước Ba Tư xinh đẹp qua con đường tơ lụa.
– Nhiều người lại cho rằng nó xuất phát từ Trung Quốc. Họ thấy người dân Trung Hoa xưa đã biết trồng cây hoa đào từ rất sớm.
b.Thuyết minh về các bộ phận cây đào:
– Cây đào cũng giống như bao loại cây khác gồm các bộ phận như rễ, thân, lá, hoa và quả
– Rễ cây: cây đào có rễ cọc, thường cắm sâu vào đất và hút nước tốt. Vì vậy, trong ngày lễ Tết, một số cây đào chơi Tết khi đánh lên cho vào chậu vẫn giữ được lượng nước tốt. Cây tươi tắn lâu mà không hề bị héo
– Thân cây: thân cây đào thường không quá to, có màu nâu nhưng một số loại cây có thể có màu trắng.
– Lá đào: là loại lá kim, nhỏ. Phần đầu của lá thường nhọn, có màu sắc xanh mơn mởn
– Hoa đào: đây là bộ phận đẹp nhất. Từ khi là một nụ hoa chúm chím đã có màu hồng nhạt. Khi nở rộ màu sắc tươi hơn. Một bông có từ 15-20 cánh hoa. Màu sắc hoa đào thì vô cùng đa dạng: từ hồng phấn, hồng nhạt đến hồng đậm.
– Quả đào: đây là bộ phận có thể ăn được và vào loại trái cây ngon. Quả đào là loại quả hạch, thịt mềm. Lớp vỏ ngoài có màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng. Phần thịt ban đầu trắng khi chín chuyển sang vàng. Vị quả đào cũng tùy từng loại nhưng khi chín đều rất thơm và có vị ngọt.
c.Phân loại:
– Hoa đào có rất nhiều loại: gồm đào bích, đào thất thốn, đào phai, đào bạch, đào mốc…
– Nhưng phổ biến nhất vẫn là đào bích với cánh hoa to, nhiều và có màu đỏ rực rỡ.
d.Ý nghĩa cây đào, hoa đào:
– Có ý nghĩa báo hiệu một mùa xuân mới trong năm. Hoa đào là loài hoa nở vào mùa xuân, đặc biệt là tiết trời se lạnh. Vì vậy nó còn có ý nghĩa mang nét đặc trưng của miền Bắc
– Trong ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam: hoa đào mang ý nghĩa ngày tết, đón tài lộc về với mọi nhà.
– Loài hoa đào còn có ý nghĩa biểu tượng cho cái đẹp và đi vào thơ ca, văn chương đời sống.
III. Kết bài:
– Khẳng định lại vẻ đẹp của cây hoa đào
– Cảm nhận về ý nghĩa của hoa đào.
Dàn ý số 3
I. Mở bài:
– Dẫn dắt giới thiệu đến vấn đề mà đề bài yêu cầu: Thuyết minh về hoa đào.
– Ví dụ:
Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thử đoán xem người đang nói chuyện với các bạn là ai đây nào. Gợi ý một chút nhé, tôi là một loài hoa có 5 cánh, chỉ nở vào mùa xuân, lại có sắc hồng tươi thắm, được rất nhiều người ưa chuộng. Hẳn các bạn đã đoán ra được tôi là ai rồi phải không nào? Đúng vậy, tôi chính là hoa đào đây. Hôm nay, hãy để tôi giới thiệu với các bạn về gia đình hoa đào nhà chúng tôi nhé.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc và xuất xứ của hoa đào
– Nhiều người cho rằng cây hoa đào có nguồn gốc xuất phát từ Ba Tư (Persia) bởi tên khoa học của cây hoa này là “Persica”. Tuy nhiên, ý kiến này lại chưa có bằng chứng xác thực để chứng minh.
– Nhiều người thống nhất một điều rằng cây hoa đào lại có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa (Trung Quốc ngày nay). Có lẽ việc giả thuyết cây hoa đào có nguồn gốc từ Ba Tư là do hoa đào được đưa vào đất nước này qua “con đường tơ lụa” vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN. Người ta cho rằng người Trung Hoa đã biết trồng đào từ rất nhiều năm về trước.
2. Hình dáng và các bộ phận của hoa đào
– Rễ đào: Là dạng rễ cọc, có khả năng cắm sâu vào lòng đất giúp cây chịu hạn tốt. Bởi vậy, những cây đào chơi Tết ta thường hay thấy không cần tưới nước thường xuyên mà vẫn tươi.
– Thân đào, cành đào: Thân, cành thường có màu xanh, màu nâu sáng hoặc màu đỏ tía. Ngoài ra còn có một số loại hoa đào có thân màu trắng mốc như đào phai, đào mốc chẳng hạn. Thân cây thường to cỡ khoảng cán chổi hoặc to hơn một chút tùy theo loại.
– Lá đào: Lá nhỏ, màu xanh non mơn mởn. Đầu lá hơi nhọn, hình mũi mác.
– Nụ hoa: Nụ hoa nho nhỏ như hạt sen, màu hồng xinh đẹp. Đế màu xanh nhạt ôm lấy nụ hoa. Sắc hồng tùy theo từng loại hoa mà đậm nhạt khác nhau.
– Hoa đào: Đây là bộ phận đẹp nhất của cây. Hoa đào có trung bình khoảng từ 5 cánh đến hơn 20 cánh tùy theo từng giống hoa. Màu sắc cũng đa dạng khác nhau. Cánh hoa có nhiều hình dạng: hoa cánh đơn, cánh mai, cánh cúc… Những cánh hoa ôm ôm lấy nhau, che chở nhụy hoa bên trong. Mỗi bông hoa đào giống như một đốm lửa nhỏ ngày xuân, giữa cơn mưa phùn sáng lên một sắc rực rỡ.
– Quả đào: Thuộc loại quả hạch, phần thịt mềm có hai màu là màu trắng và màu vàng. Vị quả đào có thể chua, có thể ngọt tùy vào từng loại. Lớp vỏ ngoài có sắc xanh hoặc sắc hồng đỏ, có một lớp lông mỏng.
3. Phân loại hoa đào
– Đào bích: Loại đào phổ biến nhất hiện nay. Cánh hoa màu đỏ, cánh to và có nhiều.
– Đào thất thốn: Dáng cây rất bé, thân cây xù xì, mốc meo. Loài hoa này rất đẹp, có hai màu là màu nhung đỏ và màu hồng phai. Hoa có hương thoang thoảng. Khi rụng xuống cũng không rụng cánh mà ở nguyên trên đài. Hoa mọc thành từng chùm rất đặc biệt.
– Đào phai: Cánh hoa màu hồng, phần rìa cánh hơi nhạt dần. Một bông cũng có khá nhiều cánh.
– Đào bạch: Giống như tên gọi của nó, cánh hoa có màu trắng, nhụy hoa màu vàng sáng. Số cánh hoa trong một bông không nhiều.
– Đào mốc, đào đá: Thân cây xù xì. Đây là loại đào phai mọc trong rừng sâu, núi cao…
4. Ý nghĩa của hoa đào
– Trong văn hóa, cây hoa đào và cây đào đã xuất hiện từ lâu, trở thành loài hoa phổ biến. Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, hoa đào là loại cây rất nhiều người mua về đặt trong nhà, với mong muốn sắc hồng của hoa đào hứa hẹn một năm mới tốt lành, may mắn.
– Trong văn học, hoa đào xuất hiện từ những câu ca dao của người xưa, đến những câu thơ, câu ca của nhiều nhà thơ, bậc hiền triết.
– Quả đào còn có giá trị kinh tế trong việc xuất khẩu. Đồng thời, đào cũng là loại hoa quả được ưa chuộng, trở thành nguyên liệu trong quá trình làm các món tráng miệng.
5. Cách chăm sóc và gieo trồng hoa đào
– Để có một cây hoa đào đẹp, cần chú ý đến rất nhiều yếu tố như nước, ánh sáng, gió cũng như thời gian gieo trồng.
– Biện pháp chăm sóc cũng rất quan trọng nữa.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp và ý nghĩa của hoa đào.
Recent Posts
- Giáo án bài vần uê uy môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
- Giáo án bài vần oai oay oac môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
- Giáo án bài vần oat oan oang môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
- Giáo án bài Thực hành âm vần môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
- Giáo án bài Ôn tập chủ đề ngàn hoa khoe sắc môn tiếng việt sách chân trời sáng tạo lớp 1
Previous
Lập Dàn Ý Tả Cây Bưởi Lớp 3