Dấu hiệu nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai chị em cần nắm

Mang thai và kinh nguyệt có bản chất hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ sẽ khiến các chị em lo lắng không thôi. Bởi hai tình trạng có những triệu chứng tương đồng, nhất là trễ kinh. Từ đó, các chị em không biết đâu là dấu hiệu sắp có kinh và có thai. Để tránh nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai, các chị em cùng theo dõi bài viết này nhé.

Trễ kinh là gì?

Trễ kinh là một trong những tình trạng mà các chị em thường gặp. Đây là một trong những biểu hiện của việc rối loạn kinh nguyệt.

Để dễ hiểu hơn, trễ kinh là hiện tượng chưa xuất hiện kinh nguyệt mặc dù đã đến chu kỳ hành kinh. Tình trạng kinh nguyệt “trễ hẹn” với các chị em tuy không quá xa lạ nhưng hầu hết mọi người đều không nắm được nguyên nhân để kịp thời phòng tránh và điều trị. Thay vào đó, là các chị em đều rơi vào trạng thái lo lắng, nhất là cảm giác nghĩ mình mang thai.

Thông thường, thời gian của một chu kỳ hành kinh trung bình từ 28-30 ngày, tuy nhiên khi chu kỳ kinh ngắn hơn (21 ngày) hoặc kéo dài đến 32-35 ngày vẫn được xem là bình thường. Chỉ khi chu kỳ kinh vượt quá 35 ngày, khi đó được xem là hiện tượng trễ kinh. Lúc này, các chị em cần đi kiểm tra sức khỏe phụ khoa để tìm nguyên nhân để có hướng điều trị nếu như có bất thường nhé.

Trễ kinh là tình trạng chu kỳ kinh vượt quá 35 ngày

Vì sao dấu hiệu có kinh bị nhầm lẫn với dấu hiệu mang thai?

Không ít các chị em hiểu lầm rằng mình đang mang thai dù thực tế chỉ là đang gặp phải các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Bởi dấu hiệu sắp có kinh và có thai tương đối giống nhau, đặc biệt là những dấu hiệu đầu khi mang thai.

Do đó, nếu như không tìm hiểu kỹ từng đặc điểm của từng triệu chứng sắp có kinh và có thai sẽ khiến các chị em vô cùng lo lắng. Đặc biệt là các chị em chưa sẵn sàng, chưa chuẩn bị tâm lý để chào đón thêm một thành viên trong gia đình.

Một số triệu chứng dễ bị nhầm lẫn giữa hai tình trạng này là đau bụng, đau đầu, mệt mỏi, tâm trạng thay đổi, thèm ăn, đau lưng, chuột rút,…

Thế nên, để tránh nhầm lẫn mà hoang mang, lo sợ, các chị em cần bổ sung kiến thức, cùng theo dõi tiếp phần sau để có thể phân biệt rõ hơn về sắp có kinh và có thai nhé.

Điểm giống nhau của sắp có kinh và có thai

Việc gây nên sự nhầm lẫn cho chị em chính vì những triệu chứng tương đồng phổ biến của sắp có kinh và có thai. Theo đó, các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp tương tự nhất giữa hai tình trạng này bao gồm:

– Đau đầu: các phụ nữ mang thai thời gian đầu thường xuyên xuất hiện triệu chứng này và nhiều phụ nữ cũng bị đau đầu căng cơ hoặc đau nửa đầu trước kỳ kinh nguyệt.

Đau đầu là một trong những dấu hiệu giống giữa sắp có kinh và mang thai

– Đau lưng: các chị em không xa lạ với dấu hiệu này khi chuẩn bị hành kinh nhưng đây cũng là dấu hiệu cho thấy đang mang thai.

– Thay đổi tâm trạng: Thay đổi tâm trạng thường gặp ở cả hội chứng tiền kinh nguyệt và đầu thai kỳ, bao gồm trầm cảm, lo lắng, cáu kỉnh và thay đổi tâm trạng dễ bị kích thích và nổi nóng hơn.

– Táo bón: Hormone progesterone có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa bao gồm táo bón. Và chính do sự thay đổi nội tiết tố này mà táo bón cũng gặp ở những chị em sắp có kinh và thời gian đầu mang thai.

– Đi tiểu nhiều lần: phụ nữ tiền kinh nguyệt và sắp có thai đi tiểu nhiều hơn trong ngày.

– Đau và căng tức ngực: Đau, căng, sưng ngực hoặc ngực to lên có thể xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai cũng như trước kỳ kinh nguyệt. Ngực có thể cảm thấy nặng, đau hoặc nhạy cảm trong cả hai tình trạng này.

– Mệt mỏi: sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, yếu sức. Và tình trạng này cũng xuất hiện cả trong trường hợp sắp có kinh, có thai.

– Thèm ăn: khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt hầu như các chị em đều cảm thấy rằng mình như muốn “ăn cả thế giới” khi mà nhìn món ăn nào cũng thấy thèm. Và đối với phụ nữ mang thai cũng vậy, khi mà khẩu vị thay đổi, thèm ăn và ăn rất nhiều.

Chính vì những triệu chứng tương đồng này, mà hầu hết các chị em lo sợ việc mình mang thai. Mặc dù có điểm tương đồng nhưng nếu chịu khó tìm hiểu kỹ từng triệu chứng của sắp có kinh và sắp có thai, các chị em sẽ nhận thấy điều khác biệt.

Phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai

Để phân biệt dấu hiệu sắp có kinh và có thai, các chị em cùng theo dõi sự khác biệt trong từng triệu chứng sau đây nhé:

Chảy máu

– Dấu hiệu sắp có kinh: thông thường, các chị em phụ nữ sẽ không bị ra máu trong giai đoạn tiền kinh nguyệt. Thay vào đó, khi kỳ hành kinh bắt đầu, lượng máu có màu đỏ với lượng tăng dần và kéo dài từ 3–7 ngày.

– Dấu hiệu có thai: Một số dấu hiệu mang thai sớm thường gặp là chảy ít máu ở âm đạo hoặc xuất hiện đốm máu nhỏ có màu hồng hoặc màu nâu đậm. Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hiện tượng này thường xảy ra 10 – 14 ngày sau khi thụ thai chỉ kéo dài vài ngày ngắn hơn chu kỳ kinh nguyệt và không tiết kèm nhiều dịch.

Phân biệt màu sắc, lượng máu có thể biết được máu kinh nguyệt hay máu báo thai

Buồn nôn, nôn

– Dấu hiệu sắp có kinh: khi mà “bà dì” của các chị em đến chậm, có lẽ ai cũng lo lắng bản thân mình liệu có mang thai hay không. Tuy nhiên, dấu hiệu sắp có kinh thường không xuất hiện các cơn buồn nôn và nôn khó chịu. Vì vậy, dù trễ kinh nhưng nếu không bị buồn nôn thì khả năng mang thai là rất thấp.

– Dấu hiệu có thai: các cơn buồn nôn (hay còn được gọi là ốm nghén) thường đến sau 1 tháng từ ngày thụ thai. Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng và phổ biến cho biết chị em mang thai. Ngoài ra, tình trạng buồn nôn và nôn có thể xuất hiện đồng thời hoặc không, bởi có khoảng 50-90% phụ nữ buồn nôn khi mang thai trong khi chỉ khoảng 25-55% gặp phải tình trạng nôn.

Chuột rút

– Dấu hiệu sắp có kinh: một số chị em có thể gặp phải tình trạng bị chuột rút trước 1-2 ngày hành kinh. Bởi do sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Nhưng khi bước vào ngày “đèn đỏ” thì triệu chứng này cũng biến mất.

– Dấu hiệu có thai: Có thể cùng mức độ đau với chuẩn bị hành kinh, nhưng cơn đau thường tập trung ở bụng dưới hoặc lưng dưới. Thời gian chuột rút cũng lâu hơn hẳn, có thể diễn ra trong vài tuần đến vài tháng, thậm chí có mẹ bầu bị suốt thai kỳ.

Đau ngực

– Dấu hiệu sắp có kinh: trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, hiện tượng căng, đau, tức ngực cũng khá phổ biến ở các chị em phụ nữ. Các chị em có thể cảm nhận ngực đang căng và kèm theo đau âm ỉ trong khoảng nửa đầu của chu kỳ. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà mức độ đau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Và thường cảm thấy đau căng khó chịu nhất vào ngay trước khi “đèn đỏ” xuất hiện. Đặc biệt, dấu hiệu đến tháng này có xu hướng nặng hơn ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm đi khi mà “dâu rụng” bởi hàm lượng progesterone giảm.

– Dấu hiệu có thai: Đau ngực khi mang thai thường đi liền với cảm giác thấy ngực nặng hơn và đầy đặn hơn. Ngực cũng trở nên nhạy cảm và khó chịu, dễ đau khi sờ vào. Tình trạng này kéo dài từ 7-14 ngày sau khi thụ thai và có thể kéo dài một khoảng thời gian vì nồng độ progesterone trong cơ thể tăng lên do sự xuất hiện của thai nhi.

Thèm ăn

– Dấu hiệu sắp có kinh: nếu như theo dõi sức khỏe kỹ, các chị em có thể thấy sắp đến ngày hành kinh thì cơn “cuồng ăn” của mình ập đến. Đặc biệt, là thèm các món ngọt như bánh, kẹo, nước uống có ga, socola,… và các món chiên rán, các món đậm vị cay, mặn.

– Dấu hiệu có thai: khác với cơn “cuồng ăn” của tiền kinh nguyệt, thèm ăn ở phụ nữ mang thai vẫn có nhưng đi kèm là cảm giác khó chịu với một số thực phẩm hoặc mùi thức ăn, dù trước đây bạn rất thích chúng. Và đứng trước thực phẩm, thức ăn yêu thích đôi khi cũng sẽ thấy buồn nôn.

Thay đổi tâm trạng

– Dấu hiệu sắp có kinh: trong khoảng thời gian trước và sau kỳ kinh nguyệt, các chị em sẽ bị thay đổi tâm trạng, nhất là thường xuyên cáu gắt và nóng giận. Dù việc rất nhỏ nhưng cũng dễ làm tâm trạng kích động. Tuy nhiên, triệu chứng này thuyên giảm dần và hết sau khi kết thúc hành kinh. Để cải thiện tâm trạng trong giai đoạn này, các chị em nên tập thể dục nhẹ, thiền hoặc ngủ nhiều hơn một chút.

– Dấu hiệu có thai: sẽ khác với tâm trạng sắp có kinh một chút. Bởi khi mang thai, phụ nữ không chỉ dễ cáu gắt, nóng giận mà còn rất dễ khóc lóc và nguy cơ rơi vào trầm cảm cao. Cảm xúc của phụ nữ mang thai có thể thay đổi liên tục và tình trạng này sẽ kéo dài cho đến lúc sinh.

Thường xuyên mệt mỏi

– Dấu hiệu sắp có kinh: Mệt mỏi kèm theo khó ngủ là triệu chứng sắp có kinh nguyệt mà các chị em thường gặp. Hiện tượng này thường sẽ sớm biến mất nên đừng quá lo lắng. Thay vào đó, nếu muốn cải thiện tình trạng, có thể tập yoga hoặc vài môn thể thao để giúp ngủ sâu và ngon hơn.

– Dấu hiệu có thai: lượng hormone progesterone tăng đột ngột có thể làm chị em mệt mỏi khi mang thai. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng trong tam cá nguyệt thứ nhất, nhưng cũng nhiều khả năng sẽ kéo dài suốt thai kỳ. Để cải thiện, thai phụ cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý cũng như thực đơn dinh dưỡng khoa học.

Đau bụng

– Dấu hiệu sắp có kinh: Tình trạng đau bụng khiến các chị em vô cùng khó chịu, và dường như rất khó đứng hay ngồi, bụng căng tức thậm chí nhiều chị em đau đến ngất xỉu. Cảm giác đau rất khó diễn tả, có thể bắt đầu khoảng 24 đến 48 giờ trước khi có kinh. Sự khó chịu này có thể giảm dần vào những ngày cuối và hết hẳn khi đã hết kỳ kinh nguyệt.

– Dấu hiệu có thai: dấu hiệu sớm của có thai cũng khiến chị em đau bụng râm ran, nhất là ở bụng dưới khi mà thai nhi làm tổ.

Trễ kinh bao lâu thì nhận biết có thai?

Để dựa vào việc trễ kinh của chu kỳ kinh nguyệt mà xác định có thai hay không thì không chính xác và không hề dễ dàng. Bởi vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người sẽ dài, ngắn khác nhau. Thông thường, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có một lần xảy ra hiện tượng rụng trứng.

Nếu trứng may mắn được thụ tinh bởi 1 tinh trùng, nó sẽ phát triển thành một hợp tử và bắt đầu di chuyển theo ống dẫn trứng đi vào tử cung. Hiện tượng này làm gia tăng một loại hormone đặc biệt trong cơ thể, đó là hormone hCG. Lượng hormone này tăng cao là một trong những dấu hiệu giúp xác định có mang thai hay không. Loại hormone hCG này tồn tại trong máu và nước tiểu. Do đó, các chị em cũng có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra.

Thông thường nếu các chị em xuất hiện tình trạng trễ kinh từ 5 ngày đến 7 ngày trong chu kỳ sau khi quan hệ có nhiều khả năng có thai. Và thời gian này cũng chính là thời điểm tốt nhất có thể biết chính xác là có thai hay chưa bởi lúc này lượng HCG đã tăng cao và được bài tiết qua nước tiểu.

Trễ kinh từ 5 ngày đến 7 ngày khả năng cao mang thai

Ngoài ra, nếu tình trạng kinh nguyệt chưa xuất hiện quá 15 ngày và vẫn chưa thể an tâm, chắc chắn thì các chị em có thể lựa chọn áp dụng phương pháp siêu âm để xác định chắc chắn rằng mình có “tin vui’ hay không. Từ tuần thai thứ 6, có nghĩa là ngày thứ 16 trễ kinh, tim thai nhi đã được hình thành khá sớm, do đó, thời điểm này đã có thể theo dõi được tim thai khi tiến hành siêu âm.

Tại sao trễ kinh nhưng không mang thai?

Nếu như đã xác định được trễ kinh nhưng không mang thai thì các chị em nên tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục và điều trị sớm nhất. Dưới đây là một số nguyên nhân gây trễ kinh nhưng không mang thai có thể kể đến như sau:

Sử dụng thuốc gây trễ kinh

Trong thuốc tránh thai có chứa domperidon khiến cho corticosteroid bị suy giảm. Điều này dẫn đến quá trình rụng trứng của phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ đến trễ hơn. Bên cạnh đó, dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài cũng có thể gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, làm ức chế quá trình rụng trứng, dẫn đến hiện tượng trễ kinh.

Vận động với cường độ cao

Khi tập luyện quá mức, với cường độ cao cũng là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt đến chậm hơn so với bình thường. Nguyên nhân là vì lượng hormone và các nội tiết tố nữ có sự thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng trễ kinh từ 1 – 2 chu kỳ.

Căng thẳng, lo lắng và stress kéo dài

Nếu như căng thẳng, lo lắng và stress vì công việc, gia đình,… não sẽ gửi tín hiệu đến hệ nội tiết và một số hormone sẽ được tiết ra để giúp cơ thể điều hòa, thích ứng, trong đó có ngăn sự rụng trứng tại cơ quan sinh sản, vì vậy làm chu kỳ kinh nguyệt kéo dài xuất hiện trễ kinh. Tâm trạng căng thẳng càng kéo dài thì tình trạng trễ kinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Tăng, giảm cân quá mức và đột ngột

Việc tăng giảm cân nặng đột ngột có thể làm mất cân bằng hệ nội tiết, điều này có thể dẫn đến hiện tượng trễ kinh ở các chị em.

Sử dụng chất kích thích

Sử dụng thường xuyên các đồ uống có cồn (rượu, bia) hay cà phê có thể ảnh hưởng đến hormone nội tiết. Từ đó, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, thói quen sử dụng thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây trễ kinh ở các chị em phụ nữ. Thuốc lá không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng cũng như số lượng trứng, và nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô sinh hoàn toàn.

Các bệnh lý phụ khoa

Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định cũng là biểu hiện của một số bệnh về phụ khoa, như là buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, tắc ống dẫn trứng, viêm buồng trứng,… Khi mắc phải các bệnh lý này, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ.

Ảnh hưởng từ việc phẫu thuật

Hiện tượng trễ kinh cũng có thể đến từ việc chị em thực hiện hành động nạo hút thai. Sau khi nạo, cổ tử cung bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng ứ huyết khiến kỳ kinh đến chậm.

Tuyến giáp bất thường

Trễ kinh cũng có thể đến từ một số rối loạn về tuyến giáp như suy giáp, cường giáp,… Các bệnh này gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Bởi lẽ đây là bộ phận giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh sự trao đổi chất và giữ toàn bộ cơ thể cân bằng.

Với những chia sẻ trong bài viết, có lẽ các chị em cũng có thêm kiến thức để không nhầm lẫn giữa trễ kinh và mang thai. Từ đó, xem xét dấu hiệu của mình để không quá lo lắng quá về vấn đề mang thai ngoài ý muốn nhé! Ngoài ra, các chị em đang gặp vấn đề trễ kinh nên thăm khám và can thiệp điều trị sớm để điều hòa lại chu kỳ kinh nguyệt và tốt nhất cho sức khỏe.

Trong trường hợp cần tư vấn các vấn đề về da cũng như các sản phẩm chăm sóc và nuôi dưỡng làn da trong thời gian mang thai, hãy liên hệ Mỹ Phẩm Bà Bầu qua hotline 0902752628 – 0906943438 – 0931462628 nhé!