Đánh giá Sony A7 III: Model Cũ Nhưng Chưa Từng Lỗi Thời
Mục lục bài viết
Sony Alpha A7 Mark III Giá Tốt
-
VJShop
43990000đ
Xem thêm
Khi được ra mắt vào tháng 2 năm 2018, Sony A7 III có vẻ như hơi lỗi thời một chút nhưng tổng quan vẫn là một chiếc máy toàn diện. Cảm biến full-frame 24MP chất lượng cao cho hình ảnh ấn tượng trong nhiều điều kiện chụp khác nhau, kính ngắm và màn hình cho phép xem pre-view trước khi nhấn chụp. Nhưng bên cạnh đó thì A7 III tồn tại cả những khuyết điểm. Cùng VJ360.vn đánh giá Sony A7 III chi tiết, model cũ nhưng chưa hề lỗi thời.
Thông số của Sony A7 III
- Ngày ra mắt: 26/02/2018
- Loại máy ảnh: Full-frame mirrorless
- Cảm biến: 24.2MP Full frame (35,6 × 23,8mm), cảm biến Exmor R CMOS
- Bộ xử lý hình ảnh: Bionz X
- Ngàm ống kính: Sony E
- Dải nhạy sáng: ISO 50-204.800
- Tốc độ chụp liên tục tối đa: 10 khung hình/giây với đầy đủ tính năng AF và đo sáng
- Độ phân giải video tối đa: 4K (3840 x 2160)
- Hệ thống lấy nét tự động: Lấy nét Hybrid với 693 điểm phát hiện theo pha và 425 điểm phát hiện tương phản
- Kính ngắm: OLED 0.5 inch với 2.359.296 điểm ảnh
- Màn hình: Màn hình cảm ứng nghiêng 3 inch 921.600 điểm ảnh
- Bộ nhớ: Khe cắm thẻ nhớ kép, 1 khe dành cho thẻ SD (UHS-I / II) và 1 khe thẻ nhớ Memory Stick Duo/SD (UHS-I)
- Kích thước (W x H x D): 126,9 x 95,6 x 73,7mm
- Trọng lượng: 650g
Được công bố vào ngày 27 tháng 2 năm 2018, Sony Alpha 7 Mark III hay thường gọi nhất là Sony A7 III. Đây là máy ảnh không gương lật full-frame và là sản phẩm thay thế cho bản Sony A7 II trước đó, được kỳ vọng là một chiếc camera đa năng dành những người yêu thích nhiếp ảnh.
Sony A7 III thuộc phân khúc giữa camera độ phân giải cao Sony A7R III (Sony A7R IV) và Sony A7S III chuyên quay video. Nhất là A7 III lại có mức giả vô cùng cạnh tranh, chỉ bằng một nửa so với A9 II (một chiếc camera pro-level). Tuy nhiên, về cơ bản A7 III có khá nhiều điểm chung với A9 nguyên bản, đặc biệt là hệ thống lấy nét tự động.
Đánh giá Sony A7 III – Những đặc trưng
Sony trang bị cảm biến 24MP cho A7 III, điều này được đánh giá là mang lại sự cân hoàn hảo giữa kích thước tệp và mức độ chụp chi tiết. Cảm biến cũng cho thấy sự khác biệt giữa Sony Alpha A7 Mark III, A7R Mark III 42MP và A7R IV 61MP.
Mặc dù cảm biến của A7 III được chiếu sáng sau (BSI), nhưng nó không giống với cảm biến của A9. Tuy nhiên, có một mạch front-end LSI mà Sony cho biết sẽ giúp tăng gấp đôi tốc độ đọc từ cảm biến của A7 III. Theo Sony, điều này dẫn đến tốc độ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng gần như gấp đôi tốc độ của A7 II. Ngoài ra, A7 Mark III có khả năng focus tracking nhanh hơn gấp đôi.
Bộ cảm biến và hệ thống xử lý của máy cung cấp dải nhạy sáng là ISO 50-204.800. Điều đó cho thấy A7 III sẽ hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu. Và thực tế, Sony khẳng định cải thiện 1.5EV về chất lượng hình ảnh nói chung.
Sony Alpha A7 Mark III tích hợp sẵn tính năng ổn định hình ảnh quang học 5 trục, cho phép bù trừ tối đa 5EV tốc độ màn trập.
Tự động lấy nét
Như đã giới thiệu ở trên, A7 III có kha khá điểm chung với A9. Nếu như A9 nổi tiếng với hệ thống lấy nét tự động (AF) đỉnh cao của mình, A7 III tuy không có cùng một hệ thống (yêu cầu cùng một cảm biến), nhưng camera cũng sở hữu đến 693 điểm phát hiện theo pha và 425 điểm AF tương phản, bao phủ 93% diện tích hình ảnh. Điều này sẽ giúp cho A7 Mark III theo dõi các chủ thể chuyển động dễ dàng hơn so với người anh em A7 II.
Ngoài ra, hệ thống nhạy sáng hạ đến mức -3EV đồng nghĩa rằng máy sẽ hoạt động hiệu quả trong điều kiện ánh sáng yếu.
Đừng quên, tận dụng chế độ Eye AF của Sony trên A7 Mark 3 để giúp bạn nhắm tốt nhất vào chủ thể, đặc biệt là khi chụp hình chân dung.
Chụp liên tục
Sony Alpha A7 Mark III có thể chụp liên tục tối đa 10 khung hình/giây. Và sẽ giảm xuống còn 8 khung hình/giây ở chế độ xem live view.
Với A7 III, khi bạn sử dụng 1 thẻ ghi nhanh thì ở 10fps sẽ cho tối đa 177 JPEG tiêu chuẩn, 89 ảnh RAW nén hoặc 40 ảnh RAW không nén. Hơn nữa, có thể chụp ở tốc độ 10 khung hình/giây bằng cả màn trập cơ học và màn trập điện tử. Nên nếu trong môi trường nhạy cảm tiếng ồn thì việc quay 10 khung hình/giây vẫn vô cùng dễ dàng với A7 III.
Video 4K
Đánh giá Sony A7 III về đặc trưng quay video, camera hỗ trợ quay video 4K (3840 x 2160) (ghi vào thẻ nhớ ở tốc độ 30p/25p và 60Mbps hoặc 100Mbsp). Ngoài ra còn có định dạng S-Log2 và S-Log3 tích hợp sẵn để ghi “flat footage”, sẵn sàng cho phân loại và cấu hình hình ảnh Hybrid Log-Gamma (HLG) đi kèm nhằm giúp hiển thị video trực tiếp từ máy ảnh lên TV tương thích HDR (HLG).
Khi thiết lập ở chế độ quay 4K, Sony A7 III sẽ sử dụng chức năng đọc full pixel mà không cần ghép pixel. Máy lúc này có thể thu thập gấp 2,4 lần dữ liệu cần thiết cho phim 4K. Sau đó, nó xử lý dữ liệu “oversamples” để tạo ra cảnh quay 4K với độ sâu và dải nhạy sáng tốt hơn. Ngoài ra còn có tính năng Zebra Display, hỗ trợ Gamma Display và ghi proxy.
Đối với cảnh quay Full HD, Sony A7 III có thể ghi ở tốc độ lên đến 120/100p (NTSC / PAL), rồi phát lại dưới chuyển động Slow-motion độc đáo.
Pin
Nếu như dòng Sony A7 Mark I và A7 Mark II đều mắc phải tình trạng dung lượng pin thấp thì đến A7 III đã cải thiện được phần nào vấn đề này. là thời lượng pin thấp. Nhà sản xuất Sony sử dụng pin NP-FZ100 cho A7 III, giống như trên A9 và A7R III. Tuổi thọ pin cho tối đa 710 shot (sử dụng màn hình chính để tuỳ chỉnh bố cục hình).
Review Sony A7 III – Thiết kế & Khả năng hoạt động
Kiểu dáng thiết kế
Sony A7 III mang dáng dấp giống với body của A7R III. Máy tuy nhỏ đối với một máy ảnh full-frame nhưng có phần tay cầm vừa vặn ở mặt trước, một đường gờ cho ngón tay cái nhỏ thoải mái ở mặt sau giúp độ bám giữa tay và máy khá tốt.
Camera còn có khả năng chống bụi và chống ẩm. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp người dùng cảnh báo khi nước lọt vào máy qua phần đế. Vậy nên bạn vẫn nên thật cẩn trọng nếu sử dụng máy trong điều kiện thời tiết xấu.
Về tổng quan cách sắp xếp vị trí nút ấn, nếu như trên A7 II được đánh giá tốt ngoại trừ vị trí 2 nút chưa hợp lý: nút kích hoạt quay video và nút chế độ chọn điểm lấy nét tự động. Đáng mừng là Sony đã giải quyết được cả hai vấn đề này với Alpha A7 Mark III. Nút quay video nằm ở một góc của thân máy trên A7 II đã được chuyển sang bên phải của kính ngắm trên A7 III. Điều đó có nghĩa là nó nằm trong tầm với của ngón tay cái bên phải của bạn và việc sử dụng nút này sẽ dễ dàng hơn nhiều mà không làm cho việc giữ máy ảnh trên tay của bạn bị khó khăn, mất cân bằng.
Ở Sony A7 III, nhà phát hành Sony còn giới thiệu tới chúng ta 1 hệ thống điều khiển thu nhỏ – mini joystick, thực hiện chức năng thiết lập điểm lấy nét AF, giống như trên A9 và A7R Mark III.
Trong một thay đổi khác so với Mark II, A7 Mark III có nút AF-On ở mặt sau, ngay bên cạnh phần còn lại của ngón tay cái.
Touch Control
Hiện tại, trên một chiếc máy ảnh thì VJ360 đánh giá rất cao sự xuất hiện của chiếc màn hình cảm ứng, bởi với nó thì bạn có thể thiết lập điểm lấy nét AF, tuỳ chọn menu, điều chỉnh trực quan hơn, mọi thao tác được đơn giản hơn rất nhiều. Tin vui là Sony A7 III có tích hợp màn hình cảm ứng LCD có thể nghiêng góc. Tin không vui là menu tuỳ chỉnh của máy khá phức tạp, khó dùng.
Ví dụ: Bạn không thể nhấn vào các tùy chọn trong menu chính hoặc menu chức năng để thực hiện các thay đổi cài đặt. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nó để thiết lập điểm AF, ngay cả khi bạn đang nhìn qua. Hay bạn cũng có thể sử dụng nó để Zoom in/Zoom out nhanh ảnh để kiểm tra độ sắc nét.
Kính ngắm và Màn hình
A7 III sở hữu kính ngắm điện tử OLED 0,5 inch, vừa đủ lớn cho bạn cái nhìn toàn cảnh, bao quát mà không phải đảo mắt quá nhiều.
Sẽ thật tuyệt nếu Sony có thể làm cho điểm AF hoạt động hiển thị rõ hơn một chút, có lẽ bằng cách làm cho nó có màu đỏ. Đôi khi, điểm đánh dấu màu đen có thể khá khó nhìn.
Bên cạnh đó, Sony A7 III còn có tùy chọn “My Menu”, cho phép bạn chỉ định tối đa 30 mục menu để truy cập nhanh. Đây là một bổ sung vô cùng hữu ích mà VJ360 đánh giá cao, thu gọn menu có phần phức tạp của camera.
Ngoài ra, 11 trong số các nút trên A7 III có thể được tùy chỉnh và có tổng cộng 81 chức năng có sẵn cho chúng.
Màn hình của A7 III là loại nghiêng đa góc. Chắc chắn mang lại độ linh hoạt, hữu ích hơn rất nhiều so với màn hình cố định. Tuy nhiên, khá khó để sử dụng khi chụp ảnh hướng dọc. Sony đã khá hạn chế việc sử dụng màn hình có nhiều góc độ, có vẽ hãng đã mạo hiểm lấn sân sang lĩnh vực này với Sony A7S III.
Đánh giá Sony Alpha A7 Mark III – Hiệu suất hoạt động
Đánh giá Sony A7 III tổng quan thì cơ bản đây là một chiếc full-frame mirrorless khá toàn diện.
Chất lượng hình ảnh
Với độ phân giải 24MP, A7 III sẽ không sánh được với A7R III 42Mp hoặc A7R IV 61Mp về độ chi tiết, nhưng với dải nhạy sáng rộng mà mình đang sở hữu, Sony A7 III cho khung hình có độ chi tiết cao đầy ấn tượng.
Ngay cả những hình ảnh được chụp ở ISO 51.200 cũng trông đẹp. Các tệp JPEG có thể nhìn thấy dấu hiệu của việc làm mờ noise nhưng nhìn chung vẫn rất ổn, không bị quá hay gây mịn quá. Còn các tệp RAW sẽ đưa ra các tuỳ chọn giảm noise giúp người dùng chụp ra khung hình chi tiết hơn.
Chưa dừng lại ở đó, Sony Alpha A7 Mark III có thể mở rộng độ nhạy sáng lên tối có cài đặt độ nhạy sáng tối đa là ISO 204.800. Mặc dù chúng ta đã từng thấy trước đây, là một cài đặt độ nhạy sáng cao có lẽ là cực kỳ hiếm khi dùng tới, chụp ở trong những điều kiện tăm tối nhất. Ở mức độ này, chất lượng ảnh kém hơn, có thể gặp phải hiện tượng bị quang sai màu và nhiễu. Tuy nhiên, chúng vẫn đủ để sử dụng để làm tài liệu báo cáo, tin tức hoặc thu thập bằng chứng quan trọng,…
Độ phơi sáng và màu sắc
Kính ngắm và màn hình của A7 III cho phép xem preview, giúp ban có thể điều chỉnh độ phơi sáng trước khi nhấn chụp.
Trong trường hợp thiết lập cài đặt cân bằng trắng tự động, ảnh chụp từ Sony A7 III đôi khi sẽ có màu sắc hơi khác nhau một chút, tùy thuộc vào bố cục ảnh. Nếu xem tách riêng các bức thì bạn sẽ khó nhận ra nhưng khi đặt hình ảnh cạnh nhau thì có thể chú ý thấy sự thay đổi.
Hiệu suất lấy nét tự động
Hệ thống lấy nét tự động (AF) chắc chắn là 1 trong những điểm “ăn tiền” nhất trên A7 III. Ban đầu camera sở hữu hệ thống Eye AF dành cho mắt người, nhưng sau khi cập nhật firmware, tính năng Eye AF có thể hoạt động tốt trên cả mắt người và mắt động vật. Trải nghiệm tốt nhất với Eye AF là khi bạn chụp chân dung và nên chọn chủ thể con vật di chuyển chậm, sẽ đảm bảo được chất lượng hơn.
Dải tần nhạy sáng
Phạm vi nhạy sáng của camera là thước đo phạm vi tông màu mà máy ảnh có thể chụp trong một khung hình. Một máy ảnh có dải nhạy sáng thấp sẽ tạo ra hình ảnh có phần shadows dày đặc với ít chi tiết và các vùng sáng nhất, vùng sáng dễ bị cháy sáng. Ngược lại, một máy ảnh có dải nhạy sáng rộng sẽ chụp ảnh có nhiều tông màu.
Sony còn tuyên bố rằng các tệp RAW 14 bit của A7III có dải động 15-stop hoặc 15EV. Đó là một giá trị rất cao, ngang bằng với độ thật của những gì mà mắt chúng ta có thể nhìn thấy. Nó cũng vượt xa những hình ảnh mà màn hình máy tính hoặc máy in tầm trung có thể tái tạo lại. Tuy nhiên, chụp ảnh với dải tần nhạy sáng rộng cho phép chúng ta tuỳ chỉnh hình ảnh chân thật, chất lượng nhất.
Hiệu suất Video
Chất lượng video từ A7 III cũng rất cao. Như bạn mong đợi về độ phơi sáng, cân bằng trắng và màu sắc giống như ảnh tĩnh. Các chi tiết cũng trông tốt, trong khi độ noise nhiễu được kiểm soát rất tốt.
Tốc độ đọc nhanh của A7 III sẽ khắc phục được hiện tượng màn trập cuộn, nhưng “hiệu ứng jello” trên Sony A7 Mark III không được kiểm soát tốt như trên Sony A9.
Nhìn chung, hiệu suất quay video của A7 Mark III khá ấn tượng, cho kết quả tương đương giữa khung hình khi quay và chụp tĩnh, phù hợp với phần lớn người chơi nhiếp ảnh.
Tổng kết
Sony đã cải thiện khả năng xử lý của A7 III so với A7 II bằng cách bổ sung cần điều khiển mini joystick và màn hình cảm ứng, cũng như sắp xếp lại vị trí nút quay video hợp lý hơn. Nhìn chung, A7 Mark III cho cảm giác thiết kế tinh tế hơn hẳn so với người tiền nhiệm.
Ngoài ra, Sony A7 III còn có khả năng chụp không gây tiếng ồn, dải tần nhạy sáng rộng và khả năng kiểm soát tiếng ồn tốt giúp máy trở nên hấp dẫn trong mắt những nhiếp ảnh gia chuyên chụp hình sự kiện, chụp chân dung. A7 III sẽ trở thành 1 trong những đối thủ nặng ký cạnh tranh với Sony A9 II hoặc Sony A1.
Tuy nhiên bản cạnh những điểm mạnh thì Sony Alpha A7 Mark III vẫn còn những điểm cần cải thiện.
Điển hình, Sony đã không tận dụng nhiều hơn khả năng tuỳ chỉnh điều khiển cảm ứng trên màn hình. Đáng nhẽ Sony A7 III có thể cung cấp một cách nhanh chóng và trực quan để điều hướng menu, nhưng thay vào đó, camera giới hạn người dùng gói gọn trong việc thiết lập điểm AF và phóng to và thu nhỏ hình ảnh, một sự lãng phí hơi đáng tiếc.
Mặc dù ưu điểm của Sony A7 III có rất nhiều tùy chọn tùy chỉnh, nhưng một số tùy chọn trong số đó lại dễ gây nhầm lẫn. Và mặc dù Sony đã thực hiện các cải tiến, menu mở rộng vẫn nên cần được sắp xếp tốt hơn.
Dù sao, đánh giá Sony A7 III một cách khách quan thì chiếc full-frame mirrorless này vẫn xứng đáng là sản phẩm đáng cân nhắc để mua.
5/5 – (1 bình chọn)
Đánh giá chung
Sony Alpha A7 Mark III
4.5
5 Sao
Đánh giá Sony A7 III, mirrorless full-frame cảm biến 24MP, hệ thống lấy nét tự động chất lượng, bổ sung thêm mini joystick giúp người dùng dễ thao tác hơn và còn nhiều ưu điểm hơn nữa. Những liệu như vậy thì A7 III có đủ để áp đảo đi những nhược điểm để thu hút người dùng hay không?
Ưu điểm
- Cảm biến BSI toàn khung 24MP
- Tracking 10fps
- Chống rung 5 trục
- Video 4K HDR
- Chế độ ghi yên lặng, không gây ồn
- Màn hình LCD cảm ứng, nghiêng
- Khe cắm thẻ nhớ SD kép
- Thời lượng pin được cải thiện
- Focus joystick
- Nén video Flat profiles
- Mức giá hấp dẫn đối với dòng full-frame
Nhược điểm
- Màn hình nghiêng nhưng không có khả năng xoay lật
- Menu tuỳ chỉnh khá phức tạp
- Chỉ có một khe cắm thẻ UHS-II
- Không tích hợp đèn flash
- Bộ đệm ghi phải xóa trước khi bắt đầu quay video
- Bỏ qua ổ cắm đồng bộ hóa PC
Tổng kết
-
Sony Alpha A7 Mark III 24MP, mặc dù nó không có nhiều megapixel nhất hoặc chụp nhanh nhất, nhưng sự kết hợp được đánh giá tốt giữa độ phân giải, tốc độ, tính năng và mức giá đã giúp máy trở thành 1 trong những lựa chọn ưu tiên dành cho các nhiếp ảnh ở tất cả loại hình chụp.
Sony Alpha A7 Mark III Giá Tốt
*Giá có thể thay đổi tùy thời điểm, vui lòng truy cập nhà phân phối để được cập nhật giá chính xác nhất
Giá tốt nhất
43990000đ
-
VJShop
43990000đ
Mua Ngay