Đền bà chúa vực Hưng Yên
Mục lục bài viết
Sự tích ngôi đền thiêng liêng bậc nhất tại Hưng Yên: Đền Bà Chúa Vực
1. Giới thiệu về Đền Bà Chúa Vực Hưng Yên
Giống như tên gọi của nó, đền Bà Chúa Vực Hưng Yên là nơi thờ chính của Bà Chúa Vực. Người ta thường truyền tai nhau rằng, bà hay hạ phàm để giúp đỡ những người dân thiện lành, trừ khử bọn gian tà ác độc. Vì vậy, người dân lập đền thờ bà để cảm ơn vì những gì bà đã làm cho dân.
Lịch sử ghi lại, vào năm Ất Mão, đê Đại Hà và đê Nễ Châu bị vỡ, lũ lụt tràn vào khiến Làng Mạc trở thành một vực sâu vô cùng nguy hiểm. Người dân Hưng Yên ra sức đắp đê để bảo vệ làng xóm nhưng thật không may, xây đê đến đâu là bị vỡ đến đó. Trong tình thế vô cùng cấp bách, cụ Lãnh Thành cùng nhân dân đã lập đàn cầu xin thần linh giúp đỡ.
Khi ấy, bà Chúa đã hiển linh và ngăn dòng nước lũ để nhân dân có thể đắp thành công con đê ngăn lũ, cứu được đất đai, nhà cửa, ruộng vườn. Kể từ đó, mọi người đều sống trong bình an, làm ăn thuận lợi, mùa màng tốt tươi. Nhân dân ghi nhớ công ơn của vị thần đó nên lập đền thờ ngay trên con đê ấy và lấy tên là Đền Bà Chúa Vực Hưng Yên
2. Dâng lễ đền Bà Chúa Vực Hưng Yên
Cứ vào những ngày đầu xuân năm mới hàng năm, hoặc những ngày Kỵ Nhật của Chúa Bà, nhân dân địa phương cùng quan khách thập phương lại đổ về Đền Bà Chúa Vực Hưng Yên để cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, vạn sự bình an.
Thêm cạnh đó, còn xin bà ban cho sức khỏe, may mắn, tài lộc. Nhân dân vẫn thường hay truyền miệng rằng, đền Bà Chúa vô cùng thiêng liêng, “Cầu được, ước thấy” nên đệ tử cực kỳ kính tâm khi bái yết cửa chúa bà.
Bên cạnh bài văn khấn lên Bà, đệ tử còn sắm một mâm lễ vật đầy đủ, có một bình hoa, một đĩa quả, một cơi trầu, một quả cau, một chút rượu quý, một đĩa xôi thịt, một tập giấy tiền, một nén hương trầm và một cánh sớ báo danh. Các lễ vật cần được gia chủ sắm sửa tỉ mỉ và đầu tư sao cho đẹp và sang trọng nhất.
Sau khi dâng những lễ vật này, phải đợi hết một tuần hương, bạn mới được hạ toàn bộ lễ vật xuống. Riêng cánh sớ cùng giấy tiền là phải đem đi hóa vàng.
3. Lễ hội Đền Bà Chúa Vực Hưng Yên
Vào ngày 23/5 âm lịch hàng năm, nhân dân địa phương lại mở hội và cúng lễ cầu nguyện Bà chúa ban phước lành cho muôn dân. Xong phần lễ, đền bà chúa vực hưng yên còn tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm mang đậm văn hóa Việt Nam. Có thể kể đến như hát trống quân, hát cò lả, … thu hút đông đảo quần chúng tham gia.
Như vậy, đền bà Chúa Vực Hưng Yên không chỉ là nơi thờ cúng tâm linh, nhân dân đến cầu bình an may mắn mà còn là địa điểm thăm quan thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
4. Vị trí và kiến trúc của đền Bà Chúa Vực Hưng Yên
Đền Bà Chúa Vực Hưng Yên nằm trong quần thể Phố Hiến. Nơi đây bao lần được nhân dân tu sửa và trở nên nguy nga, tráng lệ. Đền được xây dựng trên một diện tích đất rộng lớn, thoáng mát và trù phú.
Ngày tháng trôi qua, hiện nay đền Bà Chúa Vực Hưng Yên đã được tích hợp cùng với khu thương mại Sơn Nam Plaza là quần thể đa dạng bao gồm khu mua sắm, bể bơi, bãi đỗ xe nhằm chuyên nghiệp hóa du lịch và phục vụ tốt nhất cho nhân dân mỗi lần đến đây thăm quan và cúng bái. Trước khi vào trong sân đền, mọi người sẽ đi qua cánh cổng Sơn Nam Plaza to lớn và hiện đại rồi mới đến đền Bà Chúa Vực Hưng Yên.
Ngôi đền Bà Chúa Vực Hưng Yên khuất sau lùm cây xanh mát. Mặt trước của ngôi đền quay ra hướng hồ. Phía trước lại có thêm một đầm sen bát ngát, khiến cho không khí trong đền thêm phần nào linh thiêng, mang lại cảm giác dễ chịu, trong lành. Phía ban quản lý còn nuôi thêm cá vàng, cá koi, chúng bơi thành từng đàn đông đúc, càng làm tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi đền thiêng liêng.
Đền Bà Chúa Vực Hưng Yên mặc dù đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn luôn giữ được những nét kiến trúc cổ xưa của thời nhà Lê, đó là những nét đẹp lịch sử quý giá vô cùng.
Đền được chia thành 3 khu vực chính: Đền chính, Tiên Thiên Thánh Mẫu Cung và Đông Nhạc Cung. Nơi khu vực sân ngoài có đặt tượng thờ Thần Nông Viêm Đế, tạo hình bằng đá tự nhiên vô giá.
Trong đền chia làm 3 cung. Cung ngoài cùng có đặt tượng thờ Đức Thánh Trần, cùng các danh tướng ở chính giữa, bên trái là Chúa Sơn Trang cùng Võ Tài Thần Chưởng Quản Ngũ Lộ Thần Tài. Còn bên phải là Văn Xương Đế Quân và Quan Hoàng.
Cung giữa là bàn thờ Thiên Phi Linh Uyên Thánh Mẫu Thủy Cung. Bàn thờ mẫu lúc nào cũng được trang trí nhiều hoa thơm cùng những quanh Oản nhiều màu sắc mà các con dân thành tâm dâng tặng.
Cung trong cùng có thờ Ngọc Hoàng Đại Đế cùng với Nam Tào, Bắc Đẩu, Thái Bạch Kim Tinh, Thái m Tinh Quân, Thái Dương Tinh Quân, …
Cung Tiên Thiên Thánh Mẫu nằm về phía bên trái của đền chính. Đây là cung thờ các vị Đẩu Mẫu Nguyên Quân, hai bên là Cửu Tỉnh Đại Đế và Thất Tinh Đại Đế, phía ngoài là bàn thờ Tây Vương Mẫu, Mẫu Địa Thiên Hoàng Thiên Hậu Thổ, Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ, Thần Y Hải Thượng Lãn Ông, Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tả Ao Tiên Sinh, Lưỡng Ông Trạng Nguyên Tống Trân. Con dân có thể đến nơi đây để cầu tài lộc, công danh, thi cử đỗ đạt, sở cầu ý nguyện.
Phía trước Thiên Tiên Thánh Mẫu Cung là tòa Đông Nhạc Cung, nơi thờ Địa Phủ Thập Diện Diêm Vương. Bao gồm: Đông Nhạc Đại Đế, Phong Đô Đại Đế, m Dương Sư và các vị Địa Ngục Diêm Vương.Thông tư về quản lý dự án đầu tư xây dựng,
5. Cách di chuyển đến đền Bà Chúa Vực Hưng Yên
Nếu xuất phát từ thủ đô Hà Nội, bạn có thể di chuyển bằng xe bus; xe khách hoặc những phương tiện di chuyển cá nhân như ô tô, xe máy.
5.1. Di chuyển bằng xe bus khi xuất phát từ Hà Nội
Bạn có thể bắt chuyến xe bus tại bến xe Gia Lâm hoặc bến xe Giáp Bát. Đối với bến xe Gia Lâm, hãy bắt tuyến xe 205. Tại bến xe Giáp Bát, hãy bắt xe số 208 hoặc 209. Điểm cuối của cả 2 tuyến xe này chính là bến xe Hưng Yên.
Khi xuống đến bến xe Hưng Yên rồi, bạn có thể bắt xe ôm để tiến vào đền Bà Chúa Vực cách bến xe Hưng Yên khoảng tầm 3 km.
Lưu ý: Xe bus chạy từ 5h sáng đến 19h tối. Giá vé xe buýt rơi vào 12.000đ.
5.2. Di chuyển bằng xe khách
Bạn cũng có thể bắt xe khách ở bến xe Gia Lâm hoặc Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm để tới bến xe Hưng Yên. Sau đó bắt xe ôm di chuyển tới đền Bà Chúa Vực Hưng Yên.
Lưu ý: Giá vé khoảng 34,000đ.
5.3. Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Nếu di chuyển bằng ô tô, bạn nên đi đường có trạm thu phí, kéo dài trong khoảng 1h10p cho quãng đường 62km. Bạn bắt đầu đi vào Đường Cao Tốc Hà Nội – Ninh Bình, đi bên phải tại nút giao Vực Vòng theo biển báo đi Hưng Yên – tại vòng xuyến đi theo lối thứ 3 vào QL38 – đường tránh Hòa Mạc – QL38 – rẽ phải vào đường Nguyễn Văn Linh – Tô Hiệu – đền Bà Chúa Vực. Hoặc nếu bạn muốn đi bằng ô tô nhưng không muốn đi qua trạm thu phí, bạn có thể đi theo đường của xe máy trên Google Map.
Đối với di chuyển bằng xe máy, quãng đường nhanh và tốt nhất là quãng đường dài 57,6km qua cầu Chương Dương. Bạn sẽ mất khoảng một tiếng rưỡi. Bạn bắt đầu rời Hà Nội theo lối cầu Chương Dương, rồi rẽ phải tại Công ty TNHH Toung Loong Textile Mfg vào ĐT 378 – Long Biên Xuân Quan – tại đường giao với QL1A rẽ vào ĐT 379 – tại vòng xuyến rẽ vào Tô Hiệu. Cuối cùng bạn sẽ đến đền Bà Chúa Vực Hưng Yên.