Dấu hiệu cần lọc xăng và cách xử lý
Ở hệ thống nhiên liệu trên ô tô thì nhiên liệu được phun vào động cơ qua hệ thống kim phun với kỹ thuật tinh tế và chính xác. Nếu còn lẫn cặn bẩn trong nhiên liệu thì khi tới vòi phun sẽ làm tắc nghẽn kim phun và gây ngừng hoạt động ở động cơ. Khi lọc xăng bị nghẹt xe ô tô sẽ có các dấu hiệu bất thường ngay và bài viết dưới đây của Hà Thành garage sẽ đưa ra các dấu hiệu đó và cách khắc phục cụ thể khi gặp các hiện tượng này.
1. LỌC XĂNG Ô TÔ LÀ BỘ PHẬN NÀO?
Thông thường, lọc xăng ô tô nằm ở dưới gầm xe hoặc khoang máy, là một bộ phận quan trọng của xe ô tô.
Lọc xăng ô tô có công dụng lọc bỏ các cặn bẩn và rỉ sắt giúp xăng sạch hơn trước khi được đưa vào động cơ. Điều này giúp quá trình đốt hỗn hợp nhiên liệu và khí hiệu quả hơn, kéo dài tuổi thọ các chi tiết bên trong động cơ của xe hơn.
Dấu hiệu của lọc xăng bị nghẹt.
2. CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY LỌC XĂNG BỊ NGHẸT
* Xe không nổ máy, nổ máy không đều hoặc nổ máy nhưng không chạy được
Dấu hiệu:
– Xe không thể nổ được khi mở máy
– Nổ máy không đều: có cảm giác tiếng nổ lụp bụp của động cơ do thiếu nhiên liệu hoặc xe khó nổ máy đề rất lâu mới nổ được và nổ nghe không trơn tru hoặc nổ nhưng không chạy được.
– Lọc xăng nghẹt khiến động cơ nên xe chạy giựt rất khó chịu.
Nguyên nhân: Lọc xăng bị nghẹt hoặc quá bẩn.
Giải pháp: Để xe có thể hoạt động bạn nên nhấn chân ga nhiều lần để tăng lực bơm cung cấp đủ lượng xăng cho xe hoạt động và đi đến trung tâm hoặc gara bảo dưỡng hoặc sửa chữa để khắc phục tình trạng của xe.
* Tiếng gõ lạ từ đầu máy
Dấu hiệu: Sau khi làm nóng động cơ mà tiếng máy nổ vẫn không đều, giựt và đôi khí có dấu hiệu chết máy.
Nguyên nhân: lọc xăng quá dơ làm cho nhiên liệu thật khó khăn để lách qua khe hở đến động cơ, lượng xăng được bơm vào buồng đốt không đủ làm giảm áp suất buồng đốt và tạo ra tiếng động như tiếng gõ nghe rất khó chịu khi nổ máy.
Giải pháp: Khi xe có tình trạng này tốt nhất mang xe đến gara để được kiểm tra và vệ sinh hoặc thay bộ lọc xăng.
Thay lọc xăng ô tô
* Hiện tượng động cơ nổ ngoài hoặc bỏ máy
Dấu hiệu: động cơ nổ không đều, động cơ rung và giảm công suất dẫn đến không đạt hiệu quả khi sử dụng xe.
Nguyên nhân: lọc xăng bị nghẽn nên lượng xăng lên máy không đều, bị thải ra qua đường xả và bị cháy bên ngoài động cơ gây hiện tượng nổ ngoài. Lượng xăng thiếu hụt làm cung cấp không đồng đều gây hiện tượng bỏ máy khi động cơ làm việc (tuy nhiên hiện tượng này còn do hệ thống đánh lửa trục trặc).
Giải pháp: bạn có thể đến các gara ô tô uy tín để được kiểm tra và vệ sinh lọc xăng.
* Xe hao xăng
Dấu hiệu: thiếu làm động cơ khó nổ và hụt hơi, giảm công suất và lúc thừa thì cháy không hết, bị thải ra ngoài làm lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân: do lọc xăng bị nghẹt nên lượng xăng cấp lên máy không đều.
3. CÁCH VỆ SINH LỌC XĂNG Ô TÔ
* Vệ sinh lọc xăng gián tiếp bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Chức năng: làm sạch toàn bộ hệ thống phun xăng và tẩy cặn trong đường ống, lọc xăng, bơm xăng, kim phun, buồng đốt.
Cách sử dụng: đổ trực tiếp dung dịch vệ sinh hệ thống xăng ô tô vào bình xăng xe thì dung dịch sẽ theo xăng làm sạch toàn bộ hệ thống xăng xe. Mỗi sản phẩm đều có tiêu chuẩn tỷ lệ pha trộn riêng như Liqui Moly 300ml được dùng cho 70 lít xăng. Vậy nên trước khi sử dụng chủ xế nên đọc kỹ phần hướng dẫn trên sản phẩm.
* Vệ sinh lọc xăng trực tiếp
Tháo lọc xăng và mang ra ngoài súc rửa trực tiếp. Cách vệ sinh này triệt để hơn nhưng lại phức tạp hơn vì phải tháo và lắp lọc xăng.
* Cách thay lọc xăng ô tô
Thay lọc xăng ô tô là việc không đơn giản. Xăng là một chất dễ cháy. nếu không có bảo hộ và kĩ thuật thì rất nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thay lọc xăng ô tô, nên chọn gara uy tín, thợ kĩ thuật tay nghề cao.
Lọc xăng ô tô bị tắc nghẽn
4. QUY TRÌNH THAY LỌC XĂNG Ô TÔ.
Bước 1: Tắt động cơ xe ô tô.
Bước 2: Thực hiện các bước làm giảm áp lực hệ thống xăng xe:
+ Nếu xe vẫn còn xăng thì khởi động xe để xe chạy không tải đến khi hết xăng rồi tự tắt máy.
+ Mở lỏng nắp xăng của xe.
+ Tháo cầu chì bơm xăng và bơm tiếp vận xe.
+ Tiếp tục khởi động xe trong 2 giây để đảm bảo rằng áp suất nhiên liệu đã thực sự giảm.
Bước 3: Dùng kìm ngắt kết nối bình ắc quy với lọc xăng.
Bước 4: Tìm vị trí lọc xăng rồi ngắt kết nối đường truyền nhiên liệu ra khỏi bộ lọc xăng.
Bước 5: Tháo bu lông ở bọc lọc xăng sau đó tháo lọc xăng ra.
Bước 6: Lắp lọc xăng mới vào đúng hướng sau đó lắp lại các bu lông.
Bước 7: Kết nối lại đường ống dẫn nhiên liệu rồi đóng lại cầu chì bơm xăng.
Bước 8: Kết nối lại bình ắc quy cho xe.
Bước 9: Cho xăng vào và khởi động động cơ để kiểm tra rò rỉ. Sau khi thay lọc xăng sẽ cần thời gian để nhiên liệu đi qua lọc xăng mới, qua hệ thống bơm xăng và vào buồng đốt của động cơ nên động cơ thường khởi động chậm hơn bình thường.
Bước 10: Kiểm tra rò rỉ và xem đèn check Engine. Nếu đèn bật sáng thì có thể liên quan đến áp suất nhiên liệu xe.
Bước 11: Chạy thử xe để kiểm tra lại lần cuối.
5. BAO LÂU NÊN THAY LỌC XĂNG
Nên thay lọc xăng 2 năm một lần hoặc cứ mỗi 50.000 km sẽ thay lọc. Hãy nhớ rằng khi xe bị nghẹt lọc xăng mà không chạy được thì bạn sẽ vô cùng vất vả, phải kiểm tra đủ thứ tìm kiếm nguyên nhân. Việc làm này sẽ khá tốn thời gian và chi phí cho chiếc xe của bạn nên hãy phòng bệnh hơn chữa bệnh trong quá trình sử dụng, lưu thông nhé!