Đánh giá môi trường chiến lược | Báo cáo ĐMC
Mang tính phổ quát hơn đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược có thể đưa ra những phân tích, dự báo những tác động đến môi trường có liên quan đến chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bằng các giải pháp giảm thiểu những bất lợi liên quan đến môi trường. Hơn hết, ĐCM còn là nền tảng trong việc phát triển đảm bảo các mục tiêu phát triển theo CQK.
Các đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược ĐMC
ĐMC là hồ sơ môi trường quan trọng, có quy định chi tiết các đối tượng phải thực hiện ĐMC như sau:
- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế.
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
- Chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp.
- Chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên.
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường.
- Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của các đối tượng trên.
(Hình: Đánh giá môi trường chiến lược)
Căn cứ pháp lý về làm ĐMC
- Căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường 2014.
- Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết về ĐMC,
đánh giá tác động môi trường
, cam kết BVMT.
- Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường.
Ý nghĩa và vai trò của đánh giá môi trường chiến lược
- Kiến tạo ra mối liên hệ một cách khoa học giữa môi trường với các quyết định chiến lược của doanh nghiệp.
- Các biến đổi môi trường được dự báo và cung cấp một cách đầy đủ và toàn diện hơn.
- Hạn chế tác động môi trường bởi các quyết định chiến lược khi triển khai thực hiện.
- Hỗ trợ tối đa và có hiệu quả trong toàn bộ quá trình đưa ra các quyết định chiến lược. Đây là cách thiết thực nhất giúp các quyết định chiến lược mang tính khả thi và bền vững hơn trong tương lai.
- Giúp gắn kết và lồng ghép các vấn đề môi trường vào quyết định chiến lược liên quan đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa ĐTM và ĐMC
Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược
Các bước thực hiện
- Bước 1: Xây dựng kế hoạch cơ bản về ĐMC
- Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch tham vấn và xác định các bên liên quan
- Bước 3: Xác định các mục tiêu môi trường và các vấn đề môi trường có thể xảy ra
- Bước 4: Phân tích diễn biến và chất lượng môi trường
- Bước 5: Đánh giá các mục tiêu liên quan và phương án đề xuất
- Bước 6: Dự báo, đánh giá về diễn biến môi trường
- Bước 7: Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường
- Bước 8: Viết báo cáo ĐMC
Nội dung báo cáo ĐMC
- Sự cần thiết, cơ sở pháp lý của nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Phương pháp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược.
- Tóm tắt nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Xác định chi tiết môi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội của vùng chịu sự tác động bởi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Nhận định và đánh giá sự phù hợp của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bằng quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường.
- Đánh giá, dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề về môi trường trong trường hợp thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Dự báo xu hướng tác động của biến đổi khí hậu trong việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
- Tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá ĐMC.
- Giải pháp phòng ngừa để giảm thiểu các tiêu cực về vấn đề môi trường.
- Xác định những vấn đề tích cực cần tiếp tục trong quá trình nghiên cứu thực hiện.
(Hình: Công ty tư vấn hồ sơ môi trường Hợp Nhất)
Cơ quan tiếp nhận đánh giá ĐMC
- Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Bộ, cơ quan ngang bộ
- UBND cấp tỉnh
Với những lợi thế về khả năng thực hiện tất cả các loại hồ sơ môi trường, quý khách hàng hãy liên hệ với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn chi tiết nhất về dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường.