Dầu nhờn động cơ ô tô dùng cho xe máy có được không? :: Thông tin hoạt động SXKD :: Petrolimex (PLX) – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
-
Tốc độ hoạt động: động cơ xe máy hoạt động ở tốc độ cao hơn nhiều so với ô tô. Do đó chịu tải lớn hơn, làm việc ở nhiệt độ cao hơn và đòi hỏi mức độ bảo vệ chống mài mòn cao hơn. Số vòng quay của động cơ lớn còn làm tăng nguy cơ tạo bọt, tăng nhiệt độ, làm giảm khả năng chịu tải của dầu nhớt và đẩy nhanh quá trình oxi hóa
-
Tỉ số nén: động cơ xe máy có tỉ số nén lớn hơn động cơ ô tô. Do đó mức độ chịu tải và nhiệt lượng phát sinh cũng cao hơn. Nhiệt độ cao trong động cơ thúc đẩy nhanh quá trình xuống cấp, rút ngắn tuổi thọ và tăng lượng cặn lơ lửng trong dầu.
-
Mật độ công suất/thể tích: cùng một thể tích, động cơ xe máy thường “gói ghém” một công suất gấp đôi động cơ ô tô. Dầu nhớt xe máy buộc phải làm việc trong môi trường nhiệt độ cao và chịu tải cao.
-
Cơ chế làm mát có độ biến thiên nhiệt độ cao: hầu hết động cơ ô tô có cơ chế làm mát bằng nước. Tùy theo thiết kế, động cơ xe máy sử dụng kết hợp cả hai cơ chế làm mát bằng nước và bằng không khí.
-
Bôi trơn đa chức năng: chức năng chính của dầu nhớt xe ô tô là bôi trơn động cơ, các thành phần khác, như hộp số, có khoang chứa dầu riêng và có dầu nhớt bôi trơn riêng (cơ chế này tương tự như xe tay ga – scooter).
Đối với xe máy (xe số), cùng một loại dầu nhớt phải thực hiện cả 2 chức năng bôi trơn động cơ và hộp số. Dầu nhớt xe máy cần có chỉ sổ ma sát phù hợp. Do đó, việc sử dụng dầu nhớt ô tô cho xe số có thể gây ra hiện tượng “trượt nồi” hộp số tương tự như trường hợp sử dụng nhầm nhớt xe tay ga cho xe số.
Theo các chuyên gia, dầu động cơ ô tô không nên sử dụng cho động cơ xe máy do động cơ ô tô và xe máy có nhiều điểm khác biệt như sau: