Đào, khai thác Bitcoin vi phạm pháp luật ở Việt Nam không?
Bitcoin là một loại tiền ảo, tiền điện tử, được sử dụng và phân phối qua kênh điện tử. Vậy việc đào, khai thác Bitcoin vi phạm pháp luật ở Việt Nam không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Bitcoin là gì? Ai là tác giả của Bitcoin?
Bitcoin là một loại tiền ảo, tiền điện tử, được sử dụng và phân phối qua kênh điện tử. Bitcoin cũng là một hệ thống phi tập trung và ngang hàng (P2P). Tức là không có một tổ chức hoặc cá nhân nào nắm quyền kiểm soát. Bitcoin chỉ có một lượng cung nhất định – chí có tối đa 21 triệu Bitcoin được tạo ra trong hệ thống
Bitcoin lần đầu được giới thiệu là một thuật toán nguồn mở cho một lập trình viên ẩn danh, hoặc có thể là một nhóm lập trình viên dưới bí danh Satoshi Nakamoto phát minh vào năm 2009, có rất nhiều tin đồn xoay quanh danh tính thật của nhà sáng lập BTC, tuy nhiên những nhân vật chính trong các tin đồn về Nakamoto đều bị cộng đồng phủ nhận.
2. Bitcoin vận hành như thế nào?
Một người chỉ có thể nhìn thấy lượng Bitcoin trên ví của mình cùng với các kết quả giao dịch. Về phần công nghệ nền tảng, mạng lưới Bitcoin còn chia sẻ một số cái công có tên là “Bockchain”. Sổ cái này chứa mọi giao dịch đã từng được thực hiện. Sổ cái lưu giữ số này được bỏ trong các block.
Nếu bất kỳ ai cố thay đổi một chữ hoặc số trong các block giao dịch, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến tất cả các block theo sau. Sao tính công cộng của sổ cái, sai sót hoặc lừa đảo cũng có thể bị phát hiện và khắc phục bởi bất kỳ ai.
Ví của người dùng có thể xác nhận tính hợp lệ của mỗi giao dịch. Tính xác thực mỗi giao dịch được bảo vệ bởi một chữ ký số tương ứng với địa chỉ gửi đi. Nhờ quy trình xác minh và dựa trên nền tảng giao dịch bảo mật, có thể mất tới vài phút để hoàn tất một giao dịch BTC. Giao thức Bitcoin được thiết kế sao cho mỗi Block có thể mất đến 10 phút để đào lên.
3. Các đặc tính của Bitcoin trong mục tiêu chính của Satoshi Nakamoto
3.1 Phi tập trung
Một trong những mục tiêu chính của Satoshi Nakamoto khi tạo ra Bitcoin là tạo ra sự độc lập khỏi sự kiếm soát của bên thứ ba. Mạng lưới này được thiết kế để mỗi người, mỗi doanh nghiệp cũng như thiết bị sử dụng trong khai thác, xác nhận giao dịch sẽ là những thành phần chính của mạng lưới rộng lớn. Ngoài ra, thậm chí nếu một phần của hệ thống bị sập, tiền vẫn tiếp tục được lưu thông.
3.2 Ẩn danh
Ngày nay các ngân hàng hầu như đều biết mọi thứ về khách hàng của mình: lịch sử tín dụng, địa chỉ, số điện thoại, các thói quen chi tiêu và vân vân. Bitcoin thì hoàn toàn ngược lại, vì các ví điện tử không hề liên kết đến một thông tin cá nhân nào. Và mặc dù có ủng hộ tính ẩn danh không bị theo dõi của BTC, một số những người khác cho rằng loại hình giao dịch này có thể bị tội phạm mà túy, khủng bố hay rửa tiền lợi dụng.
3.3 Tính minh bạch
Tính ẩn danh của Bitcoin chỉ tương đối, mỗi giao dịch BTC đều được lưu trữ trong Blockchain. Về mặt lý thuyết, nếu địa chỉ ví của bạn được sử dụng công cộng, bất kỳ ai cũng có thể tìm hiểu một số dư nếu nghiên cứu kỹ sổ cái blockchain. Tuy nhiên, truy vết một địa chỉ Bitcoin của một người dùng hầu như là không thể
Những ai muốn giao dịch ẩn danh có thể sử dụng nhiều phương pháp. Có một số loại ví nhất định ưu tính năng bảo mật bạn có thể tin dùng, những phương pháp đơn giản nhất là sử dụng địa chỉ kết hợp với chia sẻ rủi to nhiều ví khác nhau
3.4 Tốc độ cao
Mạng lưới Bitcoin thực hiện nhiều thanh toán hầu như là ngay lập tức, chỉ tốn vài phút để một người phía bên kịa địa cầu có thể nhận được tiền của bạn trong khi phải mất vài ngày đối với hệ thống liên ngân hàng quốc tế hiện tại.
3.5 Không thoái thác
Một khi bạn đã gửi Bitcoin, không có cách nào có thể lấy lại trừ khi người nhận đồng ý hoàn trả cho bạn. Việc này có thể làm minh chứng thanh toán, nghĩa là bất kỳ ai mà bạn đang giao dịch không thể lừa bạn bằng cách nói rằng họ chưa nhận được tiền.
4. Đào Bitcoin là gì? Khai thác Bitcoin là gì?
Khai thác Bitcoin hay còn gọi là Bitcoin là một quá trình xử lý và xác nhận thanh toán nhanh chóng trên hệ thống mạng lưới Bitcoin. Bạn có thể hiểu rằng quá trình đào Bitcoin chính là việc sử dụng máy tính để dò tìm BTC. Tuy nhiên, để khai thác Bitcoin bạn cần bỏ thời gian ra để học hỏi và có tính kiên trì thì mới mong đạt được hiệu quả cao.
Thông thường đào Bitcoin được thực hiện bởi một ứng dụng cài đặt trên máy tính nên bất cứ ai cũng có thể tham gia vào hệ thống đào Bitcoin . Để thuận tiện hơn cho người dùng trong quá trình đào Bitcoin , một số công ty trên thế giới đã tạo ra phần cứng dành riêng cho việc khai thác và cày Bitcoin thông thường. Để xác nhận giao dịch và gắn kết vào chuỗi blcokchain, các máy cày Bitcoin chuyên dụng phải giải được những bài toán học mật mã đặc biệt phức tạp
Bằng cách khai thác, bạn có thể kiếm được Bitcoin mà không cần phải bỏ tiền để mua nó. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua tiền điện tử bằng tiền lệ fial (USD, EUR,JPY…) bạn có thể giao dịch nó trên một sàn giao dịch như Binance bằng cách sử dụng tiền điện tử khác (ví dụ: Sử dụng Ethereum hoặc BNB để mua Bitcoin), bạn thậm chí có thể kiếm được nó bằng cách chơi các trò chơi video hoặc bằng cách xuất bản các blog trên các nền tảng trả tiền cho người dùng của nó bằng tiền điện tử. Một ví dụ về cái sau là Steemit, giống như Medium ngoại trừ việc người dùng có thể thưởng cho các blogger bằng cách trả tiền cho họ bằng một loại tiền điện tử có tên là Steem. Sau đó Steem có thể được giao dịch ở nơi khác để đổi lấy Bitcoin.
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của Bitcoin?
Vấn đề đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất – chi phí cho việc khai thác phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Chi phí năng lượng và các nguồn năng lượng đã sử dụng (giá điện, nguồn năng lượng tái tạo…)
+ Phát triển công nghệ máy tính mới (giảm mức tiêu thụ hiện tại).
+ Tăng trưởng nhu cầu về sức mạnh tính toán.
6. Đào, khai thác Bitcoin có vi phạm pháp luật Việt Nam không?
Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của nghị định 01/2012/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
” Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm : séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi , nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước cũng không quy định Bitcoin là một trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt”. Theo đó khoản 7 điều này quy định phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định nói trên
Như vậy có nghĩa là Bitcoin không sử dụng dùng làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam, việc đào, khai thác Bitcoin hiện tại pháp luật chưa có quy định rõ ràng. Tuy nhiên, trường hợp nếu như người nào có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm theo quy định tại Điều 206 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, mặt khác trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 6 điều 26 nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay tới số: 1900.6162 để được giải đáp