Đề tài văn hóa Tây Bắc.pptx

  1. Học phần cơ

    sở văn hóa Việt Nam
    Đề tài: Đặc điểm văn
    hoá vùng Tây Bắc
    Việt Nam.

  2. BỐ CỤC ĐỀ

    TÀI ĐẶC ĐIỂM VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC
    Mở Đầu
    Nội Dung
    Kết Luận

  3. Đặc điểm văn

    hóa vùng Tây Bắc
    MỞ ĐẦU
    Lời dẫn :
    – Nền văn hóa Việt Nam đã hình thành và
    phát triển qua hàng ngàn năm,trải qua
    nhiều biến cố nhưng vẫn luôn giữ vững và
    trau dồi bởi 54 dân tộc anh em với lòng
    yêu nước và tinh thần đoàn kết nhất trí.
    Nếu như sự thống nhất do cùng cội nguồn
    đã tạo ra bản sắc chung của văn hóa Việt
    Nam thì tính đa dạng của các tộc người lại
    làm nên những đặc trưng bản sắc riêng
    của từng vùng văn hóa.
    Và trong đó có một vùng văn hóa có lịch
    sử hình thành và phát triển lâu đời nhất
    của Việt Nam với nhiều bản sắc riêng, đầy
    độc đáo mà chúng ta không thể không
    nhắc đến là : “Vùng văn hóa Tây Bắc Việt
    Nam”.

  4. Đến với vùng

    đất Tây Bắc chắc hẳn ai cũng sẽ để
    lại nhiều ấn tượng bởi thiên nhiên và con người nơi
    đây. Là vùng đất có nhiều nét văn hoá độc đáo,
    riêng biệt mà không phải vùng miền nào trên cả
    nước cũng có được. Cũng chính vì thế mà nhóm em
    đã lựa chọn đề tài :’’ Đặc điểm văn hoá vùng Tây
    Bắc ‘’ .Để cùng cô và các bạn có thể tìm hiểu sâu
    hơn về vùng đất này.
    Lý do chọn đề tài:

  5. NỘI DUNG
    Chương I

    : Những vấn đề chung về
    vùng ,về văn hóa vùng Tây Bắc.
    1.1 Lịch sử hình thành của vùng Tây Bắc. Đặc điểm địa hình
    1.2 Đặc điểm về địa lí và tự nhiên của vùng Tây Bắc. Điều kiện tự nhiên
    1.3 Chủ thể văn hóa của vùng Tây Bắc.

  6. – Vùng Tây

    Bắc bắt đầu hình thành từ cách đây 500
    triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục.
    – Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số
    đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã là nổi
    lên trên mặt biển.Biển liên tục rút xa rồi lại lấn vào
    suốt hàng trăm triệu năm.Kết quả là vùng Tây Bắc
    được nâng lên với biên độ 1000m.
    – Tây Bắc thực ra là tên gọi theo phương vị, lấy thủ
    đô Hà Nội làm điểm chuẩn, hiện tại là địa bàn gồm
    tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái ,Điện
    Biên và khi nói đến vùng văn hóa Tây Bắc thì phải
    nói đến một phần tỉnh Hòa Bình nữa.
    1.1 Lịch sử hình thành của vùng Tây Bắc

  7. Đặc điểm về

    địa lí và tự nhiên
    của vùng Tây Bắc.
    1.2

  8. 1.2.1 Đặc điểm

    về địa hình
    Vùng Tây Bắc là vùng miền núi
    phía tây của miền bắc Việt Nam, có
    chung đường biên giới với Lào và
    Trung Quốc. Đây là một trong 3 tiểu
    vùng của Bắc Bộ Việt Nam.
    -Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu
    là núi trung bình và núi cao. Đây là
    nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt
    nhất và hiểm trở nhất Việt Nam

  9. 1.2.2 Điều kiện

    tự nhiên
    Tuy nằm trong vòng đai nhiệt
    đới gió mùa nhưng do ở một độ
    cao từ 800 – 3000m nên khí hậu
    ngả sang á nhiệt đới và nhiều
    nơi cao như Sìn Hồ có cả khí
    hậu ôn đới. Đã thế, địa hình lại
    chia cắt bởi các dãy núi, các
    dòng sông, khe suối tạo nên
    những thung lũng, có nơi lớn
    thành lòng chảo như vùng Nghĩa
    Lộ, Điện Biên.

  10. 1.3 Chủ thể

    văn hóa của vùng Tây Bắc
    Ở đây có trên 20 tộc người cư trú,
    văn hóa Tây Bắc đa dạng và độc đáo
    chính là sản phẩm của sự kết hợp và
    đan xen các bản sắc riêng của hơn
    hai mươi dân tộc ấy, trong đó các
    dân tộc Thái, H’Mông, Dao có thể
    xem là những đại diện tiêu biểu, góp
    phần quan trọng hơn cả trong việc
    hình thành văn hóa của khu vực.

  11. Chương 2 :

    Những đặc điểm
    văn hóa tiêu biểu của vùng
    Tây Bắc

  12. 2.1 Văn hóa

    tinh thần
    2.1.1 Ngôn ngữ vùng
    Thung lũng lòng chảo thấp hay vùng bồn địa
    giữa núi, trước núi là nơi sinh sống của các
    cư dân Thái, Mường, Lào, Lự, trong đó
    người Mường chủ yếu cư trú ở vùng phía
    Nam của Tây Bắc. Về ngữ hệ, nhiều dân tộc
    như Kháng, Mảng, La Ha, Xinh Mun có thể
    trước kia có quan hệ với các phân nhánh
    phương ngữ của ngữ hệ nguyên gốc Nam Á
    là chủ nhân nguyên thủy của vùng Tây Bắc
    ngày nay.

  13. Như vậy, có

    thể thấy vùng Tây Bắc là một vùng có rất nhiều
    dân tộc khác nhau sinh sống, mỗi dân tộc có ngôn ngữ riêng,
    đặc trưng riêng tạo nên một vùng có ngôn ngữ vô cùng đa
    dạng và phong phú .Ngôn ngữ vùng đã góp phần hình thành
    nên đặc điểm văn hóa tiêu biểu của Tây Bắc.

  14. 2.1.2 Văn hóa

    tôn
    giáo, tín ngưỡng,
    phong tục
    Các dân tộc trong
    vùng Tây Bắc đều có
    tín ngưỡng “mọi vật
    có linh hồn”, một loại
    tín ngưỡng mà mọi
    dân tộc trên hành tinh
    đều trải qua.

  15. Những phong tục,

    lễ hội của người dân vùng Tây Bắc:
    Tục ma chay, tục cưới xin, lễ hội “Kin Pang Then”, lễ hội “Xên Mường”, lễ hội Hoa
    Ban, lễ hội Xang Khan, lễ hội “ Xến Xó Phốn”, lễ hội “Trầu Sun”, lễ hội nhảy lửa ,lễ
    hội cầu mùa , lễ hội Gầu Tào,…

  16. 2.1.3 Văn hóa

    nghệ thuật.
    + Văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực thể hiện cái nhìn thẩm mĩ của nhân dân Tây Bắc có nhiều
    nét độc đáo và trở thành một trong những dấu hiệu làm nên đặc trưng văn hóa vùng. Xòe là
    một trong những điệu múa nổi tiếng không thể không nhắc đến khi nói về văn hóa nghệ
    thuật Tây Bắc .

  17. + Dường như

    có một sở thích âm nhạc chung cho hầu hết các dân tộc
    Tây Bắc, một sở thích không thấy hoặc ít thấy ở các vùng khác. Đó là
    hệ nhạc cụ hơi có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng hay bằng bạc. Nếu sưu
    tầm và gộp chung lại thì có đến vài chục loại hình thuộc hệ nhạc cụ
    này.

  18. 2.2 Văn hóa

    vật chất
    2.2.1 Văn hóa nông nghiệp
    ● Tuy nông nghiệp không phải là một
    khía cạnh văn hóa phổ biến trong
    mỗi tiểu vùng nhưng riêng với vùng
    văn hóa Tây Bắc, đây có thể coi là
    một yếu tố làm nên nét văn hóa độc
    đáo của vùng.

  19. Ruộng bậc thang

    cũng là một
    yếu tố làm nên vẻ đẹp của vùng
    Tây Bắc. Điều này đã được hàng
    triệu lượt du khách tới thăm Tây
    Bắc những năm qua công nhận
    và đã được giới thiệu, quảng bá
    khá đậm nét trên hệ thống
    Internet và báo chí toàn cầu. Tạp
    chí Mỹ Travel & Leisure đã so
    sánh những thửa ruộng tại Sa Pa
    như là “Những bậc thang dẫn lên
    trời” ( Ladder to the sky).

  20. Văn hóa nông

    nghiệp thung lũng
    Thái nổi tiếng vì hệ thống tưới tiêu,
    được gói gọn trong 4 từ văn vần: ”
    Mường – Phai – Lái –Lịn“, lợi dụng
    độ dốc của dòng chảy dốc của,
    người ta lấy đá ngăn suối làm nước
    dâng cao, đó là cái “phai”. Phía trên
    “phai” xẻ một đường chảy lên dẫn
    vào cánh đồng, đó là “mương” Từ
    “mương” xẻ những rãnh chảy vào
    ruộng, đó là “lái”. Còn “lịn” là cách
    lấy nước từ nguồn trên núi cao, dẫn
    về ruộng, về nhà, bằng các cây tre
    đục rừng đục mấu, nối tiếp nhau, có
    khi dài hàng cây số

  21. 2.2.2 Văn hóa

    ẩm thực
    Ẩm thực Tây Bắc mang đặc trưng của các dân tộc thiểu số hiện nay. Có
    khá nhiều dân tộc ít người sinh sống ở tại vùng Tây Bắc của Tổ quốc.
    Mỗi dân tộc ở đây đều có những nét độc đáo, đặc sắc riêng trong nếp
    sống văn hóa và ẩm thực.

  22. 2.2.3 Văn hóa

    trang phục
    + Nét chung nữa trong văn hóa Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục, chăn màng, đồ dùng
    với các sắc độ của gam màu nóng, rất nhiều màu đỏ, xen vào màu vàng tươi, vàng đất, rồi da
    cam, tím và nếu có xanh thì phải là xanh da trời tươi. Còn họa tiết, bố cục, phối màu của
    trang trí thì rất nhiều và phong phú, đến nỗi chỉ một chiếc khăn Piêu Thái, một bộ nữ phục
    H’mông, Lô lô, Dao Đỏ cũng đủ tầm cỡ để làm riêng một chuyên khảo. Những nét chung
    của cả vùng không hề làm mất đi nét riêng của mỗi dân tộc.

  23. 2.2.4 Văn hóa

    cư trú
    Văn hóa dân tộc Tây
    Bắc còn in đậm trong
    từng kiến trúc nhà ở của
    người dân khu vực. Mỗi
    dân tộc khác nhau
    thường xây dựng nhà ở
    với lối kiến trúc khác
    nhau nhưng tạo nên
    được một Tây Bắc rất
    riêng.

  24. KẾT LUẬN
    Qua việc

    tìm hiểu về đề tài này chúng ta dường như hiểu thêm về vùng
    đất Tây Bắc , những nét văn hóa độc đáo của con người nơi đây. Để có
    thêm một phần kiến thức bổ ích về nền văn hóa Việt Nam.
    Khi nói đến đặc điểm văn hóa vùng Tây Bắc, chúng ta cần nhận diện nó
    từ nhiều phương diện, khía cạnh và giá trị: nguồn gốc bản địa; trong
    cuộc sống hàng ngày; những phong tục, tập quán… Những phương diện,
    khía cạnh và giá trị tinh thần lẫn vật chất đã hình thành và dần khẳng
    định văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc hết sức đa dạng, phong phú
    về các loại hình, hình thức diễn xướng và phương thức lưu truyền.

  25. ● THANKS!
    MONG CÔ

    VÀ CÁC BẠN NHẬN XÉT VÀ GÓP Ý!
    EDIT:
    TRƯỚC KHI KẾT THÚC PHẦN THUYẾT TRÌNH THÌ MỜI CÔ VÀ CÁC BẠN CÙNG
    XEM VIDEO NGẮN VỀ VÙNG TÂY BẮC DO NHÓM EM CHUẨN BỊ.