Đào tạo Du lịch và Kỹ năng theo yêu cầu – gapedu.vn

Đào tạo Du lịch và Kỹ năng theo yêu cầu

GapEdu_Dich_vu_Dao_tao_du_lich

1. TẠI SAO ĐÀO TẠO LÀ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Du lịch được xác định là ngành cung cấp dịch vụ, tương tác giữa người với người và người với thiên nhiên. Hơn nữa, hoạt động của du lịch được thực hiện trên phạm vi toàn cầu, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng theo xu hướng phát triển của con người.

Du lịch bao gồm các hoạt động về lữ hành và lưu trú nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng trong hành trình của chuyến đi. Nhu cầu của du lịch xuất phát từ nhu cầu cơ bản của con Người. Mức độ nhu cầu càng tăng cao thì sản phẩm phục vụ càng đẳng cấp.

Do vậy, nguồn nhân lực bắt buộc phải có kỹ năng nghề tinh nhuệ. Nhân viên ngành du lịch được hiểu là lực lượng từ cấp quản lý đến cấp nhân viên tại khu vực công và tư nhân và cộng đồng dân cư đang sinh sống.

Đội ngũ nhân sự du lịch địa phương

Đội ngũ này cần được đào tạo đúng tiêu chuẩn du lịch, phù hợp với môi trường quốc tế hóa. Tiêu chí làm khách hàng hài lòng từ dịch vụ của doanh nghiệp hoặc tại điểm đến của địa phương là mục đích cần đạt được trong quá trình cung cấp dịch vụ. Đây là nền tảng vững chắc để quý đối tác thu hút lượt khách và tăng trưởng kinh doanh ổn định.

Nhận thức được sự cần thiết trong việc nâng cao năng lực thực hiện nguồn lao động cho du lịch, GapEdu lấp đầy các khoảng thiếu hụt về kiến thức – thái độ – hành vi – kỹ năng cho đối tác có nhu cầu bồi dưỡng cho đội ngũ.

Hoạt động đào tạo du lịch và kỹ năng của GapEdu là một quy trình đa chiều nhằm giúp cho đối tác giữ được đội ngũ ổn định để kinh doanh bền vững theo quy trình: Đào tạo – Huấn luyện – Kèm cặp – Giám sát – Đánh giá – Bồi dưỡng – Đánh giá.

 

dao-tao

2. ĐÀO TẠO GÌ

Để điểm đến được quản trị và phát triển bền vững về nội lực, tăng cường giá trị lao động nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, GapEdu triển khai các hoạt động về đào tạo, bồi dưỡngcó liên quan đến chuỗi giá trị cung ứng du lịch.

Nội dung đào tạo được khảo sát thực tế tại địa phương và doanh nghiệp. Chương trình tập huấn vừa phù hợp với thực trạng và đáp ứng xu thế nhu cầu du lịch toàn cầu.

Tư vấn, thiết kế riêng kế hoạch tổng thể và triển khai chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với đặc tính du lịch của từng địa phương theo nhóm đối tượng

Quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương: Bồi dưỡng kiến thức về quản trị điểm đến theo tư duy kinh tế phát triển

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch bao gồm: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch về kiến thức quản trị và kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc tế hóa từ cấp quản lý đến cấp nhân viên.

Cộng đồng dân cư: hộ dân, hộ kinh doanh cá thể, hệ thống giáo dục phổ thông về kiến thức du lịch và văn minh thương mại; tạo sinh kế cho hộ gia đình bằng các loại hình kinh doanh du lịch vi mô

Chương trình tập huấn kỹ năng mềm

Kỹ năng là yếu tố tiên quyết để thành công trong công việc và cuộc sống. Với du lịch, kỹ năng được càng được thể hiện rõ trong văn hóa ứng xử của chủ nhà (điểm đến) với khách đến tham quan.

Do vậy, tất cả nhân viên thuộc ngành du lịch nói chung và cá nhân đang sinh sống trên khu vực du lịch cần được cải thiện nhận thức về du lịch và hành vi làm hài lòng khách hàng.

GapEdu sẽ tiến hành khảo sát về nhu cầu đào tạo của đối tác để xây dựng chương trình huấn luyện phù hợp với tiêu chí ứng xử văn minh.

dao-tao-3

Chương trình huấn luyện và bồi dưỡng tiếng Anh trong du lịch

Tiếng Anh là điều kiện thiết yếu dành cho nhân viên ngành du lịch bởi vì tính chất công việc thường xuyên giao tiếp với du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Tiếng Anh du lịch được phân biệt qua hai góc độ: tiếng Anh giao tiếp và tiếng Anh nghiệp vụ. GapEdu định hướng bồi dưỡng cho nhân viên ngành khách sạn, nhà hàng tại các cơ sở lưu trú, khu du lịch, hộ dân tham gia loại hình du lịch homestay.

  • Tiếng Anh nghiệp vụ Lễ tân
  • Tiếng Anh nghiệp vụ Buồng Phòng
  • Tiếng Anh nghiệp vụ Nhà hàng
  • Tiếng Anh nghiệp vụ Bếp
  • Tiếng Anh giao tiếp trong du lịch

Tư vấn chính sách nhân sự cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Nhân sự ngành du lịch thường xuyên biến động bởi yếu tố cạnh tranh về lương và phúc lợi. Điều này làm cho doanh nghiệp gặp khó  khăn trong triển khai hoạt động kinh doanh. Đặc biệt là vào mùa cao điểm.

Việc thu hút nguồn lao động từ đơn vị kinh doanh khác do chính sách nhân sự tốt hơn sẽ làm ảnh hưởng đến tính ổn định về nhân lực của doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh yếu hơn.

Hơn nữa, việc biến động nhân sự từ nơi này sang nơi khác; đặc biệt là đội ngũ quản lý cấp cao, cấp trung, sẽ làm cho bí mật kinh doanh của doanh nghiệp không được đảm bảo.

GapEdu đồng hành cùng doanh nghiệp tư vấn chính sách nhân sự theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng nhân viên bền vững ISO 26000 và các tiêu chuẩn khác. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ gắn bó hơn theo phương châm Nhân sự ổn định – Kinh doanh bền vững.

3. AI CẦN ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG

Chính sách đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch xuất phát từ chủ trương phát triển du lịch của địa phương.

Để đáp ứng được yêu cầu đó và vì tính chất tổng hòa của du lịch, tất cả đối tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc tạo ra điểm đến thu hút du khách sẽ tham gia vào các khóa đào tạo và bồi dưỡng cải thiện năng lực thực hiện các hoạt động du lịch.

GapEdu_Dich_vu_Dao_tao

Cán bộ phụ trách tham mưu chính sách phát triển ngành du lịch

Cán bộ cấp quản lý đến cấp nhân viên về quản lý du lịch tại địa phương và các cơ quan có liên quan đến ngành du lịch như môi trường, nông-lâm-ngư, tiểu thủ công nghiệp, thông tin truyền thông, giáo dục-đào tạo, công an, hội phụ nữ, đoàn thanh niên và các đơn vị khác

Doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Lãnh đạo cấp cao, cấp trung và nhân viên tại các công ty du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm.

Lãnh đạo cấp cao, cấp trung và nhân viên có sản phẩm cung cấp đầu vào cho ngành du lịch

Cộng đồng dân cư

Các hộ dân có dịch vụ homestay và cư dân địa phương, các hộ mua bán cá thể

Du khách

Những người tham gia vào hành trình du lịch đến địa phương và du khách tiềm năng.

GapEdu_dao-tao

4. ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA ĐÀO TẠO

Với nhiệm vụ lấp đầy các khoảng trống giữa khả năng thực tại và đáp ứng nhu cầu thị trường của ngành du lịch, đội ngũ đào tạo – bồi dưỡng của GapEdu là những chuyên gia, cố vấn về hoạch định chính sách phát triển cho các tổ chức du lịch toàn cầu và từ doanh nghiệp thuộc hệ thống tập đoàn khách sạn đa quốc gia, lữ hành quốc tế, các chuyên gia kinh tế về quản trị du lịch, đầu tư, tài chính ngân hàng,…

Đội ngũ của chúng tôi đến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Thụy Sĩ, Anh, Pháp, Thỗ Nhĩ Kỳ, Dubai, Hà Lan, Mỹ… với kinh nghiệm hơn 20 năm trong nghề.

5. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO

Việc đào tạo và bồi dưỡng năng lực thực hiện của GapEdu được chọc lọc và phối hợp với đối tác triển khai kế hoạch là một quy trình khép kín bao gồm:

  • Nhận biết nhu cầu
  • Tư vấn thiết kế chương trình phù hợp
  • Thực hiện đào tạo
  • Giám sát – đánh giá đào tạo theo chế độ chuyên gia độc lập
  • Kèm cặp và tiếp tục bồi dưỡng
  • Giám sát đánh giá
  • Báo cáo kết quả sản phẩm đào tạo
  • Chuyển giao kỹ thuật và đề xuất giải pháp mới cho các nhu cầu và xu hướng du lịch tiếp theo.

Áp dụng phương pháp chuyển giao kỹ thuật và bộ công cụ hướng dẫn cho đối tác nhằm giúp đối tác thụ hưởng được nguồn lực phát triển kinh tế từ nhân lực, tài lực và vật lực.

Quy trình này được áp dụng cho quản trị điểm đến, quản trị doanh nghiệp và quản trị gia đình và bản than mỗi các nhân khi tham gia chương trình đào tạo và bồi dưỡng của GapEdu.

dao-tao-2

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN CÓ

Đây là các khóa học giúp đối tác cải thiện năng lực thực hiện và vận hành ngành kinh tế du lịch theo phương pháp chuyển giao kinh nghiệm từ chuyên gia.

Trong quá trình thực hiện, chúng tôi tư vấn và thiết kế chương trình cụ thể theo đặc tính riêng của điểm đến hoặc đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực hiện có của cộng đồng.

Kinh nghiệm của chuyên gia sẽ được chọn lọc đúng với đặc tính riêng của mỗi trường hợp.

 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1. Quản trị nguồn nhân lực phục vụ du lịch
2. Quản trị sản phẩm du lịch
3. Quản trị thị trường du lịch
4. Quản trị truyền thông điểm đến
5. Xây dựng thương hiệu điểm đến

DOANH NGHIỆP

6. Tư vấn setup khách sạn vừa và nhỏ
7. Giám đốc điều hành khách sạn – nhà hàng
8. Giám đốc điều hành nhà hàng
9. Giám đốc nhân sự khách sạn 4-5 SAO
10. Giám đốc tài chính khách sạn 4-5 SAO
11. Quản lý resort
12. Khởi sự kinh doanh Nhà hàng
13. Kỹ năng quản lý cấp trung trong Nhà hàng – Khách sạn
14. Xây dựng thương hiệu và truyền thông Khách sạn – nhà hàng
15. Tài chính dành cho lãnh đạo Nhà hàng – khách sạn
16. Kế toán dành cho lãnh đạo Nhà hàng – Khách sạn
17. Kiến thức thuế dành cho lãnh đạo Nhà hàng – Khách sạn
18. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dành cho Nhà hàng – Khách sạn
19. Giám sát nhà hàng
20. Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn
21. Tiếng Anh dành cho lãnh đạo nhà hàng
22. Giám đốc điều hành tòa nhà căn hộ

CHUYÊN NGÀNH LỮ HÀNH

23. Giám đốc công ty Lữ hành
24. Trợ lý giám đốc công ty Lữ hành
25. Khởi sự doanh nghiệp lữ hành
26. Tiếng Anh dành cho lãnh đạo công ty lữ hành
27. Tiếng Anh dành cho hướng dẫn viên du lịch
28. Tiếng Anh du lịch dành cho tài xế taxi

CUNG CẤP DỊCH VỤ SẢN PHẨM

29.  Xây dựng thương hiệu
30. Kỹ năng bán hàng và tiếp thị sản phẩm
31. Quan hệ công chúng
32. Chiến lược marketing
33. Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm
34. Kỹ năng sale tour
35. Kỹ năng bán phòng khách sạn
36. Kỹ năng Sale dịch vụ F&B
37. Đánh giá hiệu quả xã hội
38. Chăm sóc và Bảo vệ khách hàng

CÁC KHÓA ĐÀO TẠO THEO BỘ TIÊU CHUẨN NGHỀ DU LỊCH VIỆT NAM VTOS

39. VTOS căn bản (giấy chứng nhận)
40. Hoạt động du lịch và lữ hành
41. Hướng dẫn du lịch
42. Thuyết minh du lịch
43. Phục vụ trên tàu thủy du lịch
44. Lễ tân
45. Phục vụ buồng
46. Phục vụ nhà hàng
47. Chế biến món ăn
48. Quản lý khách sạn
49. Vận hành cơ sở lưu trú nhỏ
50. Bồi dưỡng kiến thức và thiết kế sản phẩm du lịch có trách nhiệm

CỘNG ĐỒNG

51. Văn minh thương mại
52. Văn hóa ứng xử
53. Quản trị kinh doanh du lịch cấp cộng đồng

DU KHÁCH

54. Nội dung sẽ được thiết kế theo từng nhóm đối tượng khách theo yêu cầu của đối tác
55. Bộ kỹ năng mềm được thiết riêng cho mỗi đối tác.

56. Bộ quy tắc ứng xử trong du lịch